Mách bạn quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ

(4.49) - 32 đánh giá

Bơi lội mang lại niềm vui cho trẻ, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến các tai nạn đuối nước, thậm chí với cả những trẻ biết bơi. Vậy nên, những quy tắc an toàn khi tập bơi là rất cần thiết.

Không còn nơi nào giúp bạn tránh khỏi cái nóng mùa hè tuyệt vời hơn các địa điểm như bể bơi và bãi biển. Tuy nhiên, những địa điểm này cũng có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu bố mẹ không có các biện pháp an toàn cần thiết. Đuối nước là nguyên nhân khiến gần 1.000 trẻ em tử vong mỗi năm. Phần lớn các vụ đuối nước xảy ra tại các bể bơi gần nhà. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong cho người trong độ tuổi từ 5 – 24.

Tin vui cho các bậc phụ huynh là vẫn có nhiều biện pháp giúp trẻ tự do bơi lội trong vòng an toàn và đảm bảo các bé biết cách ứng phó kịp thời khi không có người lớn giám sát.

Tại sao các quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ lại quan trọng?

Cá có thể sống và hít thở trong nước nhưng chúng ta thì không và không khí rất cần thiết cho việc hô hấp của con người. Khi bị đuối nước, oxy không thể vào máu nên có rất ít khí oxy được đưa lên não và các bộ phận khác của cơ thể.

Đuối nước là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi. Đuối nước có thể xảy ra rất nhanh, đôi khi trong vòng chưa đầy 2 phút sau khi nạn nhân rơi xuống nước và không phải lúc nào các nhân viên cứu hộ cũng có mặt để giúp đỡ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này.

Nhiều tai nạn và suýt chết ngạt do đuối nước xảy ra khi trẻ nhỏ đột ngột rơi xuống hồ tại các bể bơi. Tuy nhiên, tai nạn này có thể xảy ra bất cứ nơi nào, thậm chí là ngay tại nhà. Vì thế, bạn cần phải nắm rõ các quy tắc cho trẻ bơi lội an toàn trước khi xuống nước.

Để an toàn cho trẻ khi tập bơi và phòng bệnh có thể gây ra bởi nước hồ bơi

Khi đi bơi, trẻ thường mắc bệnh và điều này có liên quan đến hóa chất trong hồ. Theo thống kê, mỗi năm có đến 5.000 người nhập viện khi đi bơi ở hồ công cộng và 1/2 trong số đó là trẻ em. Ngoài ra, bé tập bơi còn dễ mắc phải một số căn bệnh truyền nhiễm khác như tiêu chảy. Dưới đây là một số cách để hạn chế nguy cơ mắc phải những bệnh này khi đi bơi.

1. Rửa tay

Rửa tay là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần phải dạy cho trẻ để giữ vệ sinh cho bản thân và tránh các rủi ro về sức khỏe. Rửa tay giúp loại bỏ vi khuẩn và là một thói quen rất dễ tập. Hãy nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên và chắc chắn rằng trẻ sẽ không xuống hồ nếu như chưa rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

2. Tắm trước khi xuống hồ

Đây là một quy tắc quan trọng mà bạn cần nhớ khi cho con đi hồ bơi công cộng. Tắm trước khi xuống hồ sẽ giúp cơ thể sạch sẽ hơn, loại bỏ những vi khuẩn không mong muốn hoặc những hóa chất có trên da. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng đôi khi những hóa chất bám trên da như mỹ phẩm nếu tiếp xúc với những hóa chất có trong nước hồ sẽ sinh ra những chất vô cùng độc hại.

3. Không uống nước hồ bơi

Bạn hãy nhắc nhở trẻ thường xuyên về việc không được nuốt nước hồ bơi dù là hồ bơi công cộng hay hồ bơi gia đình đi nữa. Trong nước hồ bơi, có rất nhiều hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

4. Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Cách tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ để khi gặp khó khăn sẽ không bị lúng túng. Khi đi bơi, bạn có thể chuẩn bị: gói dầu gội đầu, sữa tắm, khăn, quần áo bơi, kính bơi, đồ lót…

5. Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc

Nếu sau khi đi bơi, trẻ có các triệu chứng như phát ban, khó thở, viêm họng, đau đầu, ói hoặc ho, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Những dấu hiệu này cho thấy có khả năng trẻ đã bị ngộ độc hóa chất trong nước hồ bơi.

6. Cẩn thận với đuối nước

Đuối nước là mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà bạn cần phải cẩn thận. Trẻ em từ 1 – 4 tuổi có tỷ lệ đuối nước cao nhất, tiếp theo là trẻ từ 5 – 9 tuổi. Tình trạng đuối nước trên cạn cũng nguy hiểm. Làm sao để hạn chế rủi ro này? Tốt nhất, bạn hãy quan sát trẻ cẩn thận và đừng rời mắt khỏi con khi ở dưới hồ nhé.

Luôn chú ý và để mắt đến con

Hãy chắc chắn bé bơi lội trong tầm mắt của bạn. Nếu trẻ còn rất nhỏ hoặc đang trong độ tuổi tập đi, bạn cần xuống nước ở cạnh bé và đảm bảo bé luôn trong tầm với tay của mình lúc cần thiết. Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên để mắt đến con thường xuyên, tránh để những việc như nói chuyện điện thoại, trò chuyện, làm việc nhà hoặc uống rượu làm bạn phân tâm và quên để mắt đến bé. Đặc biệt, các bậc phụ huynh hết sức lưu ý là người giám sát trẻ phải biết bơi.

Quy tắc cho trẻ bơi lội an toàn ở bể bơi tại gia

Nếu nhà bạn có hồ bơi, hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Không để đồ chơi gần hoặc trong hồ bơi khi bé chưa sử dụng;
  • Tháo nước bể bơi sau mỗi lần sử dụng;
  • Không để bé chạy xe đạp hoặc các xe đồ chơi khác cạnh bể bơi;
  • Không để các thiết bị điện gần hồ bơi;
  • Không để bé lặn trong hồ bơi quá sâu;
  • Không chạy nhảy, đùa giỡn trên sàn của bể bơi.

Hàng rào cho hồ bơi

Trẻ có thể leo ra ngoài cửa sổ, hoặc len lỏi từ cửa lớn để ra sân sau vào hồ bơi. Để ngăn không cho trẻ nhỏ đi vào khu vực bể bơi một mình, bạn nên đặt một hàng rào bao quanh bể bơi. Kết hợp với việc quan sát, hàng rào sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ bé của bạn và cả những trẻ khác sống gần nhà. Hàng rào hồ bơi nên:

  • Làm cho bé không leo trèo được và không để bất cứ vật dụng gì bên cạnh mà bé sử dụng để leo qua rào;
  • Có độ cao ít nhất là 1,2m và không có nẹp hoặc tay cầm để trẻ trèo lên được;
  • Khoảng cách giữa các thanh chắn không lớn hơn 10 cm. Hàng rào lưới rất dễ leo trèo nên bạn tránh chọn loại này để làm hàng rào hồ bơi. Nếu phải sử dụng đến hàng rào lưới, ô của mỗi lưới rào không được lớn hơn 4.4 cm;
  • Có cổng hoạt động tốt và có khả năng tự động đóng, chốt. Vị trí của cánh cổng nên được đặt cách xa hồ bơi;
  • Các chốt khóa phải cao hơn chiều cao bé có thể với tay tới – 1,37m từ mặt đất đến then chốt;
  • Đối với hồ bơi phao, để bé tránh xa các bậc tam cấp hoặc thang leo. Khi không sử dụng hồ bơi, khóa hoặc tháo thang để tránh trẻ leo lên.

Các hình thức bảo vệ khác cũng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, chúng vẫn khó có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Những hình thức bảo vệ loại này có thể bao gồm:

  • Tấm phủ tự động (tấm phủ động cơ, vận hành bằng công tắc). Tấm phủ hồ bơi nên phủ toàn bộ hồ bơi để trẻ không bị trượt vào. Bạn phải chắc chắn rằng không còn nước đọng trên tấm phủ. Nên lưu ý rằng các tấm phủ nổi giữ nhiệt cho hồ bơi không phải là loại tấm phủ an toàn
  • Cửa báo động
  • Cửa nhà tự động đóng, chốt
  • Cửa sổ an toàn
  • Thiết bị báo động dùng cho hồ bơi.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh hiểu thêm về các biện pháp phòng chống đuối nước cho con em mình không chỉ ở hồ bơi công cộng mà cả trong nhà của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao bạn dị ứng với trứng và các thức ăn khác?

(17)
Ngứa họng ngứa tai là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như dị ứng hay cảm lạnh. Những triệu chứng này thường không đáng lo ngại và ... [xem thêm]

14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú

(22)
Chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và chất lượng sữa. Hãy tham khảo 14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bú mẹ có cần bổ sung thêm vitamin?

(83)
Nhiều mẹ thắc mắc với Chúng tôi rằng có cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ sơ sinh bú mẹ không. Câu trả lời là có, nhưng trong một số trường hợp ... [xem thêm]

Hoại tử mô mỡ ở da do biến chứng bệnh tiểu đường

(71)
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường là bệnh thoái hóa các mô liên kết ở da. Nó thường xảy ra ở phần dưới của chân. Tổn thương có thể nhỏ hoặc lan rộng ... [xem thêm]

Phòng chống căng thẳng bằng cách giao tiếp phi bạo lực

(75)
Ngày nay, giao tiếp phi bạo lực đang dần trở thành một phương pháp hữu hiệu trong việc phòng chống tình trạng căng thẳng do lời nói phát sinh. Trong nhiều ... [xem thêm]

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

(97)
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng hàng năm, nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Hiểu về ... [xem thêm]

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ăn đúng cách?

(58)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

7 điều bạn có thể làm khi tâm trạng không vui

(48)
Trong cuộc sống hẳn sẽ có không ít những tình huống xảy đến khiến bạn rơi vào tâm trạng không vui. Đừng vội thất vọng hay chán nản vì vẫn có nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN