Những điều bạn cần biết về chứng co giật do động kinh

(3.5) - 51 đánh giá

Chứng co giật do động kinh gây gián đoạn tạm thời các hoạt động bình thường của não khiến cho các tín hiệu truyền đi bị nhiễu loạn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nếu không được điều trị, bạn có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng.

Chứng co giật do động kinh là chứng rối loạn thần kinh do các hoạt động bất thường của tế bào thần kinh trong não gây nên. Ước tính khoảng 50 triệu người mắc chứng co giật trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, co giật do động kinh xếp thứ tư trong những bệnh thần kinh thường gặp chỉ sau chứng đau nửa đầu, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về bệnh động kinh.

Chứng co giật do động kinh là gì?

Co giật xảy ra khi có sự phóng điện đột ngột và mạnh trong não, còn được gọi là động kinh. Chứng co giật do động kinh gây gián đoạn tạm thời các hoạt động bình thường của não, khiến cho các tín hiệu truyền đi bị nhiễu loạn. Bộ não chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của cơ thể, do đó các hiện tượng xảy ra khi lên cơn co giật thường phụ thuộc vào vị trí xảy ra động kinh trong não cũng như độ lan truyền và tốc độ truyền tín hiệu.

Nguyên nào gây ra chứng co giật do động kinh?

Chứng co giật do động kinh là một rối loạn có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân. Bất cứ yếu tố nào cản trở hoạt động bình thường của tế bào thần kinh như bệnh lý, tổn thương não hoặc não phát triển bất thường đều có thể dẫn đến co giật.

Các yếu tố di truyền bất thường có thể là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến co giật do động kinh. Trong một vài trường hợp, thậm chí các gen cũng có thể kích thích sự phát triển của co giật ở những người không có tiền sử gia đình bị động kinh. Thực tế, có rất nhiều loại gen chỉ đóng vai trò phụ vì chứng co giật thường bị kích thích bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Mặt khác, có nhiều loại co giật được di truyền trong gia đình.

Không chỉ vậy, có nhiều người mắc chứng co giật có loại gen hoạt động bất thường, làm tăng khả năng kháng thuốc của cơ thể. Những người này có thể mang gen bất thường hoặc đột biến có liên quan đến co giật. Sự bất thường trong gen điều khiển tế bào thần kinh di chuyển – một bước quan trọng trong quá trình phát triển não – có thể làm các tế bào thần kinh đến sai khu vực; tạo thành các dạng tế bào bất thường hoặc làm xuất hiện dị sản trong não gây ra động kinh. Điều này lý giải vì sao thuốc chống co giật không có tác dụng với một số người.

Các bác sĩ tin rằng một số người bị chứng co giật do động kinh có sự kích thích dẫn truyền thần kinh ở mức độ cao sẽ làm tăng mức độ hoạt động của các tế bào thần kinh. Ngược lài, một số người có mức độ kích thích dẫn truyền thần kinh thấp bất thường sẽ làm giảm mức độ hoạt động của các tế bào thần kinh trong não. Cả 2 trường hợp trên đều dẫn đến việc các tế bào thần kinh hoạt động quá mức và gây nên chứng co giật.

Trong nhiều trường hợp, co giật là kết quả của việc não bị tổn thương bởi các chứng rối loạn khác do thay đổi các chức năng làm việc bình thường của não, ví dụ như tình trạng giảm cung cấp oxy cho các tế bào não. Trong một số trường hợp, các khối u não, tình trạng nghiện rượu và bệnh Alzheimer có thể dẫn đến động kinh do giảm lượng oxy trong não.

Viêm màng não, AIDS, viêm màng não do virus, nhiễm ký sinh neurocysticercosis não và các bệnh truyền nhiễm khác có thể dẫn đến chứng co giật. Các cơn co giật sẽ ngừng khi bạn điều trị thành công một trong những chứng rối loạn trên. Thêm vào đó, chứng co giật có liên quan đến nhiều chứng rối loạn về phát triển và trao đổi chất như bệnh bại não, u sợi thần kinh, sự phụ thuộc vào pyruvate, xơ cứng củ, hội chứng Landau-Kleffner và bệnh tự kỷ. Động kinh chỉ là một trong những triệu chứng thường thấy của các chứng rối loạn kể trên.

Các nguyên nhân gây ra chứng co giật như:

  • Các vết cắn
  • Các vết chích của côn trùng
  • Nhiễm trùng não như viêm màng não, viêm não, neurocysticercosis
  • Tổn thương não do các chấn thương trước khi sinh hoặc trong chu kì sinh (ví dụ như mất oxy hoặc chấn thương trong khi sinh hoặc sinh thiếu cân)
  • Những biểu hiện bất thường bẩm sinh hoặc các điều kiện di truyền liên quan đến các dị tật não
  • Nghẹn
  • Lạm dụng thuốc
  • Bỏ thuốc
  • Sự mất cân bằng điện giải
  • Sốc điện
  • Động kinh
  • Cao huyết áp vượt ngưỡng
  • Sốt
  • Chấn thương đầu nặng
  • Suy giảm chức năng gan hoặc thận
  • Lượng glucose trong máu thấp
  • Cơn đột quỵ làm giảm lượng oxy đến não và vô tình tạo ra kết nối thần kinh không bình thường.

Ngộ độc

Bên cạnh các nguyên nhân trên, các cơn co giật xuất hiện còn có thể do tiếp xúc với chì, carbon monoxide, ma túy hoặc sử dụng quá liều thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc có hại khác. Co giật cũng có thể bị kích thích bởi các yếu tố như thiếu ngủ, sử dụng đồ uống có cồn, stress hoặc thay đổi nội tiết tố trong chu kì kinh nguyệt. Hút thuốc cũng có thể kích thích các cơn co giật. Chất nicotine trong thuốc lá tác động lên thụ thể kích thích dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong não làm tăng số lượng tế bào thần kinh được bắn ra.

Những ai có nguy cơ bị co giật do động kinh?

Có một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn hoặc trẻ bị chứng co giật do động kinh như:

  • Các bé sinh non
  • Các bé bị co giật trong tháng đầu tiên sau sinh
  • Các bé có các khu vực não bất thường khi sinh
  • Xuất huyết não
  • Các mạch máu bất thường trong não
  • Tổn thương não ở mức độ nghiêm trọng hoặc thiếu oxy lên não
  • Các khối u não
  • Các chứng nhiễm trùng não: áp xe, viêm não hoặc viêm màng não
  • Đột quỵ do tắc nghẽn động mạch
  • Bại não
  • Khuyết tật về trí tuệ và phát triển
  • Động kinh xảy ra vài ngày sau khi bị chấn thương đầu
  • Tiền sử gia đình bị động kinh hoặc các dạng sốt liên quan đến co giật
  • Bệnh Alzheimer (giai đoạn cuối)
  • Hội chứng tự kỷ
  • Sốt kèm theo co giật trong thời gian dài bất thường
  • Co giật kéo dài hoặc lặp lại, còn được gọi là tình trạng động kinh
  • Sử dụng ma túy như cocaine
  • Chấn thương đầu nhẹ, như các dạng chấn động chỉ làm mất ý thức tạm thời và không gây động kinh. Tuy nhiên, việc lặp lại nhiều lần chấn thương đầu mức độ nhẹ có gây ra ảnh hưởng cho tình trạng động kinh hay không thì vẫn chưa được xác nhận rõ ràng.

Các dấu hiệu của chứng co giật do động kinh là gì?

Co giật do động kinh có rất nhiều dạng. Trước khi bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp thì cần phải xác định dạng co giật bạn đang mắc phải. Việc này dựa trên vị trí và cách các cơn co giật xuất hiện. Co giật chia làm 2 loại chính: co giật toàn diện và co giật cục bộ. Co giật toàn diện xuất hiện do sự xung điện qua toàn bộ não bộ. Co giật cục bộ xảy ra thông qua xung điện trong một phần rất nhỏ của não bộ. Phần não bộ xảy ra co giật có khi được gọi là ổ bệnh.

Co giật toàn diện (Toàn thân)

Có 6 loại co giật toàn diện. Loại phổ biến và nguy hiểm nhất là chứng động kinh tổng quát hay còn là co giật grand-mal. Đối với loại co giật này, bệnh nhân sẽ mất ý thức và ngã quỵ. Việc mất ý thức sẽ kéo theo tình trạng căng cứng toàn bộ cơ thể (giai đoạn “co cứng”) trong 30–60 giây, sau đó là trạng thái co giật dữ dội (giai đoạn “co giật”) kéo dài từ 30–60 giây, tiếp đó người bệnh sẽ đi vào trạng thái ngủ sâu (giai đoạn hôn mê sâu sau co giật). Trong lúc xảy ra co giật grand-mal, các chấn thương hoặc tai nạn có thể xảy ra như tự cắn lưỡi, tiểu không tự chủ. 6 loại co giật toàn diện phổ biến nhất bao gồm:

Co giật toàn bộ
(phạm vi toàn bộ não)
Triệu chứng
Co giật “grand-mal”
Kết hợp của clonic và tonic
Mất ý thức, động kinh, căng cơ
Co giật vô ý thức Mất ý thức trong thời gian ngắn (chỉ vài giây), đối với trẻ em thì có thể kéo dài vài ngày
Cơn giật cơ Co giật ngắn và nhanh của một cơ hoặc nhóm cơ
Cơn co giật cơ Co giật lặp lại nhiều lần
Cơn co cứng Căng cứng cơ
Cơn mất trương lực cơ Các cơ bất ngờ bị mất cảm giác có thể kèm theo triệu chứng sụp mí mắt, gật đầu và bệnh nhân có thể làm rơi đồ hoặc dễ bị té ngã

Co giật cục bộ

Co giật cục bộ được chia ra thành co giật đơn giản, phức tạp và các loại co giật cục bộ toàn thể hóa thứ phát. Điểm khác biệt giữa co giật đơn giản và phức tạp là trong quá trình co giật đơn giản bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo nhưng trong lúc co giật phức tạp thì không.

Co giật cục bộ
(phạm vi một khu vực nhỏ trong não)
Triệu chứng
Co giật đơn giản (vẫn còn tỉnh táo)

a. Chuyển động đơn giản
b. Cảm giác đơn giản
c. Tự trị đơn giản
d. Vấn đề tâm lý đơn giản

  • Co giật và căng cơ, cảm thấy yếu, cười hoặc cử động tay không tự chủ.
  • Các cảm giác bất thường từ cả 5 giác quan (nghe, nhìn, nói, chạm, nếm).
  • Tác động đến hệ thống thần kinh tự trị – một nhóm các dây thần kinh kiểm soát chức năng của các cơ quan trong cơ thể như tim, dạ dày, bọng đái và ruột. Các triệu chứng như tim đập nhanh, đau bụng, tiêu chảy hoặc mất kiểm soát bọng đái.
  • Có vấn đề về trí nhớ, nói lắp hoặc khó tìm từ diễn đạt được đúng ý, khả năng nghe hiểu và đọc hiểu giảm sút.
Co giật phức tạp
(làm suy yếu ý thức)
Vô thức đập vào môi. Nhai, cử động, đi lại hoặc các hành động vô thức khác lặp đi lặp lại nhiều lần.
Co giật cục bộ toàn thể hóa thứ phát Các triệu chứng có liên quan mật thiết với việc giữ tỉnh táo và sau đó chuyển sang trạng thái mất ý thức và co giật.

Các biến chứng của co giật do động kinh là gì?

Vấn đề về trí nhớ

Thùy thái dương đảm nhiệm phần kí ức và chức năng ngôn ngữ. Việc thực hiện phẫu thuật tại phần này có thể gây khó khăn cho việc ghi nhớ, hiểu và giao tiếp.

Co giật liên tục

Bạn vẫn sẽ bị co giật cục bộ vài lần mặc dù đã thực hiện cắt liên kết giữa 2 bán cầu não để ngăn sự lan truyền của các cơn co giật nhưng vẫn không có tác dụng tuyệt đối.

Các triệu chứng thị giác – giảm thị giác hoặc mắc chứng song thị

Việc phẫu thuật chữa động kinh có thể làm giảm thị giác của bạn. Thêm vào đó, tình trạng song thị tạm thời đôi khi xuất hiện sau khi thực hiện phẫu thuật ở thùy thái dương. Tình trạng này có thể kéo dài tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào phần não bị phẫu thuật.

Thay đổi cách cư xử

Phẫu thuật thùy thái dương có thể ảnh hưởng đến động lực, khả năng tập trung, chú ý cũng như việc kiểm soát xung động, trầm cảm và thay đổi tâm trạng.

Liệt tạm thời một bên

Sau khi thực hiện phẫu thuật ở vùng bán cầu não, bạn có thể bị giới hạn khả năng sử dụng một bên của cơ thể.

Làm thế nào để chẩn đoán chứng co giật do động kinh?

Rất nhiều chứng rối loạn khác cũng có khả năng tạo nên sự thay đổi trong thái độ và thường nhầm lẫn thành chứng động kinh. Vì vậy sẽ khó để chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn cũng như loại co giật hoặc hội chứng động kinh. Rất nhiều loại co giật phản ứng tốt với từng phương pháp điều trị cụ thể.

Việc chuẩn đoán động kinh dựa trên:

  • Bệnh sử gồm tiền sử co giật của người thân như đau nửa đầu, rối loạn giấc ngủ và căng thẳng tâm lý cực đoan có thể gây ra các triệu chứng co giật.
  • Các tình trạng sức khỏe liên quan.
  • Người đã chứng kiến cơn co giật của bệnh nhân, đặc biệt với loại co giật bị mất ý thức.

Một số câu hỏi quan trọng bác sĩ sẽ hỏi:

  • Bạn bắt đầu bị chứng co giật từ lúc mấy tuổi?
  • Bạn lên cơn co giật lần đầu tiên trong tình huống như thế nào?
  • Yếu tố nào có khả năng dẫn đến việc lên cơn co giật?
  • Cảm giác của bạn trước, trong và sau cơn co giật?
  • Các cơn co giật thường kéo dài bao lâu?
  • Bạn đã từng tiến hành trị động kinh trước đây chưa?
  • Nếu có thì loại thuốc và liều lượng bạn được kê đơn là gì?
  • Phương pháp trị liệu đó có hiệu quả không?

Các thí nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm ra những tình trạng khác có khả năng gây ra các hoạt động tương đồng với tình trạng co giật. Các thí nghiệm đó bao gồm:

  • Kiểm tra điện não đồ (EEG). Bài kiểm tra này sẽ đo xung điện trong não. Các cơn động kinh xuất hiện do các hoạt động điện tích bất thường trong não, vì vậy EEG là phương pháp đo được chính xác tần suất xung điện trong não và đây là phần quan trọng của quá trình chẩn đoán. Phương pháp này có thể xác định được đó có phải là động kinh hay không và loại động kinh cụ thể.
  • Bài kiểm tra toàn diện về thể chất cũng như mặt thần kinh của các cơ, kiểm tra phản xạ, thị lực, thính lực và khả năng phản xạ của các giác quan.
  • Xét nghiệm máu để đo lượng hồng cầu, bạch cầu và glucose trong máu, canxi, mức độ các chất điện phân, đánh giá chức năng gan và thận. Xét nghiệm máu giúp loại bỏ khả năng hiện diện của các loại bệnh khác.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Các xét nghiệm khác nếu cần. Ví dụ như xét nghiệm chất độc để kiểm tra các loại thuốc, độc chất, chụp cộng hưởng từ phổ (MRS), chụp positron cắt lớp (PET) và chụp xạ hình SPECT để có được những hình ảnh rõ ràng hơn của não nhằm chẩn đoán chính xác hơn.

Các phương pháp chữa trị chứng co giật do động kinh

Chữa trị chứng co giật cũng không quá khó và phức tạp. Việc chữa trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. Các phương pháp chữa trị co giật do động kinh bao gồm:

  • Dùng thuốc
  • Phẫu thuật để giải quyết các vấn đề bất thường của não
  • Chế độ ăn kiêng đặc biệt hay còn gọi là chế độ ăn ketogenic

Sử dụng thuốc

Bạn sẽ được kê các loại thuốc chống co giật kèm theo chống động kinh. Bác sĩ sẽ kê cho bạn nhiều loại thuốc trong 1 lần khám nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe của bạn hiệu quả hơn.

Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị co giật như:

  • Ativan (lorazepam)
  • Depakote (divalproex sodium)
  • Dilantin (phenytoin)
  • Klonopin (clonazepam)
  • Lamictal (lamotrigine)
  • Lyrica (pregabalin)
  • Neurontin (gabapentin)
  • Tegretol (carbamazepine)
  • Valium (diazepam).

Phẫu thuật

Có rất nhiều loại hình phẫu thuật não cho chứng động kinh. Việc lựa chọn dùng phương pháp phẫu thuật nào phụ thuộc vào loại co giật bạn đang gặp phải cũng như nơi xảy ra hiện tượng co giật trong não bạn. Ví dụ như:

  • Phẫu thuật loại bỏ: loại phẫu thuật này sẽ cắt bỏ phần gây hại cho não bạn khi xuất hiện chứng co giật.
  • Mổ khống chế một phần của não bộ (phẫu thuật cắt ngang dưới màng mềm): khi phẫu thuật cắt bỏ không thể thực hiện do có khả năng gây ảnh hưởng đến não bộ thì các chuyên gia giải phẫu sẽ thực hiện các đường cắt nhằm tách phần bị tổn thương trong não ra khỏi khu vực xung quanh để ngăn chặn các cơn co giật lan truyền sang các phần còn lại của não bộ.
  • Phẫu thuật thể chai: mục đích của phương pháp phẫu thuật này là tách 2 bán cầu não. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp co giật nặng và xuất hiện ở một bên bán cầu có khả năng lan truyền sang bán cầu còn lại.
  • Phẫu thuật mở bán cầu não: phương pháp này được xếp vào loại đại phẫu. Lớp bên ngoài của một bên bán cầu não sẽ được tách ra và thường áp dụng cho trường hợp các cơn co giật làm tổn thương một bên bán cầu.

Trong quá trình phẫu thuật, khu vực não bộ bị kích thích bởi các cơn co giật sẽ được loại bỏ. Sau khi giải phẫu, ở một số bệnh nhân, chứng co giật không còn tái phát hoặc được kiểm soát và không trở nặng thêm. Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh nhân cần thực hiện thêm vài ca phẫu thuật để điều trị hoàn toàn. Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện 1 cuộc xét nghiệm toàn diện tiền phẫu thuật. Quá trình này đòi hỏi sự theo dõi cẩn thận và lâu dài qua màn hình EEG cũng như các xét nghiệm khác nhằm tìm ra được vị trí chính xác của các tế bào não bị tổn thương do các cơn co giật. Nó cũng đảm bảo ca phẫu thuật sẽ cải thiện tình trạng co giật của bệnh nhân cũng như không làm ảnh hưởng đến các chức năng thiết yếu khác như ngôn ngữ và trí nhớ của người bệnh.

Kích thích thần kinh

Phương pháp kích thích dây thần kinh Vagus thường được dùng kết hợp với các phương pháp điều trị động kinh khác. Bác sĩ sẽ đặt một thiết bị điện tử ở dưới vùng da khu vực lồng ngực nhằm truyền tín hiệu kích thích dây thần kinh Vagus nằm ở cổ.

Chế độ ăn Ketogenic

Ketogenic là chế độ ăn những thực phẩm có lượng chất béo cao và lượng carbohydrate thấp. Việc ăn theo chế độ này đòi hỏi sự giám sát nghiêm ngặt lượng thức ăn và đồ uống bạn nạp vào cơ thể. Vì vậy, bạn không tự ý thực hiện chế độ này khi không có sự theo dõi của bác sĩ.

Phương pháp tự điều trị động kinh thường là dùng thuốc kê theo đơn, ngủ đủ giấc, giảm thiểu stress và tránh các nguồn kích thích co giật như ánh sáng mạnh.

Làm thể nào để kiểm soát các cơn co giật do động kinh?

Nếu đang mắc phải chứng động kinh, bạn nên tránh tiếp xúc hoặc hạn chế các hoạt động kích thích động kinh diễn ra như thiếu ngủ, ánh sáng từ đèn pin, trò chơi điện tử, sử dụng chất gây nghiện như heroin hoặc cocaine. Những biện pháp trên sẽ phần nào ngăn chặn hoặc giảm thiểu chứng co giật.

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể ngăn chặn co giật do tình trạng lượng đường trong máu thấp bằng cách quan sát theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên để có thể điều chỉnh thích hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn hãy dạy con tôn trọng ông bà với 7 cách đơn giản

(10)
Ông bà là những người đã sinh thành và dưỡng dục bạn hoặc chồng nên người. Do đó, dạy con tôn trọng ông bà luôn là điều cần thiết.Ngày nay, trong một ... [xem thêm]

Hội chứng Ganser

(96)
Tìm hiểu chungHội chứng Ganser là gì?Hội chứng Ganser là một loại rối loạn giả tạo – đây là một bệnh tâm thần xảy ra khi người bệnh cố tình và chủ ... [xem thêm]

Có nên ăn hải sản khi mang thai?

(74)
Hầu hết các loại cá khá an toàn đối với mẹ bầu trong lúc mang thai, miễn là bạn chế biến đúng cách. Trên thực tế, có khá nhiều loại cá có thể đem lại ... [xem thêm]

9 cách đốt cháy mỡ thừa hiệu quả bạn nên thử

(32)
Mỡ thừa luôn là “kẻ thù” của nhiều người, đặc biệt là phái đẹp. Vậy làm sao đốt cháy mỡ thừa để lấy lại vóc dáng săn chắc cho cơ thể?Mỡ ... [xem thêm]

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

(64)
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Biết được những thực phẩm nào cho con ăn để mau hồi phục, thực ... [xem thêm]

Sử dụng điện thoại thông minh mỗi ngày có thể khiến bạn trầm cảm?

(49)
Ngày nay, công nghệ không còn xa lạ với mọi người, từ người đi làm, học sinh, thậm chí là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng điện thoại hay các ... [xem thêm]

Mang thai đừng nên hút thuốc!

(28)
Những chất độc hại trong khói thuốc đi qua phổi vào trong máu của thai phụ và tiếp xúc với thai nhi. Vì vậy, hút bất kì loại thuốc lá nào cũng gây ảnh ... [xem thêm]

Dấu hiệu con nhút nhát bố mẹ cần lưu ý!

(63)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN