Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ

(3.78) - 53 đánh giá

Bạn không thể dự đoán được bạn sẽ chuyển dạ trong bao lâu. Thời gian chuyển dạ của bạn sẽ phụ thuộc vào:

  • Bạn đã sinh con trước đó hay chưa, và nếu có là khi nào;
  • Bạn có đứng thẳng hoặc di chuyển nhiều trong khi chuyển dạ hay không;
  • Cổ tử cung của bạn có dễ dàng mở không;
  • Tử cung co thắt mạnh hay yếu;
  • Bạn có được gây tê không;
  • Vị trí của thai nhi;
  • Bạn có bình tĩnh hay không – sự thoải mái và thư giãn sẽ giúp bạn chuyển dạ nhanh hơn.

Chuyển dạ là một chuỗi các sự việc hoặc quá trình, diễn ra trong khoảng thời gian hơn một giờ đồng hồ cho đến khoảng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như một quy luật, quá trình chuyển dạ thường kéo dài hơn khi sinh con đầu lòng. Đó là bởi vì cổ tử cung và ống dẫn sinh (âm hộ) của những người lần đầu làm mẹ ít linh hoạt, do đó việc chuyển dạ và sinh nở sẽ mất thời gian lâu hơn. Đối với phụ nữ sinh lần đầu tiên, thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 12 – 24 giờ, trung bình là 14 giờ. Đối với phụ nữ đã sinh trước đó, thời gian chuyển dạ kéo dài từ 4 – 6 giờ, trung bình là 6 giờ. Thông thường chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn.

Chuyển dạ: Giai đoạn một

Giai đoạn đầu của chuyển dạ xảy ra khi cổ tử cung mở ra và mỏng đi để bé có thể di chuyển vào ống sinh. Đây là giai đoạn dài nhất trong ba giai đoạn chuyển dạ. Chia thành hai giai đoạn riêng – chuyển dạ sớm và các cơn đau. Giai đoạn đầu này lại chia làm 2 kỳ: kỳ ban đầu và kỳ co thắt mạnh.

Bạn sẽ không thể dự đoán được quãng thời gian của kỳ ban đầu. Đối với những bà mẹ lần đầu tiên sinh con, quãng thời gian trung bình cho giai đoạn đầu này là 6 tới 12 giờ và quãng thời gian này sẽ ngắn lại ở những lần sinh sau.

Kỳ co thắt mạnh sẽ có thể kéo dài tới tận 8 tiếng đồng hồ. Đối với một số phụ nữ khác thì kỳ co thắt mạnh lại có thể kéo dài lâu hơn. Đối với những bà mẹ đã sinh con tự nhiên trước đó thì quãng thời gian này sẽ ngắn hơn.

Chuyển dạ: Giai đoạn hai

Trong giai đoạn này, em bé sẽ ra đời và có thể kéo dài trong vòng vài phút cho tới một vài tiếng đồng hồ. Những bà mẹ lần đầu sinh con sẽ phải trải qua quãng thời gian dài hơn ở giai đoạn này và thậm chí còn lâu hơn nữa nếu người mẹ được gây tê màng cứng khi sinh.

Chuyển dạ: Giai đoạn ba

Sau khi em bé được sinh ra, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Bạn có thể ôm bé trong vòng tay hoặc đặt bé trên bụng bạn. Hãy trân trọng thời điểm này. Tuy vậy còn rất nhiều điều sẽ xảy ra. Trong giai đoạn chuyển dạ thứ ba, y tá hay hộ sinh sẽ cắt nhau thai cho bé và đảm bảo rằng hiện tượng chảy máu được kiểm soát.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về vấn đề này, hãy xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Phương pháp tự nhiên giúp giảm đau khi chuyển dạ

Thư giãn

Điều quan trọng nhất để có thể bớt đau khi chuyển dạ là tâm trí của bạn thật thư giãn. Điều này rất đơn giản – khi sợ đau, cơ thể bạn căng lên, làm cơn đau tồi tệ hơn, cơ thể lại tiếp tục phản ứng bằng cách gồng lên hơn nữa và chu kì như vầy cứ tiếp tục khiến bạn cảm thấy sinh con là điều đau đớn nhất trần đời. Do vậy, hãy thư giãn tâm trí trước khi muốn giảm đau rất nhiều. Bạn đừng sợ vác chiếc bụng đang đau đi dạo vòng quanh, ngồi lên một quả bóng hay làm bất kì điều gì đó nhé. Việc thay đổi tư thế chính là cách thúc đẩy chuyển dạ nhanh hơn đấy.

Áp dụng thủy liệu pháp

Nếu thích, bạn có thể ngồi thư giãn trong bồn tắm và để dòng nước ấm xoa dịu cơ thể (hoặc chỉ ngâm cơ thể nhẹ nhàng trong nước). Liệu pháp này giúp giảm đau và thư giãn cơ thể khi chuyển dạ. Ngày nay, nhiều

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 thực phẩm gây nguy cơ ung thư phổi chẳng kém thuốc lá

(36)
Khi nhắc đến ung thư phổi, nguyên nhân thường do hút thuốc lá. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thực phẩm cũng có thể gia tăng nguy cơ ung thư ... [xem thêm]

12 thủ phạm khiến bạn có vòng eo bánh mì

(36)
Vòng eo bánh mì có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, làm giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây viêm và khiến bạn tăng cân không kiểm ... [xem thêm]

Cách ăn uống sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(84)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

6 cách chăm sóc tóc thưa và mỏng hiệu quả

(47)
Khác với tóc xơ và hư tổn, tóc thưa khiến bạn buồn phiền hơn nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thử các cách chăm sóc tóc thưa và mỏng mới ... [xem thêm]

Những điều bạn cần lưu ý về xuất huyết não

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Scorbut

(79)
Tìm hiểu về bệnh ScorbutBệnh Scorbut là gì?Scorbut là tên của tình trạng thiếu hụt vitaminC. Nó có thể gây ra thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, chảy máu tự ... [xem thêm]

Lợi ích của các bài tập thể dục đối với sức khỏe sinh sản

(60)
Đối với các cặp vợ chồng trẻ đang mong ngóng có con, việc giữ cho mình có một cơ thể khỏe mạnh là điều rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ... [xem thêm]

Đau lưng và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ cơ thể

(34)
Chúng ta thường bị đau lưng hay đau cột sống làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày nhưng lại khó chữa trị. Hãy đọc bài viết sau và biết cách khắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN