Bật mí cho nàng cách tránh móng tay giòn dễ gãy

(3.89) - 98 đánh giá

Móng tay giòn dễ gãy không những làm bạn bị đau khi cào trúng da mà còn khiến đôi tay mất đi phần nào sức hấp dẫn. Làm sao để bạn khắc phục được tình trạng khó chịu này đây?

Móng tay giòn dễ gãy không chỉ làm bạn khó chịu mà có thể là dấu hiệu bạn đang chăm sóc móng sai cách. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng gãy móng tay này cũng như cách bảo vệ móng tốt hơn nhé.

Nguyên nhân khiến móng tay giòn dễ gãy

Nếu bạn hay bị gãy móng tay thường xuyên, bạn hãy đọc các nguyên nhân sau để biết mình đang nằm trong trường hợp nào.

1. Móng tay giòn dễ gãy do thiếu sắt

Móng tay giòn dễ gãy có thể là triệu chứng của việc thiếu sắt hoặc thiếu máu. Sắt là khoáng chất giúp tạo hồng cầu mang oxy tới móng. Nếu bạn không bổ sung đủ sắt cho cơ thể, móng tay sẽ không phát triển tốt.

Nếu bạn gãy móng tay quá thường xuyên, bạn hãy đi kiểm tra máu và bổ sung thêm các thực phẩm nhiều sắt như cải bó xôi, đậu trắng, hào và chocolate đen.

2. Móng tay giòn dễ gãy do nhắn tin

Khi nhắn tin trên điện thoại hay gõ bàn phím, bạn sẽ thường nghe tiếng lách cách của móng tay tiếp xúc với bàn phím hay màn hình điện thoại. Đây là một dấu hiệu móng tay bạn đang bị tổn thương. Nếu phải tiếp xúc với bàn phím máy tính hay điện thoại quá nhiều, móng sẽ dễ bị giòn, mòn và dễ gãy.

Bạn có thể cắt và dũa móng sao cho móng không còn quá dài để dùng điện thoại và laptop thoải mái hơn. Nếu bạn giữ móng tay ở độ dài hợp lý, bạn có thể nhắn tin và gõ bàn phím bằng phần thịt đầu ngón tay. Việc này sẽ giúp móng được bảo vệ tốt hơn.

3. Móng tay giòn dễ gãy do thiếu độ ẩm

Nhiều người nghĩ mình chỉ cần thoa kem dưỡng tay vào buổi sáng là đã đủ cho cả ngày. Thực tế là bạn cần thoa kem dưỡng tay lại sau mỗi lần rửa tay. Nước sẽ làm móng tay khô nên nếu bạn không thoa lại kem dưỡng tay, móng sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Bạn có thể tìm mua các loại kem dưỡng tay thấm nhanh để thuận tiện cho việc thoa lại kem trong ngày hơn. Khi thoa kem dưỡng tay, bạn hãy chú ý hơn ở phần biểu bì móng và ngón tay chứ không phải ở lòng bàn tay nhé.

4. Móng tay giòn dễ gãy do sơn móng tay

Các loại sơn móng tay đều ít nhiều chứa những chất làm móng của bạn bị khô và yếu đi. Chất dung môi, dibutyl phthalate và các hóa chất khác có thể gây kích ứng làm móng tay giòn dễ gãy.

Bạn nên hạn chế sơn móng tay liên tục. Nếu bạn muốn sơn móng để làm điệu, bạn hãy tẩy màu sơn sau mỗi 5 ngày và để móng nghỉ vài ngày trước khi sơn màu mới.

5. Móng tay giòn dễ gãy do cắt biểu bì móng

Biểu bì móng là lớp da xung quanh móng. Lớp da này là nơi móng tiếp xúc với thịt và có chức năng bảo vệ chân móng khỏi nước, vi khuẩn và các chất có hại khác.

Khi cắt biểu bì móng, bạn sẽ làm móng mất đi lớp bảo vệ. Khi này, nước và các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập móng và làm móng tay giòn dễ gãy. Vậy nên bạn hãy tránh việc cắt biểu bì móng và chăm sóc lớp da này nhiều hơn.

Bạn hãy dùng kem dưỡng dành riêng cho phần biểu bì móng để lớp da này được khỏe hơn. Biểu bì móng khỏe sẽ cải thiện được tình trạng dễ gãy móng tay đấy.

6. Móng tay giòn dễ gãy tay do thiếu vitamin B

Một số người nghĩ vitamin chẳng liên quan gì tới chuyện làm đẹp cho cơ thể nói chung và cho móng nói riêng. Tuy nhiên, biotin (vitamin B7) thực sự cần thiết cho sức khỏe của móng và tóc.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cosmetic Dermatology cho biết uống 2,5mg vitamin B mỗi ngày có thể làm móng khỏe hơn và giảm tình trạng móng tay giòn dễ gãy sau 6–9 tháng.

Nếu móng tay của bạn có các dấu hiệu bị trầy, có sọc hay giòn thì biotin có thể giúp. Bạn có thể bổ sung vitamin B7 bằng các thực phẩm như trứng, cá hồi, thịt bò, khoai lang hay hạt hạnh nhân. Ngoài ra, bạn có thể thảo luận với bác sĩ để mua thuốc bổ sung biotin uống mỗi ngày.

7. Móng tay giòn dễ gãy do aceton

Nước rửa móng tay luôn nồng mùi cồn nên đây dĩ nhiên không phải là một thứ tốt cho sức khỏe của móng. Chất aceton trong nước rửa móng không chỉ tẩy sơn móng tay mà còn tẩy luôn lớp dầu tự nhiên trên móng. Điều này sẽ làm móng tay giòn dễ gãy.

Ngay cả một số loại sơn móng tay không chứa aceton, các chất hóa học khác cũng sẽ gây khô móng. Lựa chọn hợp lý trong trường hợp này là các loại rửa móng tay từ tự nhiên. Bạn có thể pha chanh với giấm để làm nước tẩy móng.

Bí quyết giữ móng tay không bị gãy

Sau khi giải quyết được các nguyên nhân gây gãy móng tay, bạn cần tập trung bảo vệ móng khỏi các tác nhân làm móng giòn dễ gãy bằng các cách sau:

1. Luôn dùng bao tay

Bao tay giúp bạn bảo vệ tay rất nhiều trong những trường hợp sau:

  • Khi làm việc nhà: Những việc nhà như rửa chén, lau nhà, cọ nhà vệ sinh hay tỉa cây cối… đều gây ảnh hưởng tiêu cực lên móng tay của bạn đấy. Bạn hãy dùng bao tay cao su khi tiếp xúc với các hóa chất lau dọn như nước rửa chén, nước lau nhà để bảo vệ móng. Các hóa chất này là nguyên nhân hàng đầu làm móng tay giòn dễ gãy. Ngoài ra, bạn cũng nên đeo bao tay làm vườn đi tỉa cây cối để tránh móng bị xước, gãy do các cành nhọn hay gai.
  • Khi trời trở lạnh: Nước, aceton và các hóa chất tẩy rửa có thể làm khô móng, dẫn đến tình trạng móng giòn dễ gãy. Tuy nhiên, thời tiết lạnh sẽ làm các tình trạng trên thêm nặng. Bạn hãy luôn mang theo một đôi găng tay đủ ấm để bảo vệ móng trong những tháng lạnh nhé.

2. Làm ướt móng trước khi dũa hay cắt

Móng tay gồm nhiều lớp khác nhau. Việc cắt hay dũa khi móng đang khô sẽ làm các lớp này tách ra, từ đó làm móng dễ gãy hơn.

Bạn hãy cắt và dũa móng sau khi tắm hay sau khi rửa tay. Đây là khoảng thời gian rất thích hợp vì móng lúc này đã mềm hơn và khó gãy hơn.

3. Không nên cắt lớp biểu bì móng

Như đã nói ở trên, biểu bì móng có chức năng bảo vệ chân móng khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Việc cắt lớp biểu bì này đi sẽ làm móng dễ nhiễm trùng, yếu đi và dễ gãy hơn.

Bí quyết để có được móng tay đẹp là dùng kem dưỡng chuyên dụng cho biểu bì móng chứ không phải cắt vùng da này đi.

4. Bỏ thói quen cắn móng tay

Móng tay không phải lúc nào cũng sạch, vậy nên việc cắn móng tay và không hề vệ sinh sẽ khiến bạn bị bệnh. Hơn nữa, thói quen xấu này còn làm móng tay giòn dễ gãy, chảy máu, bị viêm…

Tuy nhiên, từ bỏ một thói quen không hề dễ. Bạn có thể áp dụng một số cách sau để việc bỏ thói quen cắn móng tay dễ hơn:

  • Cắt dũa móng tay thật gọn gàng, đẹp đẽ để bạn trân trọng bộ móng tay hơn.
  • Nhai kẹo cao su hay ăn một loại trái cây, rau củ nào đó như cà rốt để bạn không còn thời gian cắn móng tay nữa.

5. Không dùng móng tay tùy tiện

Nhiều người vẫn dùng móng để mở lon hộp nước, cạo các miếng keo sót trên tường, tháo đinh, xé giấy… Tất cả các lần sử dụng móng tay sai mục đích này đều góp phần làm móng tay giòn dễ gãy.

Khi cần mở lon nước, tháo đinh hay xé giấy, bạn hãy dùng đúng dụng cụ được thiết kế riêng cho những mục đích này. Ban hãy nhớ móng tay là để bảo vệ ngón tay chứ không phải là một dụng cụ để sử dụng tùy tiện nhé.

Cách chăm sóc móng tay luôn khỏe đẹp

Chăm sóc để móng được khỏe đẹp cũng là một cách giúp giảm tình trạng móng giòn dễ gãy. Một số bí quyết sau có thể giúp bạn có móng và da tay sạch đẹp hơn.

1. Giữ tay và móng sạch sẽ

Một bàn tay đẹp là bàn tay có móng sạch sẽ. Bạn hãy giữ tay và móng sạch bằng cách rửa tay thật sự sạch với xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ mọi bụi bẩn.

2. Dưỡng ẩm cho da và móng tay

Rửa tay tuy giúp móng sạch sẽ nhưng sẽ làm móng giòn dễ gãy. Bạn cần dưỡng móng và da tay ngay sau khi rửa. Khi thoa kem dưỡng da tay, bạn nhớ chú ý thoa luôn phần móng tay nhé.

3. Ăn uống đủ chất

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe móng nói riêng.

Móng tay được làm từ một loại protein có tên là keratin. Vậy nên để móng chắc khỏe, bạn hãy bổ sung protein từ các món như thịt gia cầm, cá, bò và thịt heo. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thêm các loại rau có nhiều protein như cải bó xôi.

Móng tay giòn dễ gãy tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể là dấu hiệu bạn cần quan tâm tới đôi tay mình nhiều hơn. Móng khỏe sẽ giúp bạn có một đôi tay xinh xắn và khỏe khoắn nên bạn hãy chăm sóc phần cơ thể này nhiều hơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? 4 nhóm thực phẩm và 2 bài tập tốt cho cột sống

(26)
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì đó liên quan đến xương cột sống, bên ... [xem thêm]

3 lý do tại sao các đấng mày râu nên đi khám nam khoa

(26)
Việc đàn ông khám nam khoa định kỳ nhiều hơn chính là một cách bảo vệ toàn diện cho sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình. Nam giới thường luyện tập ... [xem thêm]

Bổ sung chất sắt cho bé như thế nào là hợp lý?

(24)
Sắt là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của bé. Hôm nay, Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn về tầm quan ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 2)

(25)
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách trị khô da hiệu quả

(100)
Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với các chất lạ. Bình thường da khô chỉ gây khó chịu nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, da khô ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng và sức khỏe cho trẻ sau đột quỵ

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan

(53)
Theo số liệu được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC), ước tính có khoảng 85% trường hợp nhiễm viêm gan C sẽ diễn tiến thành các bệnh ... [xem thêm]

Bia rượu: Kẻ cướp đi nhan sắc và sức khỏe của phái đẹp

(66)
Rượu bia là một loại đồ uống có thể “thổi bay” tuổi xuân của phụ nữ, khiến làn da trở nên nhăn nheo, xỉn màu và kém sức sống.Với phái đẹp, nhan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN