Tóc dầu vẫn có thể bồng bềnh như mây

(3.63) - 94 đánh giá

Mái tóc dầu thường khiến bạn khó tạo kiểu tóc bồng bềnh hay đánh phồng mỗi lần muốn điệu một chút khi hẹn hò hay đi đám tiệc. Đó là vì bạn chưa biết cách điều chỉnh từ chế độ ăn uống đến cách chăm sóc tóc hàng ngày đấy!

Tóc luôn cần một lượng dầu nhất định để có được vẻ bóng khỏe, mượt mà. Tuy nhiên, tình trạng quá nhiều dầu có thể khiến tóc bết dính và mất đi vẻ mềm mại vốn có. Vậy tình trạng tóc dầu là do đâu và làm sao để bạn khắc phục?

Nguyên nhân gây ra tình trạng tóc dầu

Da đầu thường tiết một lượng dầu vừa đủ để nuôi tóc nhưng một số trường hợp, da tiết quá nhiều dầu khiến tóc cũng bết dính.

1. Tóc dầu do tuyến bã nhờn hoạt động nhiều

Mỗi lỗ chân lông trên da đều có một tuyến bã nhờn, kể cả lỗ chân lông trên da đầu. Những tuyến này sản xuất dầu để giữ da luôn ẩm. Ngoài ra, lượng dầu này còn giúp tóc bóng khỏe.

Tuy nhiên, đôi khi tuyến bã nhờn lại sản xuất quá nhiều dầu, khiến cả da và tóc đều nhờn. Những cô nàng có da dầu thường cũng cũng có tóc dầu vì tuyến bã nhờn của họ hoạt động quá tích cực.

2. Kiểu tóc ảnh hưởng tới độ dầu

Kiểu tóc cũng là một yếu tố liên quan tới lượng dầu trên tóc. Một mái tóc dày, xoăn có thể bị khô ở ngọn nhưng lại nhiều dầu ở phần gốc. Khi các tuyến bã nhờn sản xuất dầu, những lọn tóc của bạn giữ dầu lại ở phần gốc. Điều này khiến chân tóc thì bết dầu còn phần ngọn lại khô.

3. Tóc dầu do thay đổi hormone

Tình trạng thay đổi hormone ở tuổi dậy thì có thể khiến tóc nhiều dầu hơn. Tuy nhiên, đối với người trưởng thành, việc dùng thuốc tránh thai hay mang thai cũng có thể khiến hormone thay đổi và làm tăng lượng dầu trên tóc.

Tình trạng thay đổi hormone này không chỉ gặp ở phụ nữ mà còn gặp ở nam giới nên đôi khi phái mạnh cũng gặp tình trạng tóc dầu đấy.

4. Tóc dầu do thói quen chăm sóc tóc

Thói quen chăm sóc tóc của bạn cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc dầu. Việc chà xát da quá nhiều trong khi gội đầu hay gội quá thường xuyên đều có thể gây kích ứng da đầu, khiến tóc bết dầu.

Bạn không nên gội đầu hơn một lần một ngày. Nếu bạn có da dầu, đừng chải tóc quá nhiều vì chải tóc sẽ khiến dầu từ da dầu lan ra toàn bộ tóc.

Những cách cải thiện tình trạng tóc dầu

Bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc áp dụng một số công thức chăm sóc tóc dầu tại nhà để cải thiện tình trạng dầu thừa trên tóc.

Điều chỉnh khẩu phần ăn để khắc phục tóc dầu

Bạn cần tránh những thực phẩm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và bổ sung những dưỡng chất tóc cần để có mái tóc khỏe hơn.

1. Tránh những thực phẩm kích thích tạo dầu

Một số thực phẩm có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây tình trạng tóc dầu. Bạn hãy tránh những thực phẩm này.

• Đường: Hormone hay còn gọi là nội tiết tố kiểm soát hầu hết các quá trình xảy ra bên trong cơ thể nên việc cân bằng hormone rất quan trọng. Tuy nhiên, những thực phẩm nhiều đường lại gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Chất này ảnh hưởng xấu đến các viêm nhiễm trong cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu, khiến các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn.

• Carb tinh chế: Các loại carb tinh chế trong bánh mì trắng hay ngũ cốc đã qua chế biến đều thuộc nhóm carb xấu. Những carb này làm cơ thể bị quá tải và khiến các tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn.

• Thực phẩm chiên: Các thực phẩm chiên, đặc biệt là thức ăn nhanh sẽ khiến các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Lượng dầu này ảnh hưởng đến cả da đầu và tóc, gây ra tình trạng tóc dầu. Bạn hãy tránh những món nhiều dầu mỡ như hamburger hay gà rán để khẩu phần ăn lành mạnh hơn và tóc cũng bớt dầu hơn.

• Sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc bết dầu. Lý do là vì sữa, bơ hay phô mai đều được cơ thể tiêu hóa dưới dạng dầu và mỡ. Lượng dầu mỡ này không những khiến tóc bết dính mà còn gây mụn. Những sản phẩm từ sữa cũng chứa khiến cơ thể dư thừa hormone testosterone, một hormone khiến da tiết nhiều dầu hơn.

• Muối: Việc tiêu thụ quá nhiều muối dẫn đến sưng cơ thể, bọng mắt, gàu và mất nước. Khi mất nước, cơ thể sẽ sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp tình trạng thiếu nước này. Để tránh tình trạng tóc dầu do thiếu nước, bạn hãy hạn chế những món mặn như bánh quy, khoai tây chiên, đồ đóng hộp…

2. Bổ sung những thực phẩm tốt cho tóc

Những nhóm thực phẩm sau có thể giúp tóc khỏe hơn và da đầu bớt dầu hơn đấy.

• Thực phẩm giàu vitamin B và E: Vitamin B và E là một trong những vitamin cần thiết nhất cho cơ thể và tóc. Những vitamin này không chỉ giúp tóc khỏe đẹp mà còn điều tiết việc tiết dầu, từ đó giúp tóc bạn sạch sẽ hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin B từ các loại đậu, rau và trái cây. Còn vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại rau màu xanh và những loại hạt như hạt hướng dương.

• Thực phẩm giàu kẽm: Cơ thể cần một lượng nhỏ kẽm và việc bổ sung các sản phẩm giàu kẽm có thể giúp bạn kiểm soát quá trình sản xuất dầu của cơ thể. Bạn có thể bổ sung kẽm bằng yến mạch, trứng và những hải sản có vỏ như ốc, sò, cua…

• Chất béo tốt: Dù có tóc dầu, bạn cũng không nên cắt hoàn toàn chất béo vì đây là một thành phần quan trọng giúp cơ thể vận hành tốt. Bạn chỉ cần giảm chất béo xấu và tăng lượng chất béo tốt là đã có một khẩu phần ăn lành mạnh hơn.

Chất béo xấu rất dễ nhận diện vì những chất béo này không tan ở nhiệt độ phòng. Các loại bơ hay mỡ động vật đều thuộc nhóm chất béo xấu này. Bạn hãy thay những thực phẩm trên bằng chất béo tốt trọng các loại hạt, dầu thực vật và cá.

Áp dụng liệu pháp khắc phục tóc dầu tại nhà

Ngoài việc điều chỉnh thực đơn, bạn có thể chăm sóc tóc bằng một số liệu pháp tại nhà sau.

1. Dùng dầu tràm trà

Dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn nên có thể kiểm soát việc sản xuất bã nhờn và ngăn ngừa mụn trứng cá trên da đầu.

Chuẩn bị

  • 15 giọt dầu tràm trà
  • 30 ml dầu dừa hoặc dầu jojoba

Cách làm

– Nhỏ 15 giọt dầu tràm trà vào 30ml dầu dừa hoặc dầu jojona rồi trộn đều.

– Thoa hỗn hợp đều lên da đầu và tóc.

– Để nguyên trong ít nhất một giờ rồi rửa sạch.

– Bạn cũng có thể thoa dầu tràm trà trực tiếp lên da đầu nếu da không bị nhạy cảm.

Bạn hãy áp dụng cách này 2–3 lần một tuần.

2. Dùng dầu dừa

Thoa dầu dừa trước khi gội đầu là một cách thích hợp để dưỡng tóc mà không làm tóc bị nhờn. Dầu dừa nguyên chất mỏng nhẹ hơn so với các loại dầu khác và giúp tóc bạn có được độ bóng mượt cần thiết đồng thời ngăn ngừa da sản xuất quá nhiều dầu.

Chuẩn bị

Dầu dừa nguyên chất

Cách làm

– Lấy một ít dầu dừa nguyên chất và chà xát giữa hai lòng bàn tay.

– Thoa dầu đều lên da đầu và tóc.

– Để nguyên trong vòng một giờ rồi gội lại đầu với dầu gội nhẹ nhàng.

Bạn hãy áp dụng cách này một lần một tuần.

3. Dùng gel nha đam

Nha đam có thể làm se da đầu và nuôi dưỡng tóc rất tốt vì loại cây này rất giàu dinh dưỡng. Nha đam không những giúp bạn kiểm soát sự tiết bã nhờn mà còn làm cho tóc mềm mại hơn.

Chuẩn bị

  • 5g gel lô hội
  • 15ml nước cốt chanh
  • Khoảng 250ml nước

Cách làm

– Bỏ 5g gel lô hội vào 15ml nước cốt chanh.

– Thêm nước vào hỗn hợp trên và trộn đều.

– Sau khi gội đầu, bạn bôi hỗn hợp lên tóc.

– Để hỗn hợp trên tóc trong vài phút rồi xả lại với nước thường.

Bạn có thể xả tóc theo cách này mỗi khi gội đầu.

Tóc dầu không những khiến bạn khó tạo kiểu mà còn có thể gây mụn trên mặt. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp và chăm sóc tóc tại nhà hợp lý là có thể có được mái tóc bồng bềnh như mây rồi đấy!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những câu hỏi thường gặp về viêm gan siêu vi C

(83)
Viêm gan siêu vi C hay còn gọi viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn điều trị và ... [xem thêm]

Nhện cắn – nhận biết và sơ cứu

(98)
Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến… Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất ... [xem thêm]

7 cách chế biến yến mạch cực ngon bạn không thể bỏ lỡ

(58)
Bạn biết yến mạch tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả nhưng lại bối rối chẳng biết nên ăn thế nào? Chỉ cần tìm hiểu một chút, bạn có thể ... [xem thêm]

Các cách muối dưa cải ngon mà bà nội trợ nào cũng cần biết

(71)
Bạn thích muối dưa cải để làm món ăn kèm giản ngán trong các bữa ăn? Làm cách nào để muối dưa cải ngon? Hello Bacsi sẽ mách bạn bí quyết ngay dưới đây ... [xem thêm]

Sụp mí mắt do đâu?

(34)
Một số tác động có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn và làm cho mí mắt bị sụp xuống. Tình trạng này được gọi là chứng sa mí mắt. Hầu hết bệnh ... [xem thêm]

Mọc răng ở trẻ: Cách giảm triệu chứng cho con

(100)
Mọc răng có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với trẻ. Bé mọc răng thường quấy khóc ban đêm vì nướu bị đau, sưng. Bố mẹ hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Bật mí cho nàng cách tránh móng tay giòn dễ gãy

(98)
Móng tay giòn dễ gãy không những làm bạn bị đau khi cào trúng da mà còn khiến đôi tay mất đi phần nào sức hấp dẫn. Làm sao để bạn khắc phục được tình ... [xem thêm]

7 mẹo đẩy lùi cơn đau đầu gối để chàng và nàng cùng thăng hoa

(67)
Đau đầu gối ở người lớn tuổi là tình trạng rất phổ biến. Cơn đau ngăn cản bố mẹ hay người thân của bạn tận hưởng cuộc sống tuổi già? Bạn đã ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN