Đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần cẩn trọng!

(4.32) - 10 đánh giá

Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa có thể phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Nếu không được điều trị hay kiểm soát kịp thời, bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi lẫn mẹ bầu.

Để tìm hiểu kỹ hơn về những gì mà bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Mẹ bị đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Hầu hết các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập các bài tập thể dục có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép nhưng đôi lúc bạn cũng cần phải sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu đường huyết vẫn tiếp tục tăng cao, lượng đường dư thừa đó sẽ tích tụ trong cơ thể thai nhi. Lúc này, tụy của bé phải sản sinh ra nhiều insulin hơn để xử lý lượng đường dư thừa.

Quá nhiều đường và insulin trong máu có thể làm cho thai nhi bị thừa cân. Ngoài ra, khi mang thai và trong giai đoạn chuyển dạ, nếu chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là vì thai nhi phải sản sinh ra rất nhiều lượng insulin để đáp ứng với nồng độ đường huyết cao của người mẹ.

Các triệu chứng và dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

  • Lo lắng
  • Khóc yếu hoặc khóc thét
  • Tay chân mềm oặt
  • Lừ đừ hoặc ngủ gà
  • Có vấn đề hô hấp
  • Da xanh
  • Bú khó khăn
  • Mắt đảo
  • Co giật

Đối với những bé bị sinh non và có nồng độ đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dễ mắc phải các vấn đề về hô hấp khi sinh. Ngoài ra, nguy cơ bị vàng da của bé cũng sẽ cao hơn.

Nếu nồng độ đường huyết của mẹ không được kiểm soát tốt cũng khiến chức năng tim và việc hô hấp của bé ảnh hưởng. Thêm vào đó, đái tháo đường thai kỳ đôi khi sẽ làm cơ tim của bé dày lên, làm bé phải thở nhanh hơn và không thể lấy đủ oxy vào máu. Ngược lại, nếu nồng độ đường huyết của bạn được kiểm soát tốt bằng việc điều chỉnh chế độ ăn hoặc dùng thuốc, bé sẽ ít có nguy cơ gặp các vấn đề trên.

Thai lớn có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu?

Thai nhi quá lớn sẽ làm giai đoạn chuyển dạ sinh con của bạn trở nên rất khó khăn. Nguy cơ thai nhi bị kẹt lại lúc sinh cũng sẽ cao hơn. Tình trạng này sẽ làm tổn thương các dây thần kinh ở lưng và vai của bé hoặc thậm chí là bị gãy xương đòn.

Các tổn thương này hầu như sẽ khỏi mà không để lại bất kỳ thương tật vĩnh viễn nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khó sinh do kẹt vai có thể làm cho thai nhi không có đủ oxy để thở trong lúc được sinh ra.

Bác sĩ sẽ làm siêu âm thường xuyên cho bạn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 để kiểm tra xem thai nhi đang phát triển thế nào. Nếu thai nhi quá lớn, họ sẽ đề nghị bạn sinh mổ.

Bé cần được chăm sóc như thế nào sau khi sinh?

Sau khi ra đời, trẻ có thể bị hạ đường huyết do mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Do đó, nhiều trẻ được kiểm tra đường huyết ngay khi được sinh ra. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết không bình thường, bác sĩ sẽ theo dõi bé kỹ càng hơn.

Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt, nhất là bú sữa mẹ trực tiếp. Điều này có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng hạ đường huyết của bé. Trong những ca hạ đường huyết nặng, bác sĩ sẽ truyền dung dịch glucose vào đường tĩnh mạch. Nếu cần phải chăm sóc trong lồng kính thì thời gian nằm lại tùy thuộc vào quá trình và tình trạng của bé ra sao.

Bé cần được chăm sóc đặc biệt trong các trường hợp sau đây:

  • Sinh non
  • Cần hỗ trợ hô hấp
  • Có các vấn đề về y khoa khác, ví dụ như vàng da
  • Bị hạ đường huyết

Thậm chí nếu lượng đường huyết ổn thì bé vẫn cần thực hiện xét nghiệm đường huyết đều đặn trong vòng 1–2 ngày để đảm bảo nồng độ đường huyết đã trở về bình thường.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh vấn đề đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Chúc bạn và con luôn khỏe mạnh nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rủi ro cho mẹ và bé khi sinh con bằng phương pháp sinh mổ

(59)
Hiện nay, có không ít mẹ bầu phải sinh con bằng phương pháp sinh mổ. Điều này làm gia tăng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và bé cưng. ... [xem thêm]

Mẹ bầu cần làm gì để tránh dị tật bẩm sinh cho con

(82)
Dị tật bẩm sinh là vấn đề xảy ra khi trẻ đang phát triển trong tử cung (trong dạ con). Các dị tật bẩm sinh có thể là nhỏ hoặc nghiêm trọng. Chúng có thể ... [xem thêm]

Chẩn đoán tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

(29)
Nếu sớm được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn sẽ có cơ hội điều trị kịp thời căn bệnh phổ biến này, đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm ... [xem thêm]

Đẩy lùi bệnh Alzheimer bằng 6 cách đơn giản

(86)
Mất trí nhớ nhẹ là tình trạng bình thường khi chúng ta có tuổi, nhưng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là bệnh lý và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở những ... [xem thêm]

Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

(80)
Bạn có biết khoảng 9/10 sản phụ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh em bé hay không? Tuy mức độ tổn thương sẽ khác nhau, nhưng có thể tệ nhất là bạn bị ... [xem thêm]

4 lợi ích từ carb đối với sức khỏe ít người biết

(44)
Trong các chế độ ăn giảm cân, chúng ta thường nhận được lời khuyên nên cắt giảm carbohydrate (chất bột đường) hay còn gọi là carb trong khẩu phần ăn ... [xem thêm]

Ngáp nhiều không hẳn vì bạn buồn ngủ

(73)
Ngáp là trạng thái bình thường xuất hiện cả ở thai nhi và người lớn. Thế nhưng, nếu bạn ngáp nhiều không rõ nguyên nhân lại có thể là dấu hiệu bệnh ... [xem thêm]

Dạy con tiết kiệm nước: Tưởng khó mà hóa ra lại dễ

(73)
Nước rất quan trọng đối với con người nói chung và hệ sinh thái nói riêng. Vì vậy, bố mẹ nên dạy con tiết kiệm nước và giúp bé hiểu được tại sao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN