Bà bầu ăn mì tôm liệu có an toàn chăng?

(3.91) - 64 đánh giá

Mặc dù mì tôm là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng nếu bà bầu ăn mì tôm quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến bản thân và thậm chí là cả thai nhi.

Mì tôm là món ăn tiện lợi, nhanh chóng, rẻ tiền và còn thơm ngon khi bạn muốn lấp đầy bụng. Thế nhưng, ngày nay nhiều người nghi ngờ về tính an toàn của sản phẩm này. Nếu đang mang thai, bạn sẽ càng lo lắng hơn và cẩn trọng hơn.

Bà bầu ăn mì tôm được không?

Chắc hẳn không ít người thích ăn mì tôm hay mì ăn liền vì tính tiện lợi cũng như nhiều hương vị hấp dẫn của món ăn này, đặc biệt là với nhiều mẹ bầu hay thèm ăn.

Mặc dù mì ăn liền giúp bạn thỏa mãn cơn thèm một cách nhanh chóng nhưng đây cũng là món ăn ít dinh dưỡng. Mì tôm thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu và cũng nghèo đạm, chất xơ mà bạn cần khi mang thai. Vì thế, mì tôm sẽ không tốt như những món ăn tươi sống khác và không thể thay thế bữa chính được.

Bạn cũng có thể tham khảo một số cách để kiểm soát cơn thèm ăn khi mang thai của mình, tập trung nạp nhiều trái cây và rau củ, những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai nhiều hơn.

Điểm mặt những thành phần có hại cho sức khỏe khi bà bầu ăn mì tôm

1. Bột mì tinh chế

Những thực phẩm đã qua tinh chế thường mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Bột mì cũng là một dạng thực phẩm như thế. Mặc dù nhiều nhà sản xuất có thể quảng cáo về các loại mì khoai tây hay mì không chiên nhưng sự thật vẫn là một bí ẩn.

2. Muối

Mỗi 100g mì ăn liền sẽ chứa khoảng 2,5g muối. Vì thế, nếu bà bầu ăn mì tôm thường xuyên, cơ thể sẽ tích tụ nhiều muối, gây nên tình trạng cao huyết áp khi mang thai.

3. Bà bầu ăn mì tôm nên chú ý đến chất bảo quản

Nhiều nhà sản xuất mong muốn thực phẩm giữ được lâu hơn nên sử dụng chất bảo quản. Mì ăn liền không chỉ chứa chất bảo quản mà còn có màu thực phẩm, hương liệu tổng hợp… có thể gây hại cho thai nhi của bạn.

4. MSG – Bột ngọt (mì chính)

MSG là một thành phần của nhiều thực phẩm và nó có thể gia tăng vị ngon cho thức ăn. Bột ngọt còn giúp gia tăng hạn sử dụng cho những thực phẩm dễ hư hỏng và mì tôm là một trong những món ăn đó. Mặc dù một lượng nhỏ bột ngọt có thể được cơ thể đào thải, nhưng nếu bạn nạp quá nhiều, điều đó có thể gây hại cho cơ thể bạn và thai nhi. Vậy nên bà bầu khi ăn mì tôm nhất thiết phải chú ý đến thành phần này.

5. Chất béo chuyển hóa

Tất cả những thực phẩm qua chế biến đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa và mì tôm không nằm ngoài danh sách đó. Khi đọc thành phần mì tôm trên nhãn mác, bạn sẽ ngạc nhiên vì nồng độ chất béo mà bạn sẽ nạp vào khi ăn. Dầu thực vật có hại cho sức khỏe cũng như nhiều thành phần khác có thể ảnh hưởng xấu đến nồng độ cholesterol trong cơ thể bạn, nhất là khi bạn đang mang thai.

6. Thành phần TBHQ trong mì tôm

TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone) là một chất độc, một dẫn xuất tổng hợp từ dầu mỏ, được sử dụng để làm chất bảo quản trong một vài nhãn hiệu mì tôm. Chất hóa học này còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác như sơn dầu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu. Mặc dù chất này tỏ vẻ an toàn khi dùng một lượng nhỏ hay vừa phải nhưng bà bầu ăn mì tôm lâu dài sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Mẹ bầu có thể tự làm mì tôm có lợi cho sức khỏe

Nếu muốn ăn mì tôm, bạn có thể xem xét những cách ăn mì sau đây để đảm bảo sức khỏe cho mình nhé:

  • Thêm vào ít hơn hay 1/2 gói muối trong mì tôm để giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
  • Nên thêm vào tô mì những thực phẩm khác như trứng gà luộc, thịt gà, tôm, cá, thanh cua, rau xanh như cải ngồng, rau chân vịt, cải thìa hay củ cà rốt, khoai tây.
  • Không nên ăn mì tôm quá nhiều, bạn chỉ nên thỉnh thoảng thỏa mãn bản thân bằng một tô mì đầy chất lượng thôi nhé.

Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn mì tôm được không. Ngoài ra, để hạn chế việc ăn mì tôm trong khi mang thai mẹ nên tìm đến các món ăn vặt cho bà bầu vừa lành mạnh lại dễ tìm. Điều này có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn và thỏa mãn tình trạng thèm ăn của bạn. Tốt nhất là bà bầu nên hạn chế việc ăn mì tôm để tốt hơn cho cả thai nhi và mẹ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị bệnh

(76)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm các món ngon từ mãng cầu xiêm

(41)
Hãy học cách làm các món ngon từ mãng cầu xiêm để vị chua ngọt tự nhiên cùng hương thơm dịu nhẹ từ loại quả này giúp bạn giải nhiệt cho ngày hè tươi ... [xem thêm]

Cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị đau khớp

(92)
Đau khớp có thể xảy ra ở bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện trên toàn quốc tại Mỹ thì có khoảng 1/3 số người trong ... [xem thêm]

“Thực đơn du lịch” cho những người thích chu du

(54)
Khi bạn đi xa, việc thực hiện đúng kế hoạch ăn uống ít muối kiểm soát huyết áp thật là khó. Bạn có thể sẽ không thể ăn mọi bữa đúng như kế hoạch ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn đã sẵn sàng để bảo vệ gia đình mình khỏi tiểu đường chưa?

(31)
Tiểu đường hay còn gọi là sát thủ thầm lặng, là một căn bệnh mà cho đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Hiểu rõ hơn về tiểu đường giúp bạn ... [xem thêm]

Suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ, những vấn đề không nên bỏ qua

(10)
Bệnh suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ không phải là bệnh khó chữa. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những ... [xem thêm]

4 kiểu bệnh về khớp nhiều người có thể mắc phải

(85)
Khớp xương của bạn đảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn trong cơ thể. Chúng phải chịu trọng lượng của bạn đè lên hằng ngày, giúp bạn chuyển động, ... [xem thêm]

8 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để tìm lại tình yêu

(59)
Sau những tổn thương của một mối quan hệ, chúng ta thường cảm thấy bất an nếu trái tim bắt đầu loạn nhịp bởi một ai đó khác… Vậy làm sao để biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN