U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Thống kê

(3.91) - 73 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) khá hiếm, chiếm dưới 1% các khối u đường tiêu hoá. Mỗi năm có khoảng 4,000 đến 6,000 người trưởng thành ở Mỹ được chẩn đoán GIST. Khoảng 60% GIST phát triển ở dạ dày, khoảng 35% phát triển tại ruột non. Phần còn lại thường xuất hiện ở trực tràng, đại tràng và thực quản.

Tỷ lệ sống 5 năm sau khi phát hiện khối u của những người mắc GIST là khoảng 83%. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: đặc tính sinh học đặc trưng của khối u, phương thức điều trị, và nguy cơ tái phát sau điều trị.

Nếu được chẩn đoán khi khối u chưa có di căn, tỉ lệ sống 5 năm là 94%. Nếu ung thư đã lan tới mô và cơ quan lân cận, tỉ lệ sống 5 năm là 82%. Nếu đã có di căn xa thì tỉ lệ sống thêm (5 năm) là 52%.

Điều quan trọng cần nhớ là những thống kê về tỷ lệ sống 5 năm của những người mắc GIST đều chỉ là ước tính. Việc ước tính này dựa trên dữ liệu về số người bị GIST ở Mỹ mỗi năm, nhưng dữ liệu này 5 năm mới được thống kê và phân tích 1 lần. Vì vậy những thống kê ước tínhkhông thể cho thấy kết quả của những phương pháp chẩn đoán và điều trị mới và ưu việt được thực hiện gần đây ( dưới 5 năm). Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu như có bất kì thắc mắc gì về thông tin này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/gastrointestinal-stromal-tumor-gist

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng phụ khi điều trị ung thư

(56)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Tác dụng phụ là những vấn đề sức khỏe được gây ra bởi việc điều trị ung thư. Các điều ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chọn lựa phương thức điều trị

(33)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

U lympho Hodgkin ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(50)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

Khô da ở người bệnh ung thư

(20)
Tổng quan chung Da khô có thể thô ráp, dễ bong tróc, đỏ, và đôi khi thấy đau, do không đủ lượng dầu và nước trong các lớp của da. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(19)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về ... [xem thêm]

Theo dõi và ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

(27)
Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư có thể làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ mà cơ thể sử ... [xem thêm]

Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nam giới

(83)
Người dịch: Hà Xuân Nam Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 12/2018 Được chấp thuận bởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN