Thận là một cơ quan quan trọng. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ hoạt động như các bộ lọc. Nhiệm vụ của chúng là loại bỏ các chất thải từ máu.
Đôi khi hệ thống lọc này bị tổn thương. Tiểu đường có thể gây tổn hại cho thận và làm hư thận. Thận hư mất đi khả năng lọc chất thải, dẫn đến bệnh thận.
Bệnh tiểu đường gây ra bệnh thận như thế nào?
Khi cơ thể chúng ta tiêu hóa các protein chúng ta ăn vào, quá trình tiêu hóa sinh ra chất thải. Trong thận, hàng triệu mạch máu nhỏ (mao mạch) với những lỗ rất nhỏ hoạt động như các bộ lọc. Khi máu chảy qua các mạch máu, các phân tử nhỏ như chất thải chui qua lỗ lọc. Những chất thải này trở thành một phần của nước tiểu. Các chất hữu ích, chẳng hạn như protein và hồng cầu. Có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu.
Tiểu đường có thể gây tổn hại hệ thống lọc này. Lượng đường trong máu cao làm cho thận phải lọc máu quá nhiều. Sự quá tải này gây ảnh hưởng đến bộ lọc. Sau nhiều năm, chúng bắt đầu bị rò rỉ và protein hữu ích bị mất vào trong nước tiểu. Tình trạng có một lượng nhỏ protein trong nước tiểu. Được gọi là tiểu đạm vi thể (còn gọi là microalbumin niệu hay microalbuminuria).
Khi bệnh thận được chẩn đoán sớm, trong giai đoạn tiểu đạm vi thể. Một số phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh thận không trở nặng. Khi có một lượng lớn các protein trong nước tiểu. Tình trạng này gọi là tiểu đạm đại thể (còn gọi là macroalbumin niệu hay macroalbuminuria). Khi bệnh thận được chẩn đoán muộn trong giai đoạn tiểu đạm đại thể. Bệnh thận giai đoạn cuối (end-stage renal disease hay ESRD) thường đi kèm sau đó.
Theo thời gian, sự quá tải sẽ làm thận mất hoàn toàn khả năng lọc. Chất thải dần tích tụ lại trong máu. Cuối cùng, thận không còn lọc được nữa. Tình trạng suy thận này là rất nghiêm trọng. Một người bị suy thận giai đoạn cuối cần phải thay thận hoặc phải chạy thận để lọc máu.
Ai có thể bị bệnh thận?
Không phải ai bị bệnh tiểu đường cũng mắc bệnh thận. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh thận. Bao gồm yếu tố di truyền, sự kiểm soát lượng đường trong máu, và huyết áp.
Một người kiểm soát được bệnh tiểu đường và huyết áp càng tốt thì càng ít có khả năng bị bệnh thận.
Các triệu chứng của bệnh thận là gì?
Thận thường làm việc tích cực hơn để bù cho các mao mạch không hoạt động. Nên bệnh thận không có triệu chứng gì cho đến khi gần như tất cả các chức năng đều hư hỏng. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh thận thường không đặc trưng. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thận thường là sự tích tụ chất dịch. Các triệu chứng khác của bệnh thận bao gồm mất ngủ, chán ăn, đau bụng, suy nhược, và khó tập trung.
Đi khám bác sĩ thường xuyên là điều quan trọng nên làm. Các bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp, protein trong nước tiểu, chất thải trong máu, và các cơ quan để kiếm tra các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.
Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn bệnh thận?
Bệnh thận do tiểu đường có thể được ngăn ngừa bằng cách. Giữ cho chỉ số đường huyết nằm trong khoảng giá trị theo mục tiêu của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểm soát đường huyết chặt chẽ làm giảm một phần ba nguy cơ tiểu đạm vi thể. Đối với những người bị tiểu đạm vi thể. Nguy cơ tiến triển đến tiểu đạm đại thể giảm đi một nửa nếu đường huyết được kiểm soát tốt. Các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng: đưa kiểm soát đường huyết chặt chẽ có thể tình trạng tiểu đạm vi thể trở về bình thường
Điều trị cho bệnh nhân suy thận
Tự chăm sóc
Phương pháp điều trị quan trọng đối với bệnh thận là kiểm soát chặt chẽ đường huyết và huyết áp. Huyết áp có ảnh hưởng lớn đến tốc độ diễn tiến của bệnh. Ngay cả khi tăng nhẹ huyết áp cũng có thể nhanh chóng làm cho bệnh thận xấu đi. Bốn cách làm giảm huyết áp của bạn gồm: giảm cân, ăn ít muối, tránh rượu và thuốc lá, và tập thể dục thường xuyên.
Thuốc
Khi các phương pháp này thất bại, một số loại thuốc có thể làm giảm huyết áp. Hiện nay có nhiều loại thuốc huyết áp. Tuy nhiên, không phải tất cả đều tốt cho người bị tiểu đường. Một số làm tăng huyết áp hoặc che dấu một số triệu chứng của hạ đường huyết. Các bác sĩ thường cho những bệnh nhân tiểu đường dùng loại thuốc trị huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển.
Thuốc ức chế men chuyển được khuyên dùng đối với hầu hết những người có bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh thận. Các nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc ức chế men chuyển. Trong đó bao gồm captopril và enalapril, làm chậm tiến triển của bệnh thận ngoài tác dụng hạ huyết áp. Trong thực tế, các loại thuốc này hữu ích ngay cả cho những người không bị huyết áp cao.
Chế độ ăn uống
Một phương pháp điều trị một số bác sĩ sử dụng cho bệnh tiểu đạm đại thể là một chế độ ăn ít protein. Protein có vẻ làm thận phải làm việc nhiều hơn. Một chế độ ăn ít protein có thể làm giảm nồng độ protein trong nước tiểu và làm tăng nồng độ protein trong máu. Nhưng đừng bao giờ bắt đầu một chế độ ăn ít protein mà không hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Suy thận
Khi suy thận nặng, việc lọc máu là cần thiết. Bệnh nhân phải lựa chọn giữa việc tiếp tục chạy thận và ghép thận. Sự lựa chọn này nên là sự phối hợp và nỗ lực của một nhóm bao gồm các bác sĩ, chuyên gia về bệnh tiểu đường, bác sĩ chuyên về thận, bác sĩ cấy ghép thận, một nhân viên xã hội và một nhà tâm lý học.
Tài liệu tham khảo
http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/complications/kidney-disease-nephropathy.html