9 cách điều trị bệnh viêm cầu thận không phải ai cũng biết

(4.09) - 92 đánh giá

Bên cạnh các phương pháp điều trị theo tiêu chuẩn y tế, bạn còn có thể đối phó với bệnh viêm cầu thận bằng cách xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh.

Theo nhiều chuyên gia, phương pháp điều trị bệnh viêm cầu thận ở một người sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng mà họ gặp phải.

Nếu trường hợp của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số quy tắc sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ cơ thể tự chữa lành thương tổn. Ngược lại, nếu bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh không khả quan, sự can thiệp y tế là điều cần thiết.

Như vậy, các biện pháp điều trị viêm cầu thận thường thấy có thể bao gồm:

1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Đối với trường hợp bệnh viêm cầu thận không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ bắt đầu liệu trình điều trị bằng cách chú trọng vấn đề ăn uống.

Trước hết, bạn sẽ cần giảm các nhóm thực phẩm:

  • Chứa nhiều muối: thức ăn chế biến sẵn hoặc đóng hộp
  • Giàu kali: chuối, dưa lưới, khoai lang…

Ngoài ra, bạn còn cần chú ý đến lượng nước mình uống.

Những lưu ý trên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, đồng thời đảm bảo cân bằng mực chất lỏng trong cơ thể.

2. Điều trị bệnh viêm cầu thận bằng cách bỏ thuốc lá

Thuốc lá có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Hút thuốc có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của bệnh viêm cầu thận. Thêm vào đó, thói quen xấu này còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng đột quỵ, vốn có xu hướng phổ biến ở những người bị viêm cầu thận.

Chính vì vậy, nếu bạn có thói xấu này, bác sĩ chắc chắn sẽ yêu cầu bạn bỏ nó. Đồng thời, họ cũng có thể sẽ giúp bạn “cai” thuốc hiệu quả nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu.

3. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Đôi khi, bác sĩ sẽ kê toa thuốc ức chế miễn dịch để đối phó với những trường hợp nghiêm trọng của bệnh viêm cầu thận, xảy ra bởi các “sự cố” liên quan đến hệ miễn dịch. Tác dụng của nhóm thuốc trên là hạn chế khả năng hoạt động của các tế bào bạch cầu.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thuốc ức chế miễn dịch có thể hiệu quả với bệnh viêm cầu thận, nhưng đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể.

Do đó, nếu bạn tiếp nhận phương thức điều trị này, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe toàn diện của bạn để điều chỉnh lại liều lượng thuốc cần dùng.

Các loại thuốc ức chế thường có mặt trong liệu trình điều trị viêm cầu thận gồm:

Cortisteroid

Bạn có thể được chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisolone. Mục tiêu của loại thuốc này là làm giảm sưng và ức chế hệ miễn dịch của bạn.

Khi sức khỏe của thận có xu hướng cải thiện, liều lượng thuốc corticosteroid sẽ được hạ dần xuống. Bạn có thể sẽ cần tiếp tục dùng liều nhỏ trong một thời gian hoặc ngưng hẳn.

Cyclophosphamide

Cyclophosphamide là hoạt chất ức chế miễn dịch được sử dụng với liều lượng lớn để điều trị một số bệnh ung thư. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ áp dụng loại thuốc này với liều thấp cho người mắc bệnh viêm cầu thận.

Một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác

Ngoài cortisteroid và cyclophosphamide, bạn còn có thể tạm thời kiềm chế hoạt động của các tế bào bạch cầu bằng các loại thuốc khác như:

  • Mycophenolate mofetil
  • Azathioprine
  • Rituximab
  • Cyclosporine
  • Tacrolimus

4. Các thuốc kê đơn khác

Nếu bệnh viêm cầu thận của bạn liên quan nhiễm virus, thuốc kháng virus có thể là một phần trong quá trình điều trị bệnh.

Đôi khi thuốc kê toa cũng sẽ được áp dụng để điều trị những triệu chứng phát sinh ở người bệnh.

Ngoài ra, đôi khi những triệu chứng cũng cần được điều trị bằng thuốc kê toa. Ví dụ như, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc lợi tiểu để giải quyết tình trạng sưng mắt cá chân hoặc bàn chân (phù nề) do chất lỏng tích tụ.

5. Điều trị tăng huyết áp

Bệnh viêm cầu thận và tăng huyết áp (cao huyết áp) thường đi chung với nhau. Nếu chúng đồng thời xảy ra, thận có nguy cơ nhận thương tổn nhiều hơn. Đồng thời, lúc này, rủi ro phát sinh biến chứng cũng tăng đáng kể.

Để chữa cao huyết áp, bạn sẽ cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê toa một số loại thuốc nhằm ổn định áp lực máu như:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB)

6. Điều trị tình trạng cholesterol cao

Tương tự tăng huyết áp, tình trạng chỉ số cholesterol cao cũng thường xuyên phát sinh ở người bị viêm cầu thận.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc đặc trị, chẳng hạn như statin, để giảm mức cholesterol trong máu xuống. Ngoài ra, phương pháp điều trị này còn giúp bạn phòng chống những biến chứng nguy hiểm hơn như các bệnh về tim mạch hoặc mao mạch.

7. Thay huyết tương (lọc huyết tương)

Trong một số trường hợp, kháng thể trong huyết tương có thể là yếu tố dẫn đến bệnh viêm cầu thận.

Huyết tương là một phần của máu, chứa protein gọi là kháng thể. Đôi khi, nguyên nhân viêm cầu thận có thể xuất phát từ các bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bạn bằng phương pháp thay huyết tương.

8. Điều trị bệnh thận mãn tính hoặc suy thận

Đối với những tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt là người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Chạy thận nhân tạo: sử dụng thiết bị đặc hiệu để thay thế công việc của thận, từ đó loại bỏ độc tố cũng như chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Ghép thận: thay thế thận đã tổn thương của bạn bằng thận khỏe mạnh từ người hiến tạng.

9. Tiêm chủng

Để phòng ngừa các tình trạng nhiễm trùng khác phát sinh, tiêm vắc xin là biện pháp không thể thiếu trong liệu trình điều trị viêm cầu thận.

Một người mắc bệnh viêm cầu thận có nguy cơ cao dễ bị nhiễm trùng hơn những người khác, đặc biệt khi:

  • Bạn bị hội chứng thận hư
  • Trường hợp của bạn là bệnh thận mãn tính

Thông thường, để phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiêm chủng cho một số bệnh phổ biến, ví dụ như cảm cúm theo mùa hay viêm phổi.

Thực tế, bệnh viêm cầu thận không phải là vấn đề sức khỏe khó giải quyết. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả căn bệnh này từ sớm là điều thiết yếu để ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng hơn phát sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị đau bụng và cách phòng ngừa

(30)
Bé bị đau bụng dẫn đến quấy khóc kéo dài khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau ... [xem thêm]

Bớt hồng cam (bớt cá hồi) ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân do đâu?

(60)
Nhiều trẻ vừa sinh ra đời đã xuất hiện một vết bớt màu hồng cam trên da khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng rất phổ ... [xem thêm]

Cách làm mờ vết thâm sẹo lâu năm

(41)
Nếu những vết thâm sẹo xấu xí là lời nhắc nhở bạn về những lần nổi mụn trong quá khứ, hãy tìm cách thổi bay chúng. Cách làm mờ vết thâm sẹo lâu năm ... [xem thêm]

Bạn bị đau dạ dày bên nào?

(48)
Đau vùng thượng vị, đau bụng giữa hoặc đau ở vùng phía trên, bên trái bụng là ba đáp án quen thuộc cho câu hỏi “Đau dạ dày bên nào?”.Mỗi người chúng ... [xem thêm]

Bệnh hồng cầu hình liềm: hiểu để sống lâu hơn

(100)
Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) là tình trạng rối loạn tế bào hồng cầu mang tính di truyền. Bệnh nhân SCD có hemoglobin bất thường, gọi là hemoglobin S hoặc ... [xem thêm]

Chọn trái cây nào khi bé mới lần đầu ăn?

(49)
Khi con được 4-6 tháng tuổi, bạn có thể thêm thực phẩm xay nhuyễn vào chế độ ăn của bé. Trái cây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất. ... [xem thêm]

Ăn nhiều trứng có hại cho sức khỏe hay không?

(54)
Trứng là một trong những món ăn phổ biến trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều người luôn băn khoăn rằng ngày nào cũng ăn trứng có ảnh hưởng gì đến ... [xem thêm]

8 tác dụng phụ của omega 3 mà bạn cần lưu ý

(44)
Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, nhiều người không biết cách sử dụng thì sẽ có nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN