Triệu chứng của bệnh lậu và cách điều trị

(4.5) - 86 đánh giá

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ trên thế giới. Nhận biết được dấu hiệu của bệnh lậu sớm sẽ giúp hạn chế sự lây nhiễm trước khi quá muộn.

Tổng quan về bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho cả nam và nữ. Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng của người bệnh. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm vào cổ tử cung.

Bệnh lậu là căn bệnh phổ biến nhất khi quan hệ tình dục. Em bé sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh trong khi sinh nếu mẹ của chúng bị bệnh. Ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của đứa bé.

Dấu hiệu của bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó không chỉ ảnh hưởng đến đường sinh sản mà còn có khả năng ảnh hưởng đến màng nhầy của miệng, cổ họng, mắt và hậu môn.

Các triệu chứng bệnh lậu đầu tiên thường xuất hiện trong vòng 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên, một số người có thể bị nhiễm bệnh trong nhiều tháng trước khi các dấu hiệu hoặc triệu chứng diễn ra. Điều quan trọng bạn cần nhớ là một người mắc bệnh lậu không có triệu chứng, còn được gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng, sẽ vẫn truyền nhiễm bệnh cho người khác khi quan hệ tình dục.

Nếu chưa hết bệnh, quan hệ tình dục sẽ truyền bệnh lậu

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu ở bộ phận sinh dục bao gồm:

Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Đàn ông có thể không phát triển các triệu chứng đáng chú ý trong vài tuần. Một số người có thể không bao giờ phát triển các triệu chứng.

Tuy nhiên, thông thường sự nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau một tuần nhiễm bệnh. Triệu chứng đáng chú ý đầu tiên ở nam giới là cảm giác nóng rát hoặc đau đớn khi đi tiểu. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Dịch tiết ra như mủ (hoặc nhỏ giọt) từ dương vật (màu trắng, vàng, be hoặc xanh lục) hoặc có máu. Tình trạng chảy nhiều hay ít mủ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, kèm theo sốt, mệt mỏi. Mỗi lần đi tiểu, bạn sẽ thấy vô cùng khó khăn, tiểu rát, tiểu buốt, có khi tiểu ra mủ lúc bắt đầu và ra máu khi kết thúc tiểu. Đôi khi chỉ tiểu được vài giọt
  • Sưng hoặc đỏ ở đầu dương vật
  • Sưng hoặc đau ở tinh hoàn
  • Đau họng dai dẳng
  • Đau khi đại tiện
  • Ngứa hậu môn

Nhiễm trùng sẽ ở trong cơ thể trong một vài tuần sau khi các triệu chứng đã được điều trị. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể tiếp tục gây tổn thương cho cơ thể, đặc biệt là niệu đạo và tinh hoàn. Đau cũng có thể lan đến trực tràng.

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới

Nhiều phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng bệnh lậu nào. Khi phụ nữ phát triển các triệu chứng sẽ có xu hướng nhẹ hoặc tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác, khiến họ khó xác định bệnh hơn. Nhiễm trùng lậu có thể biểu hiện như nhiễm nấm âm đạo thông thường hoặc nhiễm khuẩn.

Các dấu hiệu bao gồm:

  • Dịch tiết ra từ âm đạo đặc, đục hoặc chảy nước, có màu kem hoặc hơi xanh
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn
  • Chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Đỏ và sưng bộ phận sinh dục
  • Đau họng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau nhói ở bụng dưới
  • Sốt
  • Đau khi đại tiện
  • Ngứa hậu môn

Dấu hiệu bệnh lậu ở các bộ phận khác

Bệnh lậu ở hậu môn

Bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm qua hậu môn nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn (anal sex), hoặc bạn có thể lây nhiễm bệnh từ một bộ phận khác của cơ thể (chẳng hạn như bằng cách lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh ở nữ). Bệnh lậu ở hậu môn thường không có bất kỳ triệu chứng nào song một số người sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Ngứa trong hoặc xung quanh hậu môn
  • Chảy nước từ hậu môn
  • Đau khi bạn đại tiện

Cổ họng

Nhiễm lậu ở cổ họng thường do quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex), cũng hiếm khi gây ra triệu chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện thì thường chỉ là đau họng và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Mắt

Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và chảy mủ từ một hoặc cả hai mắt.

Khớp

Khi các khớp bị nhiễm trùng sẽ nóng, đỏ, sưng và cực kỳ đau, đặc biệt là khi di chuyển.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Hãy đi khám phụ khoa/nam khoa khi thấy dấu hiệu của bệnh lậu

Hãy đi khám phụ khoa ngay khi bạn thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc chảy mủ từ dương vật, âm đạo hoặc hậu môn.

Bạn cũng nên đi khám bệnh để điều trị nếu bạn đời của bạn được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Bạn vẫn có thể bị nhiễm lậu ngay cả khi người bạn đời đã được điều trị bệnh lậu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cho nàng cách tránh móng tay giòn dễ gãy

(98)
Móng tay giòn dễ gãy không những làm bạn bị đau khi cào trúng da mà còn khiến đôi tay mất đi phần nào sức hấp dẫn. Làm sao để bạn khắc phục được tình ... [xem thêm]

Các nếp nhăn trên mặt tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

(45)
Không phải lúc nào nếp nhăn trên khuôn mặt cũng thể hiện tuổi tác, đó còn là tấm gương phản ánh tâm trạng và sức khỏe của bạn nữa đấy. Theo Ayurveda ... [xem thêm]

Đau nhức toàn thân: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

(72)
Đau nhức toàn thân là hiện tượng hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Cảm giác toàn thân ê ẩm, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến vú

(60)
Tìm hiểu chungBệnh lý rối loạn tuyến vú là gì?Các rối loạn tuyến vú thường bao gồm bệnh lý không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính, có thể lây ... [xem thêm]

Vì sao tập thể thao nhiều mà không giảm cân?

(67)
Liệu bạn đã mặc quần lót đúng cách khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh? Khi chơi thể thao có nên mặc quần chip bên trong quần legging bó sát? ... [xem thêm]

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?

(93)
Quá mệt mỏi với những cơn đau dữ dội do sỏi mật, nhiều người nghĩ đến mổ sỏi mật với hy vọng giải quyết được bệnh một cách nhanh chóng. Thế ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Nhà bạn có an toàn khỏi hóa chất tẩy rửa độc hại?

(10)
Chất tẩy rửa độc hại trong sản phẩm chăm sóc nhà cửa có thể là một sát thủ thầm lặng gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của cả gia đình bạn. Bởi ... [xem thêm]

4 loại rối loạn chuyển hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

(84)
Bé cưng có vẻ không hoạt bát và không thích ăn uống? Có thể bé bị rối loạn chuyển hóa. Muốn biết rối loạn chuyển hóa ở trẻ là gì, hãy xem bài viết sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN