Người thân bị rối loạn tiền đình, chỉ cần bình tĩnh sẽ ổn!

(4.5) - 32 đánh giá

Bạn cảm thấy lo lắng và hoang mang khi người thân bị rối loạn tiền đình? Nếu bình tĩnh áp dụng cách cải thiện tình trạng bệnh, bạn sẽ giúp người thân tránh bị chóng mặt hay mất thăng bằng dẫn đến nguy cơ té ngã.

Rối loạn tiền đình là một chứng bệnh có thể gây nguy hiểm nếu té ngã hay ngất xỉu. Đây là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác và thường gặp ở những người có độ tuổi trưởng thành. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn và mất thăng bằng. Đây là bệnh thường hay gặp ở những người thiếu ngủ, lo âu, buồn rầu hay phải suy nghĩ nhiều và làm việc căng thẳng trong thời gian dài.

Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình còn xảy ra ở những người có các biểu hiện khác như:

  • Tai biến
  • Huyết áp thấp
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Quan hệ tình dục không đều đặn
  • Viêm đa dây thần kinh, viêm tai giữa, u não, u dây thần kinh
  • Người bị mất máu nhiều do chấn thương, phụ nữ sau sinh, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu

Ban đầu biểu hiện của bệnh thường nhẹ nhàng, không nghiêm trọng, chỉ là những cơn chóng mặt thoáng qua, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên và tiến triển thành mạn tính. Người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ ban đầu nên bệnh trở nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh rối loạn tiền đình ở thể nặng có thể sẽ kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, toát mồ hôi và thậm chí là ngất xỉu. Nếu phát hiện người thân bị rối loạn tiền đình, bạn nên thực hiện những phương pháp sơ cứu tại chỗ để người bệnh khỏe hơn.

Làm gì khi bị rối loạn tiền đình?

Để sơ cứu tại chỗ người bị rối loạn tiền đình, bạn nên thực hiện những bước sau:

Đưa người bệnh đến nơi yên tĩnh: Trước tiên, bạn nên cho người bị rối loạn tiền đình nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng gió và không có tiếng động. Hãy chọn nơi sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất và chỉ chọn 1 tư thế nằm thích hợp như nằm nghiêng trái, phải hoặc nằm ngửa.

Cho người bệnh nghỉ ngơi: Nếu người bị rối loạn tiền đình đang tham gia phương tiện giao thông, bạn nên để người bệnh nằm thư giãn, nghỉ ngơi ở nơi có nhiều cây xanh và thoáng mát. Bạn nên đặt người bệnh nằm yên và nên tránh thay đổi tư thế thường xuyên vì sẽ rất dễ bị ngã gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.

Tránh ánh sáng mạnh: Bạn cần tránh ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu vào mặt người bị rối loạn tiền đình vì sẽ làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt.

Cho người bệnh uống nước: Nếu bệnh nhân buồn nôn, bạn hãy để nôn hết ra nhưng sau đó bạn cho bệnh nhân bù nước và chất điện giải bằng dung dịch orezol.

Kết hợp uống sữa đặc nóng: Bạn có thể xen kẽ cho người bệnh uống sữa đặc nóng có đường để làm tăng đường huyết và tránh kiệt sức.

Xoa bóp bằng dầu gió: Dùng dầu gió xoa đều lên lên vùng thái dương và thực hiện xoa vùng trán nhẹ nhàng để làm dịu cảm giác chóng mặt và đau đầu.

Trường hợp nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh vẫn còn tiếp tục những biểu hiện khó chịu thì bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Những phương pháp sơ cứu khẩn cấp chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn. Để tránh triệu chứng bệnh trầm trọng hơn, bạn nên giúp người bị rối loạn tiền đình áp dụng các phương pháp điều trị lâu dài.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình lâu dài

Mặc dù rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần.

Để giảm tình trạng bệnh, bạn cần khích lệ người thân thường xuyên thực hiện các bài tập, các phương pháp xoa bóp, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình

• Bài tập vẩy tay: Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, thải độc cơ thể làm giảm triệu chứng chóng mặt.

Bạn nên tập động tác này 2 lần 1 ngày vào những lúc bụng no. Bạn có thể bắt đầu từ vài trăm cái, sau đó tăng dần cho đến 1.800 – 2.000 lần mỗi 30 phút tập.

• Bài tập cho mắt: Bài tập này giúp bạn cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.

• Bài tập toàn thân: Đây là bài tập giúp chữa rối loạn tiền đình có tác dụng thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để duy trì thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn sẽ không còn những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

• Bài tập đầu và cổ: Bài tập giúp giảm tình trạng mỏi cổ và giúp tăng cường sức mạnh vùng cổ và vai và làm giảm đau nhức. Đây là bài tập có tác dụng giúp người bị rối loạn tiền đình giảm bớt căng thẳng, lưu thông máu và tỉnh táo hơn.

• Bài tập với tư thế nằm nghiêng: Bài tập giúp não bộ làm quen với triệu chứng chóng mặt thông qua các chuyển động được lặp đi lặp lại.

Các bài tập trên là cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà mà bạn có thể khích lệ người thân thực hiện để cải thiện các triệu chứng.

Bên cạnh các bài tập, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp và bấm huyệt khi người thân bị rối loạn tiền đình. Bạn thực hiện phương pháp xoa bóp và bấm huyệt vùng đầu, vùng trán, vùng mắt và vùng tai sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ và giúp lưu thông máu.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu axit folic, thực phẩm giàu chất xơ, cũng như những thực phẩm giàu vitamin như vitamin B6, C và D.

Bên cạnh đó, để điều trị rối loạn tiền đình đúng cách bạn cũng cần tránh dùng các thực phẩm có chứa các chất kích thích và các thực phẩm không lành mạnh bao gồm:

  • Caffeine
  • Rượu bia
  • Chất béo
  • Nicotine trong thuốc

Những thực phẩm không lành mạnh sẽ làm máu tăng cao, nghẽn tĩnh mạch và làm gia tăng các cơn đau đầu cũng như chóng mặt.

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Khi người thân bị rối loạn tiền đình, bạn nên giúp họ điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học theo các lời khuyên sau đây:

Sinh hoạt điều độ: Bạn nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, cũng như ăn uống điều độ và không bỏ bữa để không bị kiệt sức gây ra các tình trạng buồn nôn và chóng mặt.

Tránh làm việc quá lâu: Bạn nên tránh ngồi làm việc quá lâu hoặc ngồi trước máy tính trong thời gian dài để hạn chế gây căng thẳng cho thần kinh.

Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách đi bộ, đi xe đạp, tập yoga để tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất cho cơ thể.

Ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược

Liệu pháp ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược sẽ giúp kích thích chất lượng giấc ngủ mỗi đêm. Việc ngâm chân cũng giúp ngăn ngừa cục máu đông, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và tránh bệnh tật.

Nhờ hiểu biết về bệnh, bạn sẽ luôn bình tĩnh tìm cách xử lý khi người thân bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỗ trợ người thân áp dụng phương pháp tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh. Bạn cũng cần để ý người thân sau khi được sơ cứu hay điều trị bệnh mà vẫn không khỏe hẳn thì cần đưa họ đến các sơ sở y tế nhé.

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách tập và chương trình tập plank đúng cách

(87)
Nếu tập plank đúng cách, bạn chẳng những cải thiện vóc dáng mà còn có thể ngăn ngừa chứng đau lưng và tăng cường sự dẻo dai. Bạn đã sẵn sàng bước ... [xem thêm]

Bạn có biết ung thư phổi di căn lên não như thế nào?

(47)
Ung thư phổi di căn lên não chiếm khoảng 40% các trường hợp di căn của tế bào ung thư phổi. Đối với ung thư phổi, di căn được xem là giai đoạn 4 của ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường thấy ở phái mạnh (Phần 2)

(61)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

Bạn biết gì về mụn cóc sinh dục?

(34)
Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là bệnh sùi mào gà (Genital warts) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.Gần như tất cả những ... [xem thêm]

Những bí mật có thể bạn chưa biết về quả thận

(48)
Giống như tim, thận là một bộ phận giúp duy trì sự sống của cơ thể. Chắc hẳn ai cũng biết rằng có một vài cơ quan trong cơ thể giữ vai trò quyết định ... [xem thêm]

Những thói quen gây hại cho tóc

(72)
Tóc mỏng và yếu có thể do tiền mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố… Tuy nhiên, có những hành động hàng ngày của bạn, tưởng như vô hại, cũng đủ khiến ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa đau nửa đầu và đột quỵ

(77)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Nghiên cứu về liệu pháp điều trị đột quỵ bằng điện

(98)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN