Thuốc cyclosporine (systemic)

(4.27) - 11 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc cyclosporine là gì?

Thuốc cyclosporine được sử dụng để ngăn ngừa thải ghép ở những người ghép gan, thận hoặc cấy ghép tim. Thuốc thường được sử dụng cùng với các thuốc khác để giúp cơ quan mới của bạn hoạt động bình thường.

Ngoài ra, cyclosporine còn được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp nặng và bệnh da (bệnh vảy nến nặng).

Cyclosporine thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, hoạt động bằng cách làm chậm hệ thống phòng thủ của cơ thể (hệ miễn dịch) để ngăn cơ thể từ chối cơ quan cấy ghép, gây thiệt hại cho các khớp (ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp) hoặc làm tổn hại da của bạn (ở bệnh nhân vảy nến). Đối với việc điều trị bệnh vảy nến hay viêm khớp, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc này khi bạn không thể uống các loại thuốc khác hoặc không tìm thấy phương pháp điều trị khác.

Thuốc này cũng có thể ngăn chặn thải cấy ghép nội tạng (ví dụ như giác mạc, tuyến tụy) hoặc cấy ghép tủy xương. Thuốc cũng có thể điều trị các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (ví dụ như bệnh Crohn).

Bạn nên dùng thuốc cyclosporine như thế nào?

Thuốc cyclosporine có dạng tiêm và dạng uống.

Thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường một lần hàng ngày trong 2-6 giờ. Nếu bạn đang tự uống thuốc này ở nhà, tìm hiểu cách chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Trước khi sử dụng, kiểm tra trực quan sản phẩm xem có nổi hạt hoặc đổi màu không. Nếu có một trong hai dấu hiệu trên, bạn không nên dùng. Bạn cũng nên tìm hiểu cách lưu trữ và loại bỏ tạp chất y tế một cách an toàn.

Khi cyclosporine tiêm vào tĩnh mạch, một trong những thành phần khác trong sản phẩm này là dầu thầu polyoxyethylated hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu bạn đang sử dụng thuốc này ở nhà, hãy chuẩn bị để tự điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ phòng khi có triệu chứng phản ứng dị ứng xảy ra.

Với dạng uống, uống thuốc thường là mỗi ngày một lần cùng một thời điểm trong ngày, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể dùng chung với thức ăn hoặc không, nhưng quan trọng là chọn một cách và dùng hằng ngày theo cách đó. Liều lượng dựa trên tình trạng y tế của bạn, cấp độ máu cyclosporine, chức năng thận và phản ứng với điều trị. Uống theo lịch trình một cách cẩn thận.

Để cải thiện mùi vị của thuốc dạng lỏng, bạn có thể trộn với sữa, sữa sô cô la, hoặc nước cam. Dùng ống tiêm liều lượng, bơm vào ly sữa hoặc nước cam, khuấy đều và uống càng nhanh càng tốt. Tốt nhất là bạn nên sử dụng cốc thủy tinh và không sử dụng ly nhựa bọt. Để chắc chắn uống hết thuốc, bạn có thể thêm nước vào cốc, khuấy đều và uống và lặp lại.

Uống thuốc này thường xuyên để có tác dụng lớn nhất và nhớ dùng thuốc tại một thời điểm trong ngày.

Thuốc này tác dụng tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể không đổi. Vì vậy, hãy uống thuốc cách khoảng thời gian đều nhau.

Nếu bạn dùng thuốc để điều trị viêm khớp, có thể mất 4-8 tuần để có cải thiện và đến 4 tháng mới phát huy hết tác dụng.

Nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến, có thể mất 2-4 tuần có cải thiện và đến 4 tháng mới phát huy hết tác dụng. Liều lượng từ từ sẽ tăng lên trong khi điều trị. Hãy báo bác sĩ nếu bệnh không cải thiện sau 6 tuần dùng liều cao nhất. Nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến, bạn không nên uống liên tục trong hơn một năm, trừ khi theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bạn nên bảo quản thuốc cyclosporine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc cyclosporine cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn cấy ghép nội tạng – dự phòng thải ghép:

  • Bạn sẽ được truyền tĩnh mạch 2-4 mg/kg một lần một ngày trong 4-6 giờ hoặc 1-2 mg/kg hai lần một ngày trong 4-6 giờ hoặc 2-4 mg/kg liên tục trong 24 giờ;
  • Đối với viên nang, bạn uống 8-12 mg/kg/ngày chia làm 2 lần;
  • Đối với dạng thuốc hòa tan, bạn uống 8-12 mg/kg mỗi ngày một lần.

Liều thông thường cho người lớn viêm khớp dạng thấp:

  • Đối với nhũ tương cyclosporine, bạn uống 5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần. Nếu có thể, nên ngưng các loại thuốc kháng viêm để tránh ngộ độc thận. Liều tối đa là 5 mg/kg/ngày và tăng tối đa nồng độ creatinin máu không nhiều hơn 30% so với giá trị ban đầu được đề xuất để giảm thiểu tác động độc hại thận.
  • Đối với viên nang cyclosporine, bạn uống liều khởi đầu là 1,25 mg/kg hai lần một ngày.

Liều thông thường cho người lớn đạng bệnh viêm loét đại tràng:

Nếu bạn bị kháng corticosteroids, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch liên tục 4 mg/kg/ngày.

Liều thống thường cho người lớn bị bệnh vảy nến:

  • Nếu bạn bị bệnh vảy nến loại mảng bám, uống nhũ tương 2,5 mg/kg/ngày cyclosporine chia thành 2 liều bằng nhau.
  • Đối với dạng viên nang cyclosporine, uống liều khởi đầu 1,25 mg/kg hai lần một ngày.

Liều dùng thuốc cyclosporine cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em cấy ghép nội tạng – dự phòng thải ghép:

  • Đối với dạng thuốc tiêm, dùng 2-4 mg/kg truyền tĩnh mạch một lần một ngày trong 4-6 giờ hoặc dùng 1-2 mg/kg hai lần một ngày trong 4-6 giờ hoặc dùng 2-4 mg/kg liên tục trong 24 giờ.
  • Đối với dạng viên nang, dùng 8-12 mg/kg/ngày uống chia 2 lần.
  • Đối với dạng bột hòa tan, dùng 8-12 mg/kg uống mỗi ngày một lần.

Thuốc cyclosporine có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc cyclosporine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng hòa tan, uống: 100 mg/ml;
  • Dạng viên nang uống: 25 mg, 100 mg;
  • Dạng truyền tĩnh mạch: 50 mg/ml.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc cyclosporine?

Bạn hãy đi cấp cứu ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt, ra mồ hôi, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng, sút cân;
  • Thay đổi trong trạng thái tinh thần, vấn đề với lời nói hay khả năng đi lại, giảm thị lực (có thể bắt đầu dần dần và trở nên tồi tệ nhanh chóng);
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu, da nhợt nhạt, nhầm lẫn hoặc yếu;
  • Cảm giác sảng hoặc khó thở, tim đập nhanh, khó tập trung;
  • Đau lưng dưới hoặc bên hông, có máu trong nước tiểu, đau hay rát khi đi tiểu;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc bí tiểu, tăng cân nhanh chóng;
  • Sưng, nóng, đỏ, hoặc rỉ da;
  • Nôn và tiêu chảy ra máu;
  • Động kinh (co giật);
  • Kali cao (chậm tốc độ tim, mạch yếu, suy nhược cơ bắp, cảm giác tê tê);
  • Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
  • Huyết áp cao nghiêm trọng (nhức đầu, mờ mắt, ù trong tai, lo lắng, đau ngực, khó thở, tim đập không đều).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Nướu sưng hoặc đau;
  • Nhức đầu nhẹ ;
  • Đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy nhẹ;
  • Run rẩy, co thắt cơ, tê hoặc cảm giác ngứa ran.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc cyclosporine bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc cyclosporine, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với cyclosporine, cyclosporine (điều chỉnh), bất kỳ loại thuốc khác, hoặc bất kỳ thành phần không hoạt động trong viên nang hoặc dung dịch cyclosporine hay cyclosporine (điều chỉnh). Hãy hỏi dược sĩ danh sách các thành phần hoạt động.
  • Nói với bác sĩ và dược sĩ những thuốc kê toa hoặc không kê toa, vitamin, và các chất bổ sung dinh dưỡng đang dùng, hoặc có kế hoạch dùng. Bạn cần chắc chắn đề cập đến bất cứ chất sau đây: acyclovir (Zovirax®); allopurinol (Zyloprim®); amiodarone (Cordarone®); enzyme (ACE) ức chế angiotensin-converting như benazepril (Lotensin®), captopril (Capoten®), enalapril (Vasotec®), fosinopril (Monopril®), lisinopril (Prinivil®, Zestril®), moexipril (Univasc®), perindopril (Aceon®), quinapril (Accupril®), ramipril (Altace®) và trandolapril (Mavik®); angiotensin II receptor antagonists như candesartan (Atacand®), eprosartan (Teveten®), irbesartan (Avapro®), losartan (Cozaar®), olmesartan (Benicar®), telmisartan (Micardis®) và valsartan (Diovan®); một số thuốc chống nấm như fluconazole (Diflucan®), và itraconazole (Sporanox®); azithromycin (Zithromax®); bromocriptine (Parlodel®); thuốc chẹn kênh canxi như diltiazem (Cardizem®), nicardipine (Cardene®), và verapamil (Calan®); carbamazepine (Tegretol®); các thuốc hạ cholesterol (statin) như atorvastatin (Lipitor®), fluvastatin (Lescol®), lovastatin (Mevacor®), pravastatin (Pravachol®), và simvastatin (Zocor®); clarithromycin (Biaxin®); dalfopristin và quinupristin kết hợp (Synercid®); danazol; digoxin (Lanoxin®); thuốc lợi tiểu nhất định (“thuốc nước”) bao gồm amiloride (Midamor®), spironolactone (Aldactone®), và triamteren (DYAZIDE®); erythromycin; thuốc ức chế protease HIV như indinavir (Crixivan®), nelfinavir (Viracept®), ritonavir (Norvir®, trong Kaletra®) và saquinavir (Fortovase®); imatinib (Gleevec®); metoclopramid (REGLAN®); methylprednisolone (Medrol®); nafcillin; octreotide (Sandostatin®); uống thuốc tránh thai (thuốc tránh thai); orlistat (Xenical®); phenobarbital; phenytoin (Dilantin®); bổ sung kali; prednisolone (Pediapred®); repaglinide (Prandin®); rifabutin (Mycobutin®); rifampin (Rifadin®, Rimactane®); sulfinpyrazone (Anturane); terbinafine (Lamisil®) và Ticlopidine (Ticlid®). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận hơn tránh các tác dụng phụ.
  • Nếu bạn đang dùng sirolimus (Rapamune®), uống 4 giờ sau khi dùng cyclosporine hay cyclosporine (điều chỉnh).
  • Nói với bác sĩ những sản phẩm thảo dược bạn đang dùng, đặc biệt là rượu St. John.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có bất kỳ các bệnh sau đây: cholesterol thấp, mức magie trong máu thấp, bất kỳ bệnh khiến cơ thể bạn hấp thụ dinh dưỡng khó khăn, hoặc bệnh gan.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai. Nếu bạn có thai trong khi dùng một trong hai loại cyclosporine, hãy nói cho bác sĩ biết. Cả hai loại cyclosporine có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định cho con bú.
  • Không được tự ý tiêm mà không nói chuyện với bác sĩ.
  • Bạn nên biết cyclosporine có thể gây ra sự tăng trưởng tế bào phụ ở nướu răng. Hãy đánh răng cẩn thận và đi khám nha sĩ thường xuyên trong quá trình điều trị để làm giảm nguy cơ phát triển các tác dụng phụ này.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Thuốc cyclosporine được tìm thấy trong sữa mẹ. Bạn không nên cho trẻ bú trong khi dùng cyclosporine.

Tương tác thuốc

Thuốc cyclosporine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc này bao gồm:

  • Thuốc tránh thai;
  • Caspofungin;
  • Nhựa than đá;
  • Ezetimibe;
  • Sulfinpyrazone;
  • Tacrolimus, temsirolimus, terbinafine, các loại thuốc khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng (như natalizumab, rituximab, tofacitinib);
  • Các thuốc làm trầm trọng bệnh thận (ví dụ như acyclovir, kháng sinh aminoglycoside bao gồm tobramycin; amphotericin B; colchicine; melphalan; thuốc sulfa bao gồm sulfamethoxazole; ranitidine vancomycin);
  • Các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali (ví dụ, các chất bổ sung kali, “thuốc nước” bao gồm amiloride, spironolactone).

Các thuốc khác có thể ảnh hưởng việc loại bỏ cyclosporine trong cơ thể, ảnh hưởng tác dụng của cyclosporine ví dụ như allopurinol, amiodarone, barbiturates bao gồm phenobarbital, boceprevir, bosentan, thuốc chẹn kênh canxi bao gồm diltiazem/nifedipine/verapamil, cimetidine, thuốc ức chế protease HIV bao gồm indinavir, imatinib, kích thích tố nam nhân tạo như danazol/methyltestosterone, methylprednisolone, metoclopramide, metronidazole, mifepristone, nafcillin, nefazodone, octreotide, orlistat, quinupristin/dalfopristin, rifamycins bao gồm rifampin/rifabutin, một số loại thuốc chống động kinh bao gồm carbamazepine/phenytoin, rượu St. John, telaprevir, ticlopidine.

Thuốc này làm chậm loại bỏ các loại thuốc khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc bao gồm: Aliskiren, ambrisentan, digoxin, dronedaron, repaglinide, tolterodine, statin (như atorvastatin, lovastatin, pitavastatin, rosuvastatin, simvastatin) và ức chế miễn dịch khác (như azathioprine, methotrexate, sirolimus).

Không sử dụng chất thay thế muối kali trong khi dùng thuốc này. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới thuốc cyclosporine không?

Hãy thảo luận với chuyên gia sức khỏe khi sử dụng thuốc với thức ăn, rượu, thuốc lá, đặc biệt là:

  • Bưởi hoặc nước bưởi.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc cyclosporine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Dị ứng với polyoxyethylated (Cremophor® EL) – không được sử dụng ở bệnh nhân có bệnh này;
  • Thiếu máu;
  • Vấn đề chảy máu;
  • Bệnh não;
  • Ung thư;
  • Vấn đề mắt hoặc tầm nhìn (ví dụ như phù gai thị);
  • Tăng kali máu (kali cao trong máu);
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao);
  • Tăng axit uric máu (quá nhiều axit uric trong máu);
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Tiền ung thư da thay đổi;
  • Tiền sử động kinh;
  • Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp) -sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn;
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao);
  • Hypocholesterolemia (cholesterol trong máu thấp);
  • Hypomagnesemia (magnesium trong máu thấp) – làm tăng nguy cơ bệnh não;
  • Nhiễm trùng làm giảm khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm:

  • Vàng da hoặc mắt;
  • Sưng cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Vì bạn sẽ được bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Microlax®

(44)
Tìm hiểu chungTác dụng và thuốc Microlax® là gì?Bạn có thể dùng thuốc Microlax® bao gồm thành phần sorbitol dạng tinh thể và muối natri để làm rỗng ruột già ... [xem thêm]

Scopolamine

(36)
Tên gốc: scopolamineTên biệt dược: Scopace®, Transderm Scop®Phân nhóm: thuốc chống co thắtTác dụngTác dụng của thuốc scopolamine là gì?Thuốc scopolamine là một ... [xem thêm]

Palonosetron

(45)
Tác dụngTác dụng của palonosetron là gì?Thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư. Thuốc cũng có thể được sử dụng ... [xem thêm]

Pediasure

(58)
Tìm hiểu chungTác dụng của pediasure là gì?Pediasure là một sản phẩm dinh dưỡng hoàn toàn, cân bằng được sản xuất đặc biệt dành cho trẻ em từ 1 đến 13 ... [xem thêm]

Thuốc Aspamic®

(97)
Tên gốc: aspartameTên biệt dược: Aspamic®Phân nhóm: thực phẩm chức năngTác dụngTác dụng của thuốc Aspamic® là gì?Thuốc Aspamic® chứa aspartame là chất tạo ... [xem thêm]

Sữa Glucerna®

(22)
Tên gốc: cacbohydrat, chất béo, protein, vitamin, chất khoáng và m – inositolTên biệt dược: Glucerna®Phân nhóm: sản phẩm dinh dưỡng / dùng qua đường tiêu hóaTác ... [xem thêm]

Tamiflu®

(78)
Tên gốc: oseltamivirPhân nhóm: thuốc kháng virusTên biệt dược: Tamiflu®Tác dụngTác dụng của thuốc Tamiflu® là gì?Tamiflu® là một loại thuốc kháng virus chứa ... [xem thêm]

Amoxicillin - Clarithromycin - Lansoprazole

(42)
Tên gốc: Amoxicillin – Clarithromycin – LansoprazolePhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTác dụngTác dụng của thuốc Amoxicillin – Clarithromycin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN