15 bí quyết kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng

(4.04) - 88 đánh giá

Kiểm soát tiểu đường không khó. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 6 thói quen mà bạn nên thực hiện hàng ngày để có thể kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

1. Ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát tiểu đường

Việc bạn ăn như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết. Vì vậy, đối với những người bị tiểu đường thì ăn uống lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Thực chất, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn bất kỳ món nào mà chỉ cần ăn đủ lượng thích hợp với cơ thể.

Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, hãy luôn chọn các thực phẩm từ sữa tách béo và thịt nạc. Tuy không phải kiêng khem hoàn toàn nhưng bạn vẫn nên hạn chế dùng những thức ăn chứa nhiều chất béo và đường.

Đồng thời, bạn hãy luôn kiểm tra kỹ lượng tinh bột đường và cố gắng chỉ tiêu thụ một mức nhất định hàng ngày vì chúng có thể chuyển hóa thành đường. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nữa.

2. Tập thể dục thường xuyên

Hãy trở nên năng động hơn! Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym hay thực hiện những bài tập nặng nề. Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay chơi trò chơi hành động đều có ích cho sức khỏe của bạn. Dành vài ngày trong tuần để vận động, có thể trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Theo WebMD, nếu sau khi tập mà bạn ra mồ hôi nhiều và thở khó hơn nghĩa là hoạt động đã đủ hiệu quả. Thường xuyên vận động sẽ giảm được mức đường huyết, giúp bạn kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Không chỉ vậy, tập thể dục nhiều hơn thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng sẽ thấp hơn, bạn còn có thể giảm cân và giải tỏa căng thẳng nữa.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe ít nhất là 6 tháng/lần. Bệnh tiểu đường còn có nguy cơ dẫn đến đau tim, vì vậy, bạn nên theo dõi thường xuyên lượng cholesterol, huyết áp và A1c (mức đường huyết trung bình trong 3 tháng).

Bên cạnh đó, mỗi năm bạn nên kiểm tra mắt toàn diện một lần cũng như đi thăm khám để có thể phát hiện sớm các biến chứng như viêm loét chân và tổn thương thần kinh.

4. Giải tỏa căng thẳng

Khi bạn bị stress, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Còn khi bạn đang lo lắng, việc kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ không được tốt như bình thường nữa.

Căng thẳng nhiều có thể làm bạn quên mất việc tập luyện, ăn uống hay uống thuốc đúng cách. Hãy tìm một cách để giải tỏa stress cho riêng mình, ví dụ như: hít thở sâu, tập yoga hoặc những sở thích khác có thể làm bạn thư giãn.

5. Không hút thuốc để kiểm soát tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc thêm những căn bệnh khác như: bệnh tim mạch, bệnh về mắt, thận, mạch máu, tổn thương thần kinh và đột quỵ.

Nếu bạn có hút thuốc thì nguy cơ mắc những căn bệnh này sẽ trở nên cao hơn nữa. Việc tập thể dục cũng sẽ khó khăn hơn khi bạn hút thuốc. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cai thuốc càng sớm càng tốt cho sức khỏe của bạn.

6. Thói quen kiểm soát tiểu đường: hạn chế dùng đồ uống có cồn

Nếu bạn không uống nhiều bia, rượu vang và rượu mạnh, việc kiểm soát tiểu đường sẽ dễ dàng hơn.

Vì vậy nếu muốn uống, bạn hãy uống có mức độ. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ không nên uống quá 1 phần đồ uống mỗi ngày và đàn ông không nên quá 2 phần. Đồ uống có cồn sẽ làm đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp. Bạn nên kiểm tra nồng độ đường trong máu trước khi uống và uống có chừng mực để tránh bị hạ đường huyết.

Nếu bạn đang dùng thêm insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh thì nên ăn đầy đủ trước và trong khi uống. Bên cạnh đó, một số đồ uống có cồn như rượu lạnh còn có lượng tinh bột đường cao, vì vậy đừng quên tính chúng vào tổng lượng tinh bột bạn tiêu thụ mỗi ngày nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách trồng cây trong nhà không lo bị đau lưng

(91)
Nếu bạn cảm thấy không an tâm với thực phẩm mua bên ngoài, hãy áp dụng cách trồng rau sạch ngay tại nhà để tha hồ tận hưởng món ăn lành mạnh này ... [xem thêm]

Ung thư mắt: Mối nguy hiểm cận kề bạn nên biết

(60)
Những năm gần đây, ung thư mắt là căn bệnh khá phổ biến đối với toàn cầu. Trong đó, u hắc bào mắt là căn bệnh được biết đến nhiều nhất.Hiện nay, ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?

(17)
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tình dục cao hơn so với người bình thường. Song một nghiên cứu cho thấy chỉ có ... [xem thêm]

5 thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ

(88)
Là cha mẹ, ai cũng muốn các bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thông minh và cao lớn hơn mỗi ngày. Để đạt được điều đó đòi hỏi các ... [xem thêm]

Triệu chứng giống đột quỵ nhưng không phải là đột quỵ

(100)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Yoga cho trẻ em, phương thuốc đẩy lùi căng thẳng hiệu quả

(92)
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.Đến lớp ... [xem thêm]

5 sự thật về quan hệ tình dục phụ nữ nên biết trước khi 30

(55)
Bước qua độ tuổi đôi mươi, quan hệ tình dục đã không còn là vấn đề “cấm kỵ” khi bạn đã đủ trưởng thành. Vậy điều gì phụ nữ nên biết trước ... [xem thêm]

Sữa mát tốt cho hệ tiêu hóa của bé cần có thành phần nào?

(18)
Theo quan niệm của dân gian, nguyên nhân khiến một em bé không kháu khỉnh, không bụ bẫm, hay bị táo bón, kém hấp thu là do bé uống “sữa nóng”. Vì thế, khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN