Tìm hiểu về bệnh bướu basedow ở trẻ em

(3.69) - 88 đánh giá

Bệnh basedow là một rối loạn tự miễn gây ra cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và xuất hiện bướu cổ, có thể xảy ra ở cả trẻ em. Các triệu chứng cũng như cách chẩn đoán, điều trị bướu basedow ở trẻ em hầu như giống với người trưởng thành. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh để tránh những biến chứng khác có thể xảy ra.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có kích thước nhỏ với hình dạng như một con bướm nằm ở phía trước cổ, sản xuất ra 2 hormone là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng sống. Chúng cũng góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng cũng như giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trẻ.

Thông thường, ở tuyến yên sẽ sản sinh ra một loại hormone kích thích tuyến giáp (gọi là TSH) hoạt động như một chất cảm biến để làm tuyến giáp tạo ra T3 và T4 khi nồng độ các hormone này hạ thấp. Tuy chưa rõ nguyên nhân nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy những trẻ em mắc bướu basedow có khả năng tạo ra các kháng thể “bắt chước” vai trò của TSH. Những kháng thể này được gọi là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp và tự gắn vào đây rồi gửi những tín hiệu giả, làm cho tuyến giáp sản xuất mức các hormone T3, T4.

Hình ảnh tuyến giáp tăng sinh ở cổ

Tỷ lệ trẻ em bị basedow sẽ cao hơn nếu có tiền sử gia đình từng mắc phải căn bệnh này. Bệnh cũng xuất hiện phổ biến hơn ở bé gái và các trẻ em bị các rối loạn tự miễn khác, chẳng hạn như lupus ban đỏ, đái tháo đường tuýp 1 và bệnh celiac. Bệnh có khả năng phát triển ở bất kỳ thời điểm nào nhưng thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên.

Triệu chứng bệnh basedow ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết bướu basedow ở trẻ em có thể hơi khác biệt so với người lớn, đặc biệt ở những trẻ bình thường đã năng động. Cha mẹ có khi bị nhầm lẫn các dấu hiệu này với những hành vi hiếu động, thậm chí nghĩ là tình trạng liên quan đến tâm thần.

Những triệu chứng bệnh basedow có thể nhận thấy ở trẻ em bao gồm:

  • Tuyến giáp tăng sinh gây ra bướu cổ (nằm ngay phía trên xương đòn)
  • Khó nuốt
  • Mắt lồi, dễ kích ứng và nhạy cảm với ánh sáng
  • Giảm cân hoặc khó tăng cân dù ăn nhiều hơn bình thường
  • Mạch nhanh hoặc không đều, tăng huyết áp, run rẩy
  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi, yếu ớt
  • Khả năng chịu nóng kém, tăng tiết mồ hôi
  • Khó chịu và hay thay đổi tâm trạng
  • Thiếu tập trung, dễ nhầm lẫn với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn lo âu
  • Quấy khóc hay la hét bất ngờ
  • Tăng trưởng nhanh sau đó chậm lại và cuối cùng có thể khiến trẻ có tầm vóc nhỏ bé
  • Những bé gái tuổi vị thành niên có thể có kinh nguyệt ít và không đều như bình thường

Những người mẹ mắc bệnh basedow có khả năng lớn sẽ truyền một số kháng thể sang thai nhi. Điều này khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị cường giáp. Triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh là:

  • Tim đập nhanh
  • Cáu gắt, khó chịu
  • Tuyến giáp bị sưng
  • Mắt lồi
  • Thèm ăn quá mức

Chẩn đoán bệnh basedow ở trẻ em

Bác sĩ đầu tiên sẽ chẩn đoán bệnh basedow dựa trên những triệu chứng thực thể (như bướu cổ, lồi mắt…), sau đó họ có thể yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm đơn giản để đưa ra kết luận chắc chắn hơn.

Xét nghiệm máu là cách phổ biến để chẩn đoán bướu basedow. Trong đó, các chuyên gia sẽ đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và các hormone tuyến giáp T3, T4. Nếu nồng độ T3, T4 tăng nhưng TSH lại thấp hơn bình thường thì trẻ đã mắc phải basedow.

Một cách khác là đo lượng kháng thể globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp thông qua xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán. Nếu kết quả cho thấy nồng độ các kháng thể này trong máu cao, trẻ có thể mắc bệnh basedow hoặc một bệnh tuyến giáp tự miễn khác.

Trường hợp bác sĩ nhận thấy một bên tuyến giáp phát triển lớn hơn bên còn lại hoặc cấu trúc bướu cổ không đều, họ sẽ yêu cầu trẻ đi siêu âm tuyến giáp. Dựa trên kết quả hình ảnh siêu âm, một vài nguyên nhân khác gây cường giáp có thể được xác định, chẳng hạn như u nang hoặc các tình trạng tăng sinh khác.

Xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ cũng là một cách để xác nhận chẩn đoán bướu basedow. I-ốt là yếu tố giúp tuyến giáp tạo ra hormone và phương pháp này giúp đo lường lượng i-ốt được tuyến giáp hấp thu. Nếu kết quả cho thấy tuyến giáp sử dụng i-ốt nhiều hơn mức bình thường thì đồng nghĩa với chúng đang hoạt động quá mức và sẽ tạo ra nhiều hormone dư thừa.

Điều trị bướu basedow ở trẻ em

Thuốc kháng giáp

Trẻ sau khi được chẩn đoán mắc bướu basedow thường sẽ được cho dùng thuốc kháng giáp, chẳng hạn như methimazole hay propylthiouracil, để ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp dư thừa. Tuy nhiên, propylthiouracil không được sử dụng như là thuốc điều trị đầu tay do làm tăng tần suất xảy ra tác dụng phụ.

Trẻ sẽ bắt đầu cải thiện những triệu chứng bệnh, chẳng hạn như giảm kích ứng mắt, tăng cân, ít tiết mồ hôi hơn sau khi uống thuốc trong vòng vài tuần. Điều trị bằng thuốc kháng giáp có thể kéo dài trong vài tháng cho đến khi phản ứng của hệ miễn dịch được kích hoạt. Bác sĩ sẽ giảm dần liều thuốc kháng giáp khi thấy nồng độ hormone tuyến giáp bắt đầu trở lại bình thường.

Lưu ý, thuốc kháng giáp có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như phát ban, đau khớp, vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng và giảm bạch cầu. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ theo dõi các trẻ đang điều trị với thuốc kháng giáp mỗi vài tuần bằng cách xét nghiệm máu để đo lượng bạch cầu. Đồng thời, bác sĩ cũng đo cân nặng, chiều cao của trẻ để đảm bảo chúng đang phát triển theo đúng độ tuổi.

Thuốc chẹn beta

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể cần sử dụng thêm thuốc chẹn beta để điều trị những ảnh hưởng do hormone tuyến giáp dư thừa gây nên như nhịp tim không đều, run, lo lắng và chịu nhiệt kém. Những thuốc này cũng được dùng bằng đường uống và sẽ không giải quyết nguyên nhân cơ bản gây bướu basedow. Thay vào đó, chúng giúp giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng cho đến khi phương pháp điều trị khác có hiệu quả.

Thuốc chẹn beta không nên được sử dụng cho trẻ mắc bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về tim.

Liệu pháp i-ốt phóng xạ

Nếu con bạn có những phản ứng nghiêm trọng với thuốc kháng giáp hoặc thuốc không giúp giảm bớt triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể thay thế điều trị bằng i-ốt đồng vị phóng xạ. Thuốc này sẽ phá hủy một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, ngăn không cho tuyến giáp sản xuất hormone.

Bác sĩ sẽ tính toán liều lượng i-ốt đồng vị phóng xạ cần dùng dựa trên kích thước và hoạt động của tuyến giáp. Điều này được xác định trong quá trình chẩn đoán bằng siêu âm tuyến giáp hay xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ.

Thế nhưng, trẻ sẽ cần uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp sau này để tránh suy giáp. Liệu pháp i-ốt phóng xạ hiện nay vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam.

Phẫu thuật

Ngoài ra, phẫu thuật tuyến giáp cũng là cách điều trị bướu basedow hiệu quả. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và được tiến hành ở những trẻ không đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Lưu ý, phẫu thuật luôn có những rủi ro kèm theo nên bạn cần theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận.

Thực tế, người bệnh basedow nói chung thường đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên đề phòng các biến chứng có thể xảy ra bằng việc theo dõi trẻ thường xuyên. Bướu basedow có khả năng phát triển ra một bệnh lý ở mắt khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các cơ và mô xung quanh mắt. Điều này có thể xảy ra trước hoặc sau khi chẩn đoán. Một số tác dụng phụ từ thuốc cũng có khả năng xuất hiện. Nếu bạn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của trẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trước

(20)
Viêm túi mật thường gây ra do sỏi túi mật. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viêm túi mật hiếm gặp hơn như ung thư đường mật, giun chui ống mật. ... [xem thêm]

Cảnh giác với bệnh rận mu

(64)
Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần ... [xem thêm]

7 cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết

(78)
Bạn không thể sống thiếu cà phê dù chỉ một ngày? Thế thì hãy lưu ý cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe để bỏ ngay những thói quen không tốt nhé!Không ... [xem thêm]

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dị ứng thuốc như thế nào?

(77)
Bạn nên báo cáo bất kỳ phản ứng thuốc bất thường với bác sĩ. Họ sẽ muốn xác định nguyên nhân của các triệu chứng để chẩn đoán dị ứng thuốc.Theo ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu: Các xét nghiệm thường được sử dụng

(13)
Bệnh đa hồng cầu – Polycythemia vera (PV) là một loại ung thư máu hiếm gặp, trong đó cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu. Phương pháp xét nghiệm ... [xem thêm]

Tập cơ bụng 6 múi với 28 bài tập đỉnh cao

(33)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ

(53)
Bạn không thể dự đoán được bạn sẽ chuyển dạ trong bao lâu. Thời gian chuyển dạ của bạn sẽ phụ thuộc vào:Bạn đã sinh con trước đó hay chưa, và nếu ... [xem thêm]

Tìm hiểu về xét nghiệm Non-stress test

(97)
Xét nghiệm Non-stress test là một dạng kiểm tra sức khỏe của thai nhi nhằm mục đích phát hiện các nguy cơ, từ đó đưa ra phương án ngăn chặn kịp thời. Trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN