Bổ sung DHA cho bà bầu: Việc làm cần thiết nên thực hiện

(3.62) - 82 đánh giá

Bổ sung DHA cho bà bầu không những đem đến tác dụng tốt cho thai nhi trong bụng mà còn giúp bạn phòng ngừa được một số nguy cơ nhất định.

DHA (axit docosahexaenoic) là một axit béo thuộc nhóm omega-3 thường được khuyên dùng cho phụ nữ khi mang thai. Bác sĩ đã nhận định bổng sung DHA cho bà bầu đầy đủ có thể giúp chống lại một số biến chứng liên quan đến thai kỳ, cũng như thai nhi trong bụng phát triển tốt hơn.

Bạn có thể tìm thấy DHA trong các loại cá béo và rong biển hoặc dưới dạng thực phẩm chức năng. Ngoài ra, cơ thể tự nhiên cũng sản xuất một lượng nhỏ DHA. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ chia sẻ 7 lợi ích của DHA đối với quá trình mang thai và kèm theo đó là cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng này trước khi bé yêu chào đời.

Lợi ích khi bổ sung DHA cho bà bầu

Bổ sung DHA cho bà bầu sẽ đem đến nhiều tác dụng tốt. Đó là:

1. Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Hải sản như cá, nghêu, sò, ốc… chứa khá nhiều axit béo omega-3 EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA. Đây là những dưỡng chất thiết yếu tốt cho não bộ. Ăn hải sản khi mang thai có thể mang lại lợi ích đến sức khỏe thần kinh của người mẹ vì nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa lượng DHA và EPA thấp khiến phụ nữ dễ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh. Do vậy, bạn hãy cân nhắc bổ sung hải sản vào thực đơn hàng tuần nhé.

2. Chống lại tiền sản giật

Có ít nghiên cứu về việc sử dụng DHA trong phòng ngừa tiền sản giật. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Prostaglandin, Leukotrienes and Essential Fatty Acids, trên 109 thai phụ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ bị tiền sản giật có mức DHA khá thấp. Theo đó, điều này cho thấy rằng DHA có thể giúp bảo vệ mẹ bầu chống lại tiền sản giật, một tình trạng vốn rất nguy hiểm.

3. Ngăn ngừa sinh non

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ở Mỹ, có 12% trẻ bị sinh non (chào đời trong khoảng từ 22 – 36 tuần tuổi). Trẻ sinh non có thể cần phải được chăm sóc đặc biệt và theo dõi kỹ lưỡng vì trẻ có nguy cơ gặp những tình trạng sức khỏe bẩm sinh.

Nếu bổ sung DHA cho bà bầu đúng thời điểm, bạn sẽ giảm được nguy cơ sinh non. Một cuộc kiểm tra trên hơn 4.000 phụ nữ cho thấy hấp thụ axit béo omega-3 bao gồm EPA và DHA có hiệu quả trong việc ngăn ngừa trẻ ra đời sớm hơn dự kiến.

4. Tốt cho não bộ thai nhi

EPA và DHA tham gia vào việc hình thành não bộ của bé. Theo thạc sĩ Elizabeth Ward, một chuyên gia về dinh dưỡng khi mang thai, não bộ sử dụng DHA trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và tiếp tục quá trình này cho đến khi trẻ hai tuổi.

Do vậy, bổ sung DHA là điều rất cần thiết trong thời gian mang thai, cho con bú mẹ và khi bé chuyển sang dùng sữa công thức. Các nhãn hiệu sữa công thức trẻ em đều được bổ sung DHA dù hàm lượng khác nhau.

5. Trẻ sơ sinh không bị béo phì

Tình trạng béo phì ở trẻ em đang gia tăng. Dù có nhiều yếu tố đóng vai trò là tác nhân gây ra nhưng việc bổ sung DHA cho bà bầu có thể mang tác động tích cực đến vấn đề này. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã báo cáo rằng các bà mẹ bổ sung khoảng 600mg DHA trong thời gian mang thai sẽ sinh những em bé có lượng mỡ trong cơ thể khá thấp.

6. Cải thiện chỉ số apgar

Các bác sĩ đưa ra nhận định rằng nếu bổ sung DHA cho bà bầu một cách đầy đủ, bé sinh ra sẽ có chỉ số apgar (bài kiểm tra đánh giá sức khỏe thể chất của con qua 5 tiêu chí màu da, nhịp tim, phản xạ kích thích, cử động và hô hấp) cao và có thể đối phó với căng thẳng theo chiều hướng tích cực.

7. Tốt cho thị giác của con

Một nghiên cứu trên 167 phụ nữ mang thai được tiến hành tại Khoa Nhi của Đại học British Columbia, Canada, cho thấy mối tương quan giữa thị lực ở trẻ 2 tháng tuổi và lượng DHA mẹ bầu hấp thụ trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Nếu bổ sung một lượng vừa đủ, bạn sẽ giúp con phát triển thị giác toàn diện.

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu DHA?

Mặc dù chưa có khuyến nghị chính thức về lượng DHA mà mẹ bầu cần, nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Y học Chu sinh đã kết luận rằng phụ nữ mang thai và cho con bú cần 200mg DHA mỗi ngày.

Cách bổ sung đủ DHA cho bà bầu

Do DHA rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé nên mẹ bầu cần phải hấp thụ đủ lượng DHA khi mang thai qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng vitamin bổ sung. Cá hồi, cá ngừ đóng hộp và các sản phẩm có DHA như trứng và sữa đều là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào danh sách thực đơn các món ăn làm từ cá cơm, cá trích, cá mòi, quả óc chó và dầu óc chó.

Nếu muốn bổ sung DHA cho bà bầu bằng thực phẩm chức năng, bạn hãy tìm một loại có nguồn gốc từ tảo thay vì dầu cá bởi nó sẽ không gây khó tiêu cho dạ dày vốn đã nhạy cảm của thai phụ. Hiện các sản phẩm bổ sung DHA được bán ở nhiều nơi nên bạn có thể dễ dàng tìm mua.

Cẩn trọng khi ăn cá

Cá là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời, nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn cần phải thận trọng khi dùng. Dù những loại cá béo có nhiều DHA nhưng bạn có nguy cơ nạp vào cơ thể một lượng thủy ngân. Đây là vấn đề đáng được chú ý. Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên như sau:

  • Tránh ăn cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngói, cá đầu vuông
  • Ăn một ít (170g hoặc ít hơn mỗi tuần) cá ngừ vây dài đóng hộp hoặc đánh bắt tươi sống từ những nguồn bảo đảm
  • Ăn cẩn thận (tối đa 350g mỗi tuần) các loại hải sản như động vật có vỏ, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá da trơn.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì để kích thích trí tưởng tượng của trẻ?

(48)
Trẻ thơ là giai đoạn mà trí tưởng tượng phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên tạo mọi điều kiện để kích thích trí tưởng ... [xem thêm]

Cách ứng xử tinh tế với những người bị nghiện

(53)
Hãy học cách ứng xử với người nghiện để xua tan tâm lý bối rối và sợ hãi nhằm giúp đỡ họ có thể bình tâm quay trở lại cuộc sống bình thường.Bạn ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu và so sánh kích thước thai nhi theo tuần

(10)
Việc so sánh kích thước thai nhi theo từng tuần với một loại trái cây hay rau quả nào thân thuộc nào đó sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn thú vị hơn về sự ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về ăn vặt ở trẻ em?

(69)
Dù cho những bà mẹ vẫn thường hay căn dặn: “Con không được ăn trước bữa tối vì nó sẽ làm hư răng đấy!” thì nhiều bậc cha mẹ thỉnh thoảng vẫn ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì về sùi mào gà ở miệng?

(91)
Sùi mào gà ở miệng là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở nam giới. Bạn nên cẩn thận với vấn đề này vì nó có thể dẫn đến biến chứng ung thư vòm ... [xem thêm]

Bệnh dại có chữa được không?

(15)
Đã bao giờ bạn, hoặc người thân của bạn, bị chó dại cắn chưa? Lúc đó bạn xử lý vết cắn thế nào để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại? Liệu bệnh ... [xem thêm]

Vì sao khi ho bị són tiểu?

(77)
Bệnh són tiểu xảy ra khi bạn mất kiểm soát bàng quang. Bạn bị són tiểu khi nước tiểu rỉ ra ngoài trước khi bạn đi vệ sinh.Một vài bệnh nhân nữ rỉ một ... [xem thêm]

40 tuần

(48)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Cảm xúc của bé đang dần trở nên rõ ràng hơn. Trong vài tháng tới, bé đã có thể học cách đánh giá, bắt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN