Tìm hiểu về tinh dầu hương trầm (nhũ hương)

(4.2) - 52 đánh giá

Tinh dầu hương trầm (tinh dầu nhũ hương) có nguồn gốc từ nhựa cây nhũ hương Ấn Độ. Loại dầu này có mùi hương gỗ, ngọt ngào dễ chịu và được ưa thích trong liệu pháp mùi hương.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí các tác dụng thú vị của loại tinh dầu ít người biết đến này cũng như cách sử dụng.

Thư giãn tinh thần, chống trầm cảm

Việc hít thở tinh dầu hương trầm khi được khuếch tán trong không gian sẽ nhanh chóng tạo cảm giác bình yên, thư giãn. Bạn muốn biết dùng tinh dầu hương trầm như thế nào để giảm căng thẳng? Thật ra điều này rất đơn giản, vào cuối ngày, bạn chỉ cần thêm một vài giọt tinh dầu vào bồn nước ấm và sau đó ngâm mình khoảng 10 phút.

Chất khử trùng tự nhiên

Chiết xuất từ hương trầm là một chất khử trùng tự nhiên, do đó loại tinh dầu này sẽ giúp bạn “đánh bay” phần nào vi khuẩn và virus ra khỏi khu vực sinh hoạt và làm sạch không gian sống.

Một số người còn thích đốt hương trầm để loại bỏ mùi hôi khó chịu. Do vậy, bạn có thể sử dụng tinh dầu hương trầm bằng máy khuếch tán hoặc que khuếch tán nhằm giảm ô nhiễm trong nhà, khử mùi và khử trùng bất kỳ vị trí nào.

Bảo vệ răng miệng

Do tính chất sát trùng mà tinh dầu hương trầm là một gợi ý tuyệt vời cho bất kỳ thói quen vệ sinh răng miệng nào. Loại dầu này giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu. Bạn cũng có thể thử tự làm cho bản thân một loại dung dịch làm sạch bằng cách trộn dầu trầm hương với baking soda.

Làm giảm triệu chứng khó tiêu

Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào, chẳng hạn như đầy hơi, táo bón, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc chuột rút thì tinh dầu hương trầm có thể giúp làm giảm bớt sự khó chịu đấy.

Loại dầu này sẽ hoạt động như một enzyme tiêu hóa, qua đó thúc đẩy tốc độ tiêu hóa thức ăn. Bạn chỉ cần 1 – 2 giọt dầu vào 2ooml nước ấm và uống chậm rãi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn sản phẩm tinh dầu đang dùng là loại nguyên chất 100% để nâng cao tính an toàn.

Làm đẹp da, trị rạn, ngừa mụn

Tinh dầu chiết xuất từ hương trầm có thể giúp chữa lành vết thương, giảm sự xuất hiện của các vết sẹo hoặc vết thâm do mụn để lại. Ngoài ra, những vết rạn da hoặc tình trạng chàm cũng sẽ được cải thiện.

Trộn 2 – 3 giọt dầu hương trầm cùng dầu nền (dầu bơ, dầu thầu dầu, dầu hạnh nhân…) hoặc kem dưỡng da không mùi và thoa trực tiếp lên da. Hãy cẩn thận để không bôi lên vết thương hở bởi bạn sẽ cảm thấy khá rát đấy.

Giải cảm và cúm

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh hoặc cúm, hãy sử dụng tinh dầu hương trầm để giúp giảm ho. Hoạt chất trong dầu hỗ trợ loại bỏ đờm trong phổi. Nó cũng hoạt động như một chất chống viêm trong đường mũi, giúp thở dễ dàng hơn, ngay cả đối với những người bị dị ứng hoặc hen suyễn.

Thêm một vài giọt vào một miếng vải và hít vào để dễ thở hoặc sử dụng máy khuếch tán dầu.

Giảm đau và viêm

Để cải thiện lưu thông và giảm các triệu chứng đau khớp hoặc đau cơ liên quan đến các tình trạng như viêm khớp, rối loạn tiêu hóa và hen suyễn, hãy thử xoa bóp tinh dầu hương trầm vào vùng bị đau hoặc dùng máy khuếch tán để mùi hương được lan tỏa trong không khí.

Ngoài ra, bạn có thể thêm một giọt dầu vào nước ấm, sau đó ngâm một chiếc khăn rồi chườm lên cơ thể nhằm giảm đau cơ.

Tăng cường sức đề kháng

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tác dụng của tinh dầu hương trầm còn giúp tăng cường miễn dịch có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus và thậm chí là ung thư nguy hiểm.

Nếu bạn đang muốn tìm mua loại tinh dầu này, hãy tránh chọn những sản phẩm có tiêu đề “fragrance oil” hoặc “perfume oil” bởi chúng có thể không có chất lượng tốt nhất và mang đến lợi ích sức khỏe như mong muốn.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

15 bí quyết kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng

(88)
Kiểm soát tiểu đường không khó. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe.Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ để theo ... [xem thêm]

Hướng dẫn sơ cứu khi chảy máu để ngăn ngừa nhiễm trùng

(91)
Cách sơ cứu khi chảy máu như thế nào cho đúng cách rất quan trọng, vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bị thương.Có rất ... [xem thêm]

Probiotic có trong thực phẩm nào?

(80)
Probiotic (men vi sinh) là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa. Tác dụng của ... [xem thêm]

Mách bạn cách sống sót qua mùa nắng nóng

(79)
Thời tiết mùa nắng nóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Hãy tham khảo các cách sau để chống chọi qua tiết trời oi bức này bạn nhé.Thời ... [xem thêm]

Triệu chứng ốm nghén báo hiệu giới tính em bé?

(86)
Một số người tin rằng giới tính của em bé có thể được xác định thông qua dấu hiệu ốm nghén của các mẹ bầu trong thai kì.Hầu hết các thai phụ đều ... [xem thêm]

10 cách chọn thành phần kem dưỡng ẩm cho da mụn

(77)
Dưỡng ẩm là bước chăm sóc da không thể thiếu đối với mọi làn da, kể cả da mụn. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ về các thành phần cần có và cần tránh khi ... [xem thêm]

Bổ sung DHA cho bà bầu: Việc làm cần thiết nên thực hiện

(82)
Bổ sung DHA cho bà bầu không những đem đến tác dụng tốt cho thai nhi trong bụng mà còn giúp bạn phòng ngừa được một số nguy cơ nhất định.DHA (axit ... [xem thêm]

5 tác dụng phụ khó lường của cây quế

(96)
Từ lâu, cây quế đã được biết đến với công dụng mang lại hàng loạt các lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, liệu bạn có biết rằng loại thực phẩm này cũng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN