6 căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

(3.87) - 32 đánh giá

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ xảy ra không chỉ do ăn uống thất thường mà còn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Bố mẹ nên tìm hiểu những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em và cách phòng tránh sẽ giúp con luôn khỏe mạnh.

1. Rối loạn tiêu hóa do tăng bạch cầu ái toan (EGID)

EGIDs là tình trạng rối loạn gây nên bởi các tế bào bạch cầu dư trong đường tiêu hóa của trẻ. Điều này dẫn đến viêm và sưng dạ dày, làm cho trẻ đau và khó chịu. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt.

Hiện không có cách chữa căn bệnh này nhưng cho trẻ uống những loại thuốc như steroid có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong đường ruột và làm giảm các triệu chứng kèm theo. Bác sĩ có thể đề nghị bố mẹ hạn chế một số loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng cho trẻ hoặc cho con ăn chế độ ăn đặc biệt khác. Trường hợp mắc bệnh nặng, bé cần được cho ăn bằng ống truyền thức ăn.

2. Bệnh celiac

Trẻ em bị bệnh celiac không thể tiêu hóa gluten – một loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Rối loạn này có thể phá hủy ruột non và làm cho trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn của mình.

Chế độ ăn không có gluten là cách điều trị duy nhất cho bệnh nhân mắc celiac. Điều này sẽ giúp ngăn chặn và chữa lành những tổn thương ở ruột non. Bé có thể sẽ cảm thấy khỏe hơn chỉ trong một vài ngày.

3. Bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng thường xảy ra ở trẻ lớn hoặc thiếu niên. Căn bệnh này bao gồm hai chứng rối loạn tiêu hóa chính:

  • Viêm loét đại tràng gây sưng ở đại tràng
  • Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.

Đi ngoài ra máu, phân lỏng và đau bụng là triệu chứng phổ biến của cả hai. Viêm đại tràng cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng hay trì hoãn tuổi dậy thì của trẻ. Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến đau khớp, ngứa mắt, sỏi thận, bệnh gan và xương yếu hoặc dễ vỡ.

Phương pháp điều trị căn bệnh viêm đại tràng này là làm cho các triệu chứng biến mất nhanh nhất có thể. Các bác sĩ có thể thay đổi chế độ ăn kiêng phù hợp và kê thuốc cho bệnh nhân. Trong trường hợp triệu chứng viêm đại tràng nặng, con bạn có thể cần đến sự chăm sóc của bệnh viện hoặc làm phẫu thuật.

4. Bệnh lồng ruột

Bệnh này xảy ra khi một phần của ruột gấp đè trên một phần khác. Căn bệnh này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Bệnh lồng ruột gây cho trẻ cảm giác đau, sưng và mệt mỏi, thậm chí có thể xé ruột. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.

Phương pháp điều trị trước tiên là bố mẹ hãy cho con uống chất lỏng hoặc hít khí để cố gắng đẩy ruột trở lại. Biện pháp này thường hiệu quả và giúp bé tránh khỏi nguy cơ phải phẫu thuật. Nếu không, bé có thể sẽ cần phải phẫu thuật để gỡ hoặc cắt đoạn ruột bị lồng vào nhau.

5. Chứng xoắn ruột

Điều này xảy ra khi ruột của con bạn tự xoắn quanh chính nó, ngăn chặn chất thải thải ra ngoài. Trong một số trường hợp, lượng máu cung cấp cũng bị cắt đứt. Bệnh này sẽ cần phải phẫu thuật, nhưng hầu hết trẻ em đều phát triển bình thường và khỏe mạnh sau khi phẫu thuật.

6. Hội chứng ruột ngắn

Với tình trạng này, trẻ không có đủ ruột để hấp thu các chất dinh dưỡng và các chất lỏng tốt. Một số trẻ em được sinh ra với phần ruột bị ngắn phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một phần của ruột. Các nguyên nhân khác của hội chứng ruột ngắn là:

  • Bệnh Crohn, trong đó hồi tràng và đại tràng là hai bộ phận chủ yếu bị ảnh hưởng nhiều nhất
  • Bệnh lồng ruột
  • Một mạch máu bị chặn, làm giảm lưu lượng máu đến ruột
  • Tổn thương ruột
  • Ung thư
  • Tiêu chảy thường là triệu chứng phổ biến nhất.

Hội chứng ruột ngắn có thể dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và hăm tã nặng.

Thay đổi chế độ ăn uống và đôi khi cho trẻ ăn bằng ống là những cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc có thể làm giảm bớt các triệu chứng và làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa của trẻ, vì vậy các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn. Đôi khi trẻ cần phải thực hiện phẫu thuật.

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề khá nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Khi trẻ có vấn đề về tiêu hóa, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện được hỗ trợ và điều trị kịp thời. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng tìm hiểu về nhồi máu cơ tim cấp

(93)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

10 câu hỏi nên hỏi về xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

(85)
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào tế bào tiểu cầu khỏe mạnh sẽ gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (hay xuất huyết giảm tiểu ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn cung cấp nước cho cơ thể tràn đầy sức sống

(10)
Thói quen cung cấp đủ nước cho cơ thể không những giúp bạn bổ sung năng lượng mà còn tăng cường dưỡng chất để làm đẹp toàn thân nữa đấy!Uống nhiều ... [xem thêm]

Đau ngực khi hít thở sâu, đừng xem thường!

(94)
Thi thoảng bạn cảm thấy ngực bỗng nhói đau mỗi khi hít thở sâu? Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chấn thương cơ ... [xem thêm]

Xói mòn động mạch vành ở phụ nữ

(42)
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch. Căn bệnh này có xu hướng ngày càng gia tăng tại nước ta. ... [xem thêm]

Hỗ trợ chữa bệnh suy thận với sản phẩm có thành phần từ cây dành dành

(27)
Từ lâu, Đông y đã dùng rễ, quả và hạt cây dành dành để chữa bệnh suy thận. Bên cạnh đó, dành dành còn là thảo dược thường được sử dụng trong ... [xem thêm]

Trị mụn trứng cá: Những điều bạn cần biết

(31)
Những năm tháng tuổi thiếu niên, bạn từng khổ sở vì phải đối phó với những nốt mụn “không mời mà đến” trên mặt, ngực và lưng. Một số bạn may ... [xem thêm]

9 tác dụng của hạt lanh khiến bạn muốn dùng ngay

(100)
Hạt lanh là một thực phẩm ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn kiêng nhờ lượng protein lành mạnh và chất xơ dồi dào. Những tác dụng của hạt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN