Tìm hiểu về nước tiểu khi mang thai và nguy cơ kèm theo

(3.68) - 96 đánh giá

Nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ cho bạn nhiều điều về tình trạng sức khỏe. Mặt khác, khoảng thời gian này cũng là lúc nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận tăng cao.

Những thay đổi trong nước tiểu có thể vừa là dấu hiệu mang thai vừa là dấu hiệu của các vấn đề trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu còn có nguy cơ cao mắc phải chứng sỏi thận do nồng độ nội tiết tố estrogen tăng cao. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.

1. Thay đổi nước tiểu biểu hiện như thế nào?

Không ít chị em sẽ phát hiện ra mình đang mang thai khi sử dụng các biện pháp thử thai tại nhà thông qua nước tiểu. Khoảng 12 – 14 ngày sau khi thụ thai, thử thai bằng nước tiểu là kiểm tra nồng độ hormone human chorionic gonadotropin (hCG) trong nước tiểu. HCG là một hormone được tạo ra trong quá trình mang thai và hình thành trong nhau thai, có nhiệm vụ nuôi dưỡng trứng thụ tinh sau khi cấy vào thành tử cung. Mức hCG tăng nhanh và đạt đỉnh trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó giảm dần.

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, mức hCG trên 5 mIU/ml thường cho kết quả mang thai âm tính và nồng độ hCG trên 25 mIU/ml sẽ cho kết quả dương tính. Kết quả giữa các con số này đôi khi cần được kiểm tra lại một lần nữa. Ngoài ra, vì nồng độ hCG có thể rất khác nhau, bạn cần siêu âm để xác nhận chính xác mình đã mang thai.

Nồng độ hCG thấp có thể cho thấy vấn đề bất ổn trong thời gian mang thai chẳng hạn như sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Ngoài ra, nồng độ hCG cũng báo hiệu thai kỳ gặp trục trặc hoặc mang thai trứng, mang đa thai. Sau khi sẩy thai, phải mất khoảng 4 – 6 tuần nồng độ hCG mới trở lại bình thường.

Bác sĩ khuyên nên thử thai vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy bởi vì đây là thời gian nước tiểu đậm đặc nhất.

2. Nước tiểu thay đổi như thế nào khi mang thai?

Nước tiểu khi mang thai sẽ thay đổi khá nhiều. Một số người có thể cảm thấy mình đi vệ sinh nhiều hơn trước khi chú ý đến việc trễ kinh và nghĩ đến biện pháp thử thai. Điều này xảy ra bởi cơ thể bắt đầu sản xuất hormone hCG sau khi phôi thai bám vào tử cung thành công và hormone này có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên.

Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng cao và khoảng 25% lượng máu đó được dẫn trực tiếp đến thận, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn. Màu sắc và mùi của nước tiểu khi mang thai có thể cho bạn biết rất nhiều về sức khỏe của bản thân. Nếu nước tiểu có màu đậm và đặc thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất nước. Phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước hơn bình thường và nhìn vào nước tiểu, bạn có thể biết mình có uống đủ nước hay không. Chứng ốm nghén nặng có thể gây ói mửa hoặc mất nước.

Khi mang thai, nội tiết tố thai kỳ có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Mùi nước tiểu có vị nồng đôi lúc báo hiệu rằng bạn đang mắc phải chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặt khác, bạn cũng có khả năng nhận thức rõ hơn về những thay đổi về mùi trong nước tiểu bởi trong thời gian này, các giác quan của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn nhiều.

Nếu nhận thấy máu trong nước tiểu hay nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu bất cứ lúc nào trong khi mang thai, hãy đến bác sĩ khám để được kiểm tra. Một số thai phụ có thể xuất huyết nhẹ vào đầu thai kỳ nhưng tình trạng này không phải là dấu hiệu nguy hiểm.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể có nhu cầu đi tiểu thường xuyên nhưng cũng không nên quá lo lắng. Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên bàng quang khiến bạn muốn đi vệ sinh hơn. Đôi lúc, bạn cũng có thể bị nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.

3. Mang thai và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập niệu đạo và nhiễm vào bàng quang, niệu quản hoặc thận. Phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu, bệnh đái tháo đường, trước đây đã có con hoặc thừa cân cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên điều trị cẩn thận vì tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ lẫn con, thậm chí dẫn đến nguy cơ sinh non. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể thực hiện phân tích nước tiểu nhằm phát hiện vi khuẩn. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh. Nếu tình trạng nặng, bạn sẽ cần đến phương pháp tiêm thuốc qua tĩnh mạch.

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng tốc độ hồi phục bằng cách uống nhiều nước, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, giữ vùng âm đạo sạch sẽ. Nên mặc đồ lót bằng vải cotton, tránh quần bó sát, ngâm nước quá lâu.

4. Mang thai và nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là do mẹ bầu nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm B, một loại vi khuẩn thường sống trong ruột hoặc đường sinh dục. Mặc dù liên cầu khuẩn nhóm B ít có khả năng gây nhiễm trùng ở người lớn, nhưng nó có thể lây lan sang thai nhi trong lúc chuyển dạ và gây bệnh liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh. Đôi khi liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm đối với trẻ sơ sinh có các triệu chứng như sốt, hôn mê và khó bú trong vòng một tuần sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng có khả năng khởi phát muộn bệnh từ vài tuần hoặc vài tháng sau khi chào đời.

Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B vào cuối thai kỳ, thường là giữa tuần 35 và 37. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh penicillin trong khi chuyển dạ để ngăn ngừa nhiễm trùng khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh.

5. Tầm quan trọng của kiểm tra nước tiểu khi mang thai

Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích nước tiểu khi khám thai lần đầu và định kỳ trong thời gian mang thai nhằm theo dõi hoặc phát hiện tình trạng nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận, mất nước hay đái tháo đường. Nồng độ protein cao trong nước tiểu có thể chỉ ra rằng bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh thận nghiêm trọng và phát hiện tình trạng tiền sản giật để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Oral sex: Quan hệ bằng miệng không đáng sợ như bạn nghĩ

(50)
Oral sex vẫn đang chủ để khiến nhiều người ngại ngùng, lo sợ do tâm lý không muốn nhắc tới chuyện phòng the. Tuy nhiên, đây lại là “gia vị” khiến ... [xem thêm]

Con tự làm đau mình: Tình trạng cần bố mẹ quan tâm

(34)
Bố mẹ thường thương yêu con hết mực. Vì thế, mỗi khi con bị thương do té ngã, bố mẹ đều cảm thấy xót xa. Nỗi đau này càng tăng khi con tự làm đau mình. ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường

(49)
Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh tiểu đường được sinh ra khi người mẹ đang mắc bệnh tiểu đường. Điều đó tức là người mẹ này có lượng đường (glucose) ... [xem thêm]

Bạn biết gì về cơn đau bộc phát?

(33)
Đau mạn tính là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Bởi đau là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh và được phân chia thành nhiều ... [xem thêm]

Hội chứng sợ đám đông khiến thế giới của bạn thu nhỏ lại

(68)
Nếu mắc hội chứng sợ đám đông, bạn sẽ cảm thấy sợ nói trước đám đông và sợ giao tiếp nên chỉ muốn thu mình trong không gian nhỏ hẹp ở nhà. Thậm ... [xem thêm]

Cho con bú có thật sự gây chảy xệ ngực?

(25)
Hẳn bạn sẽ băn khoăn việc cho con bú sữa mẹ ảnh hưởng như thế nào tới bầu ngực, nhưng hãy làm như trái tim bạn mách bảo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ... [xem thêm]

Thai nhi 21 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(23)
Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổiThai nhi 21 tuần phát triển như thế nào?Hẳn nhiều mẹ cũng tò mò muốn biết thai 21 tuần cân nặng bao nhiêu? Trả lời ... [xem thêm]

Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(25)
Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN