Tổng hợp các phương pháp điều trị đông cứng khớp vai

(3.7) - 69 đánh giá

Khi bạn cảm thấy vô cùng đau đớn vì vươn người làm điều gì đó thì bạn có nguy cơ mắc phải chứng cứng khớp vai. Đặc điểm của tình trạng này là vai trở nên cứng và đau mỗi khi bạn cố cử động.

Phụ thuộc vào bệnh lý mà tình trạng này có thể nặng đến mức làm cho bạn không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày của mình. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng cứng khớp vai bằng các bài tập thể dục đơn giản ngay tại nhà của mình.

Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp vai

Triệu chứng cứng khớp vai là tình trạng vùng khớp vai bị viêm (vùng này bao gồm gân, dây chằng, cơ bắp, ổ chảo xương vai và chỏm vai của xương cánh tay). Sự viêm nhiễm này gây ra đau đớn mỗi khi chúng ta cử động. Nếu không có sự chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh lý sẽ càng lúc càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cứng khớp vai thường không rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này như:

  • Tuổi tác: trung niên từ 40 đến 60 tuổi thường gặp tình trạng này;
  • Giới tính: khoảng 70% báo cáo mắc bệnh thuộc về nữ giới;
  • Bạn mắc các vấn đề có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp trạng, hệ tuần hoàn yếu, bệnh lao phổi.

Các bài tập khớp vai

Không có gì ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống của mình bằng vấn đề hạn chế hoạt động theo ý muốn ở vai. May mắn thay, tình trạng của vai có thể được cải thiện bằng những bài tập thể dục đơn giản tại nhà như sau:

Kéo giãn dạng con lắc

  • Đầu tiên, hãy thư giãn vai của bạn;
  • Đứng thẳng người, sau đó nghiêng người ra trước nhẹ nhàng (bạn có thể dùng tay không bị bệnh để tựa lên bàn giữ thăng bằng), đưa tay bệnh về phía trước;
  • Xoay phần cánh tay bị cứng khớp vai thành vòng tròn hướng lên và xuống.
  • Thực hiện động tác 10 lần mỗi hướng, mỗi ngày.

Khi tình trạng tốt hơn, bạn có thể thêm lực vào vai khi thực hiện động tác.

Xoay tròn vai

  • Để tay lên vai và xoay vai theo hướng vòng tròn.
  • Vẽ vòng tròn bằng khuỷu tay của bạn, lặp đi lặp lại động tác này 20 lần theo chiều kim đồng hồ và ở hướng ngược lại 20 lần.

Kéo căng bằng khăn tắm

  • Giữ khăn tắm ở phía sau lưng và nắm lấy nó bằng tay còn lại của bạn, giống với khi bạn đang chà lưng của mình. Lưu ý để tay bị cứng khớp vai ở phía trên, và tay còn lại ở dưới.
  • Dùng phía tay khỏe để kéo khăn tắm, qua đó sẽ kéo dịch chuyển tay còn lại.
  • Thực hiện động tác từ 10 đến 20 lần một ngày.

Đẩy tường

  • Đứng đối diện tường, duỗi tay, áp lòng tay vào tường, sau đó nhẹ nhàng trượt cánh tay lên và xuống trong khi vẫn giữ chúng áp sát vào tường. Lưu ý: Bạn cần thực hiện động tác này chậm rãi để không làm tay của mình bị đau.
  • Lặp lại động tác này chừng 15 lần mỗi ngày.

Kéo căng vai

  • Sử dụng phía bên tay khỏe để nâng tay bị đau, đưa lên và hạ xuống một cách nhẹ nhàng. Giữ căng chừng 15 đến 20 giây.
  • Lặp đi lặp lại động tác này 10 đến 20 lần mỗi ngày và thực hiện chừng 15 nhịp mỗi lần tập.

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có những thông tin bổ ích về bài tập đơn giản tại nhà giúp cải thiện tình trạng đông cứng khớp vai. Bạn nhớ thực hiện chúng thường xuyên nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay. Trong đó, các dòng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) thường được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thị lực kém do đâu?

(53)
Mờ mắt, nhìn không rõ hay không nhìn tập trung được là các vấn đề về thị lực phổ biến nhất. Không chỉ là dấu hiệu của các tật khúc xạ ở mắt, ... [xem thêm]

Củ riềng: Người bạn thân cho sức khỏe

(85)
Bạn có biết củ riềng, một gia vị quen thuộc ở Việt Nam, lại có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe bên cạnh việc gia tăng hương vị cho ... [xem thêm]

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

5 lý do bạn không nên ép con học giỏi

(69)
Con học giỏi và luôn đạt thành tích cao là niềm tự hào của nhiều bậc làm ba mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn thúc ép con quá thì sẽ khiến bé bị áp lực tâm lý ... [xem thêm]

Cách đo huyết áp chính xác, bạn đã biết?

(34)
Tình trạng cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Một số trường hợp có thể phát triển thành tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm ... [xem thêm]

7 cách điều trị đau thần kinh tọa

(75)
Ngày nay, với nền y học tân tiến, các chuyên gia đã nghiên cứu ra nhiều cách điều trị đau thần kinh tọa nhanh chóng và hiệu quả.Đau thần kinh tọa bắt đầu ... [xem thêm]

Nấm miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em

(33)
Nấm miệng – hay còn được gọi là bệnh nấm candida ở miệng – là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh gout: Những dấu hiệu nhận biết bệnh

(76)
Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị, tránh được loạt biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.Tổng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN