8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua

(4.09) - 59 đánh giá

Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ và phát hiện bệnh sớm, việc phòng ngừa và điều trị cũng hiệu quả hơn.

Sỏi thận là các tinh thể canxi hoặc axit uric được tạo thành từ muối và khoáng chất. Các tinh thể này hình thành trong thận và di chuyển đến những phần khác của đường tiết niệu.

Sỏi thận có rất nhiều kích thước, chẳng hạn như sỏi thận 4mm hoặc sỏi thận 5,5mm. Một số sỏi thận nhỏ có thể tự ra ngoài, những sỏi lớn hơn cần phải được điều trị y tế để lấy sỏi ra ngoài. Một số sỏi thận lớn đến mức có thể chiếm toàn bộ thận.

Việc hiểu rõ các triệu chứng sỏi thận sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn, từ đó các phương pháp điều trị sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Bạn có thể xem thêm: Thực hư vitamin C gây sỏi thận

8 triệu chứng sỏi thận bạn cần lưu ý

1. Cơn đau ở lưng hoặc bụng

Theo các chuyên gia, cơn đau sỏi thận là một trong những loại đau nghiêm trọng nhất. Theo một số người từng bị đau sỏi thận, cơn đau giống như đau đẻ hoặc đau khi bị dao đâm.

Thông thường, cơn đau bắt đầu khi sỏi thận di chuyển vào vùng niệu quản hẹp, gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên sỏi thận. Áp lực này kích hoạt các sợi dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não. Khi sỏi di chuyển, vị trí và mức độ đau cũng sẽ thay đổi.

Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt do niệu quản co thắt để cố đẩy sỏi ra ngoài. Mỗi đợt đau thường kéo dài khoảng vài phút.

Bạn có thể cảm nhận cơn đau sỏi thận dọc theo sườn và lưng, dưới xương sườn. Cơn đau có thể lan rộng ra vùng bụng và háng khi sỏi di chuyển đến đường tiết niệu.

Những sỏi lớn có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn những sỏi nhỏ, nhưng mức độ nghiêm trọng của cơn đau không nhất thiết liên quan tới kích thước sỏi. Thậm chí, một viên sỏi nhỏ cũng có thể gây đau khi chúng di chuyển hoặc gây tắc nghẽn.

2. Đau hoặc rát khi đi tiểu

Khi sỏi thận đi đến vị trí nối giữa bàng quang và niệu quản, bạn sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu. Các bác sĩ gọi triệu chứng sỏi thận này là chứng khó tiểu. Cơn đau có thể rõ ràng và nóng rát. Nếu không hiểu rõ về tình trạng sỏi thận, bạn có nhầm lẫn bệnh thành nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng cùng với sỏi thận.

3. Tiểu gấp

Nếu bạn thường xuyên bị tiểu gấp thì sỏi thận có thể đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu. Khi bị tiểu gấp, bạn có thể cảm thấy cần phải đi tiểu liên tục suốt ngày.

Tiểu gấp cũng tương tự với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, do vậy bạn có thể dễ nhầm lẫn hai tình trạng.

4. Tiểu ra máu

Tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến ở những người bị sỏi đường tiết niệu. Máu có thể có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đôi khi, bác sĩ chỉ quan sát thấy tế bào máu bằng kính hiển vi vì chúng quá nhỏ.

5. Nước tiểu đục hoặc có mùi

Nước tiểu ở người khỏe mạnh thường trong và không có mùi nặng. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi là dấu hiệu của nhiễm trùng ở thận hoặc phần khác của đường tiết niệu.

Theo một nghiên cứu, khoảng 8% người bị sỏi thận cấp tính bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước tiểu đục là dấu hiệu của mủ trong nước tiểu. Mùi hôi có thể là do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nước tiểu bão hòa.

6. Lượng nước tiểu ít

Các sỏi thận lớn đôi khi có thể mắc kẹt trong niệu quản, làm chậm hoặc ngưng dòng chảy nước tiểu. Nếu bị tắc nghẽn niệu quản, bạn có thể đi tiểu rất ít. Nếu dòng chảy nước tiểu bị tắt hoàn toàn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.

7. Buồn nôn và nôn mửa

Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng phổ biến ở người bị sỏi thận. Những triệu chứng này xuất hiện do thận và đường tiêu hóa có kết nối thần kinh với nhau. Các viên sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm dạ dày khó chịu.

Ngoài ra, buồn nôn và nôn cũng có thể là cách cơ thể phản ứng lại với cơn đau dữ dội.

8. Sốt và ớn lạnh

Sốt và ớn lạnh là những dấu hiệu cho thấy bạn có nhiễm trùng ở thận hoặc đường tiết niệu. Nó cũng có thể là một biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận hoặc liên quan đến các tình trạng nguy hiểm khác. Nếu bị sốt kèm với đau, bạn hãy ngay lập tức đi cấp cứu. Bạn có thể bị sốt cao do nhiễm trùng, từ 38°C trở lên. Ớn lạnh hoặc run rẩy thường đi kèm với sốt.

Bạn có thể tham khảo: Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Chẩn đoán và điều trị sỏi thận

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi thận, họ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định nồng độ canxi và axit uric trong máu, sức khỏe của thận và các tình trạng y tế khác.
  • Xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ có thể giúp bác sĩ xác định nước tiểu có quá nhiều chất kích thích hình thành sỏi hay quá ít chất ngăn ngừa sỏi hình thành. Đối với xét nghiệm này, bạn cần cung cấp mẫu nước tiểu hai lần trong hai ngày liên tiếp.
  • Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ nhìn thấy sỏi thận trong đường tiết niệu. Một số loại xét nghiệm bác sĩ thường chỉ định như X-quang bụng (không thể phát hiện sỏi thận nhỏ), chụp CT năng lượng cao hoặc kép (có thể phát hiện những viên sỏi nhỏ), siêu âm, xét nghiệm không xâm lấn, chụp niệu quản tĩnh mạch.
  • Phân tích các sỏi tự ra ngoài trong phòng thí nghiệm để xác định thành phần của sỏi. Thông tin này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây sỏi thận và có biện pháp phòng ngừa sỏi thận hình thành nhiều hơn.

Sau khi chẩn đoán sỏi thận, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sỏi thận. Thực tế, việc chữa sỏi thận chủ yếu tập trung vào kiểm soát các triệu chứng vì sỏi thận di chuyển thường gây đau đớn cho người bệnh.

Nếu bạn đã từng bị sỏi thận, hãy thử các cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà. Nếu lần đầu tiên mắc bệnh, bạn cần được điều trị y tế.

Bạn có thể xem thêm: Những thông tin hữu ích về thuốc trị sỏi thận

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khàn tiếng kéo dài cứ nghĩ ung thư, cô giáo đã vượt qua bằng cách đơn giản này!

(92)
Khi bị khàn tiếng, một số người thường xem nhẹ nên không đi khám ngay để được chăm sóc y tế. Thế nhưng, bạn có biết tình trạng khàn tiếng kéo dài có ... [xem thêm]

Thủy đậu và rubella không giống nhau như bạn nghĩ

(84)
Thủy đậu và rubella là hai bệnh có triệu chứng tương tự nhau khiến mọi người rất dễ nhầm lẫn. Điểm khác nhau rõ rệt nhất trong triệu chứng hai bệnh ... [xem thêm]

Sách tô màu: liệu pháp màu sắc giúp giảm stress

(40)
Ngày nay, sách tô màu được yêu thích ở tất cả các lứa tuổi vì đó là cách thú vị nhất để đối phó với tình trạng căng thẳng liên quan đến những ... [xem thêm]

Tình dục có thể gây ra đột quỵ?

(68)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp

(13)
Tìm hiểu chungHormone kích thích tuyến giáp là gì?Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình giống con bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp chịu sự chi phối ... [xem thêm]

Trẻ tập đi bị căng thẳng, bạn tin không?

(35)
Tuy trẻ tập đi bị căng thẳng nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là vấn đề khá phổ biến hiện nay khi các con có biểu hiện không bình thường.Tuổi tập đi là ... [xem thêm]

9 lợi ích không ngờ từ quả óc chó

(92)
Quả óc chó là một trong những loại hạt rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Những lợi ích không ngờ mà loại quả này đem lại có thể khiến bạn ngạc ... [xem thêm]

Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em: Hiểu rõ để giúp con mau khỏi

(11)
Bạn đã bao giờ thấy những vệt trắng loang lổ và đốm đỏ xuất hiện trên lưỡi của con chưa? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lưỡi bản đồ ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN