Tìm hiểu về chứng rối loạn gắn bó ở trẻ em

(3.96) - 94 đánh giá

Bạn cảm thấy con yêu tỏ ra không muốn gần gũi với mình như những người khác? Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải chứng rối loạn gắn bó.

Hầu hết trẻ sơ sinh phát triển sự gắn bó tình cảm với người chăm sóc cho chính mình từ nhỏ. Bé sẽ thể hiện sự lo lắng nếu bạn rời đi và trở nên vui vẻ khi thấy bố hoặc mẹ đã trở lại. Tuy nhiên, một số trẻ mắc phải chứng rối loạn gắn bó vì bố mẹ không thể đáp ứng nhu cầu của con. Bé không thể gắn kết với người lớn và gặp khó khăn để phá triển cảm xúc gần gũi.

Chứng rối loạn gắn bó dẫu cho có thể điều trị thành công nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm và kịp thời. Nếu không được can thiệp chữa trị, trẻ nhỏ có thể gặp các vấn đề tâm lý liên tục trong suốt cuộc đời.

Tầm quan trọng của sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ

Những trải nghiệm tích cực lặp đi lặp lại với bố mẹ giúp trẻ sơ sinh phát triển sự gắn bó. Khi một người lớn phản ứng với việc trẻ nhỏ khóc bằng cách cho ăn, thay tã hoặc dỗ dành con, bé sẽ dần biết rằng mình có thể tin tưởng ở bố mẹ. Trẻ em phát triển sự gắn bó sẽ có xu hướng:

  • Giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn
  • Ít có phản ứng cực đoan với tình trạng căng thẳng
  • Hình thành mối quan hệ tốt với người xung quanh
  • Hứng thú với những điều mới mẻ và khám phá chúng một cách độc lập.

Trẻ nhỏ chịu đựng phản ứng tiêu cực hoặc thất thường, không đoán trước được từ người lớn có khả năng phát triển chứng rối loạn gắn bó. Bé sẽ nhận thấy người lớn không đáng tin cậy và không tin tưởng ai một cách dễ dàng dẫu cho đó có là người thân trong gia đình đi chăng nữa. Thêm vào đó, dấu hiệu cho vấn đề này gồm:

  • Đau khổ quá mức
  • Lảng tránh tiếp xúc với mọi người
  • Thể hiển sự tức giận, lo lắng và sợ hãi quá mức.

Các dạng của rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia đã chia rối loạn gắn bó thành 2 dạng: Rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế và rối loạn phản ứng gắn bó.

Một dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn ràng buộc xã hội thiếu kiềm chế là sự thân thiện quá mức với người lạ. Bé sẽ tìm kiếm sự an ủi từ một người lạ thậm chí tỏ ra thân thiết với họ và không biểu lộ bất kỳ cảm giác buồn bã nào khi bố hoặc mẹ vắng mặt trong thời gian dài.

Rối loạn phản ứng gắn bó là một dạng rối loạn ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, bé sẽ không cảm nhận được tình thương từ bố mẹ hoặc người thân dù bạn đã làm mọi cách. Ngoài ra, con còn tỏ ra không thoải mái khi bị chạm vào, lảng tránh giao tiếp bằng ánh mắt và luôn dè dặt với bạn. Hầu hết trẻ nhỏ gặp phải rối loạn tâm lý sẽ biểu hiện một loạt hành vi có vấn đề.

Các điều kiện kèm theo khi trẻ bị rối loạn gắn bó

Rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ không chỉ nằm ở việc bé gặp khó khăn khi gần gũi với bố mẹ. Trẻ mắc phải chứng bệnh này sẽ gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp, kiểm soát cảm xúc và hành vi. Ngoài chỉ số IQ thường khá thấp, các bé cũng như dễ bị rối loạn ngôn ngữ hơn so với những trẻ khác.

Một nghiên cứu năm 2013 đã kiểm tra trẻ em bị rối loạn gắn bó và cho thấy những số liệu như sau:

  • 52% trẻ mắc phải rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • 29% trẻ mắc phải rối loạn thách thức chống đối
  • 29% trẻ mắc phải chứng rối loạn cư xử
  • 19% trẻ mắc phải chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • 14% trẻ mắc phải chứng rối loạn phổ tự kỷ
  • 14% trẻ mắc phải có một nỗi ám ảnh cụ thể
  • 1% trẻ mắc phải mắc chứng rối loạn tic.

Nhìn chung, có khoảng 85% trẻ em gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh khác bên cạnh chứng rối loạn gắn bó.

Điều trị chứng rối loạn gắn bó ở trẻ em

Khía cạnh quan trọng nhất trong việc giúp trẻ phát triển sự gắn bó liên quan đến một môi trường ổn định, lành mạnh. Nếu nhận thấy những biểu hiện tâm lý bất thường của bé, bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào các biểu hiện của trẻ mà bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách tập cho con sống lành mạnh hơn

(99)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp bạn sớm “tạm biệt” thói quen ăn đêm tai hại

(72)
“Hãy ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như người hành khất” dường như là “chân lý” sống khỏe mà nhiều người ngày nay ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm bơ cho bé ăn dặm?

(53)
Bằng cách làm bơ cho trẻ ăn dặm, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của bé như tiêu hóa tốt, ngon miệng…Sau những tháng đầu ... [xem thêm]

Nên nói gì với con khi cha mẹ bị nhiễm HIV

(59)
Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn ... [xem thêm]

Mách bạn quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ

(32)
Bơi lội mang lại niềm vui cho trẻ, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến các tai nạn đuối nước, thậm chí với cả những trẻ biết bơi. Vậy nên, những quy ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc giãn cơ

(21)
Thuốc giãn cơ hoặc thuốc giúp thư giãn cơ là loại thuốc dùng để điều trị tình trạng co thắt cơ hoặc co cứng cơ. Các thuốc giãn cơ theo toa có thể giúp ... [xem thêm]

Ít phút tìm hiểu phản ứng dị ứng có thể cứu mạng người

(68)
Xét nghiệm dị ứng là một xét nghiệm thực hiện bởi một chuyên gia về dị ứng nếu cơ thể của bạn có phản ứng dị ứng với một chất được biết ... [xem thêm]

4 tiêu chí trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm bố mẹ cần biết

(42)
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Với những gia đình có con nhỏ, việc trang bị đầy đủ kiến thức về ngộ độc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN