Các biện pháp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em

(3.76) - 15 đánh giá

Thiếu sắt ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bạn đã biết nguyên nhân cũng như biện pháp ngăn ngừa cho bé yêu chưa?

Sắt là vi chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Chúng có vai trò giúp cơ thể vận chuyển oxy đi từ phổi đến các cơ quan khác, cũng như giúp các cơ dự trữ và sử dụng oxy. Nếu con của bạn không được cung cấp đầy đủ chất sắt, bé có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh khác và chậm phát triển. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng thiếu sắt ở trẻ em.

Các tác nhân gây thiếu sắt ở trẻ em

Những đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới đây có nguy cơ cao bị thiếu sắt:

  • Trẻ sinh non sớm hơn 3 tuần hoặc nhẹ cân;
  • Trẻ uống sữa bò hoặc dê khi chưa đầy 1 tuổi;
  • Trẻ bú sữa mẹ thiếu chất sắt sau 6 tháng tuổi;
  • Trẻ uống các loại sữa bột không cung cấp chất sắt;
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi uống quá 710 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành trong một ngày;
  • Trẻ em có các vấn đề sức khỏe khác như suy dinh dưỡng, nhiễm trùng mạn tính;
  • Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi bị nhiễm chì.

Những biểu hiện và triệu chứng của tình trạng thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu hụt chất sắt làm giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, phần lớn các dấu hiệu hay triệu chứng không biểu hiện rõ ràng cho đến khi tình trạng thiếu máu xảy ra. Nếu bé đang có nguy cơ thiếu sắt, bạn hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Dưới đây là các biểu hiện và triệu chứng tiêu biểu của tình trạng thiếu sắt ở trẻ:

  • Da bé xanh xao, nhợt nhạt;
  • Mệt mỏi;
  • Chậm phát triển;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Nhịp thở nhanh;
  • Gặp những vấn đề về hành vi;
  • Thường xuyên nhiễm trùng;
  • Thường có sở thích khác lạ, thích tiếp xúc với các chất như nước đá, màu sơn, tinh bột…

Các biện pháp ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em

Bên cạnh việc cho con uống các loại sữa bột cung cấp đủ chất sắt, bạn cần lưu ý những điều sau đây nếu lựa chọn cho con bú sữa mẹ:

  • Đối với những trẻ sinh đủ tháng. Hãy bắt đầu bổ sung chất sắt cho bé vào tháng tuổi thứ 4 và thực hiện điều này liên tục cho đến khi bé có thể ăn được các thực phẩm như thịt nghiền và ngũ cốc. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột có chứa chất sắt thì bạn không nên cho bé dùng các chất bổ sung sắt khác nữa;
  • Đối với những trẻ sinh non. Bạn nên bắt đầu bổ sung chất sắt cho bé ngay tuần tuổi thứ 2 và liên tục cho đến khi bé được 1 tuổi. Tương tự, nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột có chứa chất sắt thì bạn không nên cho bé dùng các chất bổ sung sắt khác nữa;

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt cho trẻ, bạn nên thực hiện các bước sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất sắt. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm (thông thường vào giữa tháng tuổi thứ 4 và 6), bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao như ngũ cốc, thịt nghiền, đậu nghiền,… Đối với những bé lớn hơn, bạn có thể cung cấp chất sắt cho bé từ nhiều nguồn khác như thịt đỏ, cá, đậu và rau xanh ăn lá;
  • Đừng cho bé uống quá nhiều sữa. Giai đoạn giữa 1 và 5 tuổi, bạn tuyệt đối không nên cho bé uống quá 710ml sữa mỗi ngày;
  • Tăng cường hấp thụ dưỡng chất. Vitamin C giúp đẩy mạnh quá trình hấp thụ sắt. Vì vậy, bạn nên cung cấp chất sắt cho bé bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng vitamin C như trái cây họ cam –chanh, dâu tây, ớt chuông, cà chua, dưa lưới và các loại rau.

Kiểm tra tình trạng thiếu máu ở trẻ bằng cách nào?

Thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Nhiều tổ chức y tế khuyến cáo, tất cả trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm chứng thiếu máu do thiếu sắt cũng như tình trạng thiếu sắt bắt đầu vào khoảng giữa tháng tuổi thứ 9 và 12. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những loại thuốc cung cấp chất sắt hoặc bổ sung vitamin cho bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm nhiều cuộc kiểm tra sức khỏe khác để phòng ngừa các chứng bệnh liên quan.

Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp bé ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt. Để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm giàu hàm lượng sắt, cũng như tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 thực phẩm giúp bé cải thiện trí nhớ và sự tập trung

(55)
Một trí nhớ tốt và sự tỉnh táo là điều kiện cần để bé yêu học tập và hoạt động thể chất tốt hơn. Vì vậy, não của con cần được bổ sung những ... [xem thêm]

Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

(38)
Trẻ nhỏ thường gặp phải các vấn đề về giao tiếp, giọng nói không rõ ràng. Với một số trẻ, những vấn đề này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên nhưng ... [xem thêm]

5 chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất hiện nay

(34)
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp chấn thương. Hiển nhiên, chơi đá bóng cũng không phải là ngoại lệ. Trong đó, chấn thương đầu gối ... [xem thêm]

Yếu sinh lý, chậm có con vì các thói quen khó bỏ

(74)
Yếu sinh lý dường như là nỗi băn khoăn lớn nhất của đàn ông trưởng thành, nhất là với người đã lập gia đình và sớm muốn có con. Phụ nữ mang thai ... [xem thêm]

Cách làm giò thủ ngon, giòn thơm, ăn không ngán, ai cũng mê

(74)
Giò thủ hay còn gọi là giò xào là món ăn không thể thiếu của nhiều gia đình trong dịp lễ, Tết. Bạn muốn tự làm giò thủ để đãi khách trong dịp Tết ... [xem thêm]

Nổi mề đay kiêng gì? Thắc mắc đã có giải đáp!

(99)
Nổi mề đay kiêng gì hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh này. Theo các chuyên gia, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị nổi ... [xem thêm]

7 bước giúp bạn giặt thảm tại nhà dễ dàng

(33)
Thảm trải sàn sạch sẽ chẳng những giúp bạn ngăn ngừa các chất bẩn mà còn làm không gian nhà sang trọng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự giặt thảm tại nhà ... [xem thêm]

5 loại mặt nạ dưỡng da tự nhiên siêu tiết kiệm

(81)
Thay vì tốn kém quá nhiều chi phí cho mỹ phẩm, bạn có thể sử dụng mặt nạ dưỡng da tự nhiên vừa giúp bạn tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả chăm sóc da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN