Triệu chứng bệnh sán chó: 10 biểu hiện thường gặp

(4.31) - 37 đánh giá

Triệu chứng bệnh sán chó thường khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Hơn nữa, khi giun, sán ký sinh vào những vùng cơ thể khác nhau sẽ gây ra những dấu hiệu không giống nhau. Làm sao nhận biết chính xác dấu hiệu bị sán chó để can thiệp y tế kịp thời?

Sán chó là gì? Nó là một dạng ký sinh trùng (giun, sán) sống nhờ vào cơ thể của sinh vật khác, trong đó có con người. Nguyên nhân bệnh sán chó ở người phổ biến nhất là do nuốt phải thức ăn hoặc nước uống có trứng giun, sán.

Dưới đây là những triệu chứng sán chó dễ dàng nhận biết.

10 triệu chứng bệnh sán chó dễ nhận biết

1. Sút cân bất thường

Khi ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể người, chúng sẽ lấy đi một lượng lớn chất dinh dưỡng bạn nạp vào mỗi ngày để sinh sống. Vì thế, mặc dù vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường nhưng bạn sẽ bị sút cân vì hàm lượng dưỡng chất đã bị thiếu hụt.

Khi đã phát hiện dấu hiệu sụt cân của cơ thể, bạn hãy tiếp tục theo dõi chiều hướng giảm cân ở khoảng 1-2 tháng tiếp theo rồi đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân xem mình đang có dấu hiệu bị sán chó hay không.

2. Biểu hiện của bệnh sán chó: táo bón không rõ nguyên nhân

Trong chế độ đinh dưỡng hàng ngày, nếu bạn vẫn dung nạp đầy đủ chất xơ từ các loại rau xanh và trái cây nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên, có thể bạn đã gặp triệu chứng sán chó. Giun, sán có khả năng làm ruột bị kích ứng và rối loạn tiêu hóa. Nó làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể, khiến bạn bị táo bón.

3. Dấu hiệu bệnh sán chó: thường xuyên bị trướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy

Nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân thì bạn hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu bệnh sán chó. Yếu tố này có khả năng cao hơn nếu bạn vừa mới có những hoạt động tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước ở một khu vực khác nơi bạn sinh sống.

4. Triệu chứng bệnh sán chó: thường xuyên có cảm giác ăn không no hoặc không ăn nhưng cũng không thấy đói

Ấu trùng giun, sán ký sinh trong cơ thể có thể khiến bạn có cảm giác cực kỳ đói ngay khi vừa mới ăn xong. Tình trạng tương tự là dù không ăn gì nhưng vẫn thấy bụng rất no. Điều này xảy ra khi “đội quân” giun, sán đã lấy hết chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn vừa mới ăn vào. Chúng cũng khiến bạn đầy hơi nên luôn cảm thấy no căng bụng.

Vì vậy, khi thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn hãy nghĩ đến khả năng mình bị sán chó để đến bệnh viện kiểm tra.

5. Biểu hiện của bệnh sán chó: mệt mỏi, uể oải, hay chóng mặt

Một trong những biểu hiện của bệnh sán chó là khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, hay chóng mặt. Khi giun, sán lấy hết dinh dưỡng từ thức ăn bạn nạp vào cơ thể không chỉ khiến bạn cảm thấy đói bụng thường xuyên mà còn làm bạn sụt giảm năng lượng cho các hoạt động sống thường ngày do hàm lượng dưỡng chất bị thiếu hụt. Lâu dần, bạn sẽ thấy cơ thể mình suy yếu, dễ bị kiệt sức dù làm những công việc rất nhẹ nhàng. Tình trạng này còn khiến bạn chỉ muốn nằm ngủ mà không muốn làm việc gì khác.

6. Dấu hiệu bệnh sán chó: trong phân có “dị vật”

Nếu bị nhiễm giun, sán, có nhiều khả năng bạn nhìn thấy giun trong bồn cầu hoặc quần lót sau khi đi đại tiện. Chúng thường có hình dạng giống như sợi chỉ rất nhỏ, màu trắng ngà.

7. Bệnh sán chó khiến màu mắt và da nhợt nhạt hơn bình thường dù không bị ốm

Nếu nghi ngờ mình đang có dấu hiệu của bệnh sán chó, bạn hãy để ý thường xuyên hơn đến sắc tố của mắt và da. Nguyên nhân là vì giun, sán sẽ làm bạn bị thiếu sắt vì chúng hút máu bạn để lớn lên. Khi bị thiếu máu, da và mắt của bạn sẽ trở nên nhợt nhạt, xanh xao. Các dấu hiệu kèm theo có thể là nhịp tim nhanh bất thường, hay bị mệt mỏi và khó tập trung.

8. Triệu chứng bệnh sán chó: đau bụng kèm buồn nôn và nôn

Triệu chứng bệnh sán chó cũng khiến người bệnh bị đau bụng, buồn nôn và nôn. Sán chó có thể làm gián đoạn chức năng của các ống trong thành ruột. Khi ruột bị tắc nghẽn sẽ khiến bạn bị đau bụng tùy cấp độ từ nhẹ đến nặng. Vị trí đau bụng do bệnh sán chó thường là ở phần trên dạ dày. Điều này cũng khiến bạn cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều bất thường.

9. Biểu hiện bệnh sán chó: ngứa da và kích ứng

Giun, sán có thể khiến bạn bị ngứa da dai dẳng do chúng tiết độc tố vào máu. Các độ tố này khiến bạn bị ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người hoặc ở khu vực có ký sinh trùng đang lưu trú. Cơn ngứa có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Biểu hiện bệnh sán chó cũng khiến người bệnh hay bị ngứa hậu môn.

10. Bệnh sán chó khiến người bệnh khó ngủ hoặc tâm trạng thất thường

Người bị bệnh sán chó thường thấy mình khó đi vào giấc ngủ hoặc chỉ ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người bị ấu trùng giun di trú đến não. Lúc này, chúng làm rối loạn chức năng hoạt động bình thường của não. Đây cũng là lý do của sự thay đổi tâm trạng thất thường. Dù bạn vừa mới vui vẻ trước đó nhưng cũng có thể chuyển ngay sang trạng thái cáu gắt.

Những biểu hiện trên có thể cảnh báo bạn đang gặp phải dấu hiệu sán chó. Tuy nhiên, đó cũng có thể do nhiều nguyên nhân và tình trạng sức khỏe khác. Khi bạn cảm thấy không chắc chắn về một tình trạng nào đó, hãy thăm khám ở bệnh viện hoặc hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế. Bằng kiến thức chuyên môn và các biện pháp y tế liên quan, họ sẽ giúp bạn có được chẩn đoán chính xác.

Điều trị bệnh sán chó

Bệnh sán chó có thể điều trị khỏi nhưng cũng rất dễ tái phát nếu người bệnh không thay đổi thói quen vệ sinh, cách ăn uống. Đặc biệt, nếu nhà bệnh nhân có nuôi chó hoặc mèo nhưng chúng không được tắm rửa thường xuyên, tẩy giun định kỳ thì bệnh nhân có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh trở lại.

Phác đồ điều trị bệnh sán chó tùy thuộc vào diễn biến bệnh ở từng người và biến chứng do bệnh sán chó gây ra. Khi bệnh sán chó xảy ra ở mắt hoặc não, thời gian điều trị có thể dài và “gian nan” hơn. Thậm chí, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật nếu quá trình dùng thuốc không mang lại hiệu quả như ý muốn.

Khi điều trị bệnh sán chó bằng thuốc, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng albendazole 400mg. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định liều lượng thích hợp cho từng người để kiểm soát triệu chứng bệnh sán chó.

Sau một thời gian dùng thuốc, người bệnh phải làm một số thủ tục xét nghiệm hàng năm để kiểm soát bệnh vì ấu trùng giun, sán có thể vẫn tồn tại trong máu khoảng vài năm. Tốt nhất là người bệnh nên đi xét nghiệm định kỳ 3 tháng/lần cho đến khi kết quả hoàn toàn âm tính thì mới kết luận được kết quả điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh sán chó

Thói quen vệ sinh và ăn uống hàng ngày có vai trò rất lớn trong việc giúp bạn phòng ngừa bệnh sán chó. Bạn cần duy trì thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, lau dọn nhà cửa sạch sẽ, ăn chín, uống nước đun sôi để nguội. Đây là những cách cơ bản để bạn không gặp phải dấu hiệu bệnh sán chó.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sán chó nhất vì các bé chưa có đủ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và phòng tránh bệnh. Người lớn hãy thường xuyên cắt móng tay cho con. Móng tay dài là nơi ẩn náu lý tưởng của trứng và ấu trùng giun, sán. Nếu không được cắt móng tay và rửa tay sạch sẽ, nguồn bệnh sẽ theo tay đi vào bên trong cơ thể khi bé bốc thức ăn hoặc cầm nắm các vật khác đưa vào miệng.

Dạy bé rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là cách thiết thực nhất để phòng tránh bệnh giun sán cho bé.

Với các loại rau dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn hoặc ăn sống, bạn phải rửa kỹ dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ khả năng có trứng giun, sán đang ký sinh trên đó.

Nếu trong nhà có nuôi chó hoặc mèo, bạn cần tắm rửa thường xuyên, khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ cho chúng. Người nuôi chó, mèo cũng cần phải thu gom, xử lý sạch sẽ phân của chúng để đảm bảo ấu trùng giun, sán không bị phát tán ra ngoài từ phân chó, mèo.

Dù triệu chứng bệnh sán chó dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác nhưng nếu có sự quan tâm cần thiết khi cơ thể có những biểu hiện này, bạn sẽ nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 Lời khuyên để đối phó với bệnh hen

(20)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Dùng thuốc tránh thai lâu dài có gây vô sinh?

(20)
Rất nhiều bạn gái đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, và cũng rất nhiều người trong số này băn khoăn liệu việc dùng các loại thuốc này có ảnh ... [xem thêm]

5 sai lầm sau khi quan hệ tình dục bạn nên tránh

(72)
Cảm giác sung sướng sau khi quan hệ luôn làm bạn thấy thoải mái và vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, những việc bạn làm sau khi đạt cực khoái có ảnh hưởng rất ... [xem thêm]

Thú vị các bài tập rèn luyện sức bền cho cầu thủ

(10)
Đã là một cầu thủ bóng đá, chắc chắn sức bền và một thể lực tốt là những yếu tố không thể thiếu. Muốn được như vậy, bạn phải cần đến các ... [xem thêm]

Nhiễm virus tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm cơ tim

(66)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

Biến chứng bệnh tiểu đường: Liệt dạ dày

(44)
Liệt dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những người bị tiểu đường. Người bệnh và gia đình cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh sẽ được làm kiểm tra tổng quát như thế nào?

(62)
Khi bé mới sinh ra, các bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành các nghiệm pháp khám để kiểm tra tổng quát và phát hiện những bất thường (nếu có) của bé. Vậy những ... [xem thêm]

Cùng khám phá “mặt tối” của món sinh tố rau và trái cây

(19)
Từ lâu, sinh tố rau và trái cây đã được biết đến với vô vàn lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thức uống “xanh” này vẫn có nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN