Trẻ ngủ ngáy: Ba mẹ có cần phải lo lắng hay không?

(3.55) - 19 đánh giá

Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như là hiện tượng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con yêu nếu bố mẹ không quan tấm đúng mức.

Việc nghe những tiếng động phát ra từ chiếc miệng nhỏ xinh khiến bố mẹ cảm thấy buồn cười vì nghĩ rằng bé tí mà cũng ngáy. Tuy nhiên, các âm thanh này lại trở thành dấu hiệu cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây ra tác động xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ ngáy

Có nhiều lý do khiến trẻ trong độ tuổi tập đi ngáy khi ngủ, chẳng hạn như viêm amidan hoặc hạch ở vòm họng. Nghẹt mũi do dị ứng, vách ngăn bị lệch hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng nằm trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngáy. Các yếu tố khác như bị thừa cân hoặc các khác thường trên khuôn mặt, bao gồm sứt vòm miệng hoặc cằm ngắn, đều góp phần tạo ra tiếng động khi con ngủ.

Tình trạng ngáy bình thường

Nếu thỉnh thoảng trẻ ngủ ngáy, thở bằng miệng và tiếng thở khò khè hoặc do bị nghẹt mũi bởi dị ứng gây ra thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng ngáy đều đặn cũng được coi là không đáng lo ngại và điều này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé bước vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ.

Tình trạng ngáy không bình thường

Ngáy quá lớn, ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra trạng thái tạm ngừng thở khi ngủ đều được xem như trạng thái hô hấp không bình thường. Nếu phải gắng sức để thở hoặc thở gấp thì con có thể mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn nghiêm trọng, cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Chứng bệnh này có thể góp phần làm cho trẻ buồn ngủ trong ngày, cảm giác khó chịu hoặc cáu kỉnh, xuất hiện vấn đề về hành vi.

Chữa trị

Khi con yêu bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi, bạn có thể dùng máy xông hơi hoặc thiết bị làm ẩm không khí để giúp con thở dễ dàng hơn. Trong trường hợp con bị dị ứng với lông vật nuôi, hãy hạn chế cho thú cưng vào những khu vực sinh hoạt chung của gia đình.

Ngoài ra, nếu ngáy khi ngủ đã trở thành thói quen, xuất hiện nhiều hơn 3 lần/tuần thì bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để kiểm tra xem con có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Các phương pháp điều trị cho tình trạng này gồm phẫu thuật để khai thông đường thở, loại bỏ vật cản làm hệ hô hấp bị tắc nghẽn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 thói quen giúp bạn khỏe mạnh không cần ăn kiêng

(63)
Các chế độ ăn kiêng như low-carb hay low-fat luôn được các nàng ưu ái vì vừa giúp giảm cân vừa tránh được các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Liệu ... [xem thêm]

5 thực phẩm đốt cháy mỡ bụng hiệu quả nhất

(75)
Mỡ bụng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là đối với phái đẹp. Để xóa tan đi nỗi ám ảnh này, bạn nên luyện tập thường xuyên cùng ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên nhuộm tóc khi mang thai?

(17)
Ngày nay, việc thay đổi màu tóc thường mang lại cảm giác trẻ trung, phong cách hơn cho phụ nữ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, việc nhuộm tóc khi mang thai là vấn ... [xem thêm]

20 nguyên nhân phổ biến khiến bạn khó giảm cân

(34)
Bài viết sẽ liệt kê 20 nguyên nhân phổ biến khiến bạn khó giảm cân, các bí quyết giúp bạn giải quyết vấn đề này để quá trình giảm cân có nhiều tiến ... [xem thêm]

Tự làm nước hoa khô để không lo dị ứng

(30)
Khi tự làm nước hoa khô tại nhà, bạn vừa tránh được những chất gây kích ứng vừa có hương thơm thoang thoảng suốt ngày dài. Nếu thường dị ứng với ... [xem thêm]

8 cách giảm cân cho nam tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

(18)
Không chỉ riêng gì phái nữ, cân nặng còn là nỗi ám ảnh chung đối với nam giới có nhiều bụng mỡ và mỡ thừa. Vậy các đấng mày râu đã biết cách giảm ... [xem thêm]

Mách bạn cách tẩy lông tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

(16)
Hiện nay, có nhiều phương pháp tẩy lông cho chị em như nhổ, wax lông hay hiện đại hơn là triệt lông vĩnh viễn bằng công nghệ laser, ánh sáng. Dù vậy, vẫn có ... [xem thêm]

7 mẹo đơn giản giúp con từ bỏ thói quen xấu

(21)
Trẻ con luôn có những thói quen xấu. Nhiệm vụ của cha mẹ là phải giúp con từ bỏ thói quen xấu này trước khi chúng trở nên tệ hơn. Vậy phải làm sao mới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN