Để bữa ăn ít muối vẫn đậm đà

(4.06) - 45 đánh giá

Rất nhiều người là tín đồ của các món ăn mặn, nhưng lượng muối quá cao trong các món mặn lại là một trong những nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. Tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em, chỉ nên hấp thụ ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối). Người từ 51 tuổi trở lên, và các cá nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, hoặc bệnh thận mãn tính càng nên giảm lượng natri hấp thụ xuống còn 1.500 mg mỗi ngày.

1. Chỉ dùng những thực phẩm tươi mới

Hầu hết lượng natri mà con người hấp thụ có trong những thực phẩm đã qua chế biến. Vì vậy, hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến hoặc nếu có, thì ăn thật ít, đặc biệt là các thực phẩm có chứa pho mát, chẳng hạn như bánh pizza; thịt ướp muối, thịt xông khói, xúc xích, hot dog; thịt nguội/thịt hộp, và các loại thực phẩm ăn liền như ớt đóng hộp, bánh nhân thịt, và súp. Thực phẩm tươi thường có ít lượng natri hơn.

2. Muốn ăn thì lăn vào bếp

Hãy thường xuyên nấu ăn ở nhà. Bạn sẽ kiểm soát được những gì bạn đang ăn, khi tự chuẩn bị thức ăn sẽ giúp bạn hạn chế lượng muối trong đó.

3. Ăn nhiều rau củ và trái cây

Hãy ăn nhiều rau củ và trái cây – tươi hay đông lạnh đều được – những thực phẩm tự nhiên này đều có hàm lượng natri thấp. Bạn nên thử đưa rau củ hoặc trái cây vào mỗi bữa ăn, vừa có thể giảm lượng natri, vừa làm cho thực đơn phong phú hơn.

4. Chọn sữa và thực phẩm protein có hàm lượng natri thấp

Chọn sữa không béo hoặc ít béo và sữa chua thay thế cho phô mai, vì phô mai có hàm lượng natri cao. Chọn thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản tươi thay vì những loại thịt ướp muối. Thịt nguội hoặc thịt hộp, xúc xích, và các sản phẩm đóng hộp như thịt bò ướp muối thì có hàm lượng natri cao. Bạn cũng có thể lựa chọn quả hạch và hạt không ướp muối.

5. Điều chỉnh vị giác

Từ từ cắt giảm lượng muối. Hãy chú ý đến hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm khác nhau. Vị giác mặn của bạn sẽ giảm dần theo thời gian.

6. Tạm biệt muối

Hãy bỏ việc thêm muối khi nấu ăn. Đưa muối ra khỏi nhà bếp và bàn ăn. Sử dụng các loại gia vị, rau thơm, tỏi, giấm hoặc nước chanh nấu với các thực phẩm theo mùa, hoặc sử dụng hỗn hợp các gia vị không muối. Hãy thử hạt tiêu đen hoặc đỏ, húng quế, cà ri, gừng, hoặc hương thảo.

7. Đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn

Hãy đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn và thành phần nguyên liệu để tìm những thực phẩm đóng gói hoặc thực phẩm đóng hộp có hàm lượng natri thấp. Hãy tìm các loại thực phẩm có nhãn “natri thấp”, “ít natri” hoặc “không thêm muối.”

8. Chọn món ăn có lượng natri thấp khi bạn đi ăn ở ngoài

Nhà hàng có thể chuẩn bị thức ăn có lượng natri thấp theo yêu cầu của bạn và sẽ phục vụ kèm theo nước sốt và xà lách để bạn có thể tiêu thụ ít natri hơn.

9. Chú ý đến gia vị

Các thực phẩm như nước tương, nước xốt cà chua, dưa chua, ô liu, nước xốt cho salad, và các gói gia vị có hàm lượng natri cao. Hãy chọn nước tương và nước xốt cà chua có lượng natri thấp. Ăn một củ cà rốt hoặc cần tây thay vì dùng ô liu hoặc dưa chua. Chỉ rắc một chút gia vị thay vì sử dụng nguyên gói.

10. Tăng cường hấp thụ kali

Chọn thực phẩm có nhiều kali sẽ giúp làm giảm huyết áp. Kali có trong các loại rau củ và trái cây, chẳng hạn như khoai tây, củ cải đường màu xanh, nước ép và nước xốt cà chua, khoai lang, đậu (đậu trắng, đậu ngự, đậu tây), và chuối. Các nguồn chứa kali khác bao gồm sữa chua, sò, cá bơn, nước cam, và sữa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lối sống tối giản: Buông bỏ bớt để được tự do hơn!

(84)
Khi chọn buông bỏ những thứ không cần thiết, bạn sẽ không còn bị stress vì những lo lắng vụn vặt hàng ngày hay tự ti bởi so sánh với mọi người xung quanh ... [xem thêm]

Muốn cải thiện sức khỏe, hãy trồng ngay cho mình một cây hương thảo

(46)
Ngoài việc dùng làm gia vị, cây hương thảo còn có nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe như giảm căng thẳng, điều trị chứng sa sút trí tuệ ... [xem thêm]

Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?

(94)
Mang thai có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách bất ngờ. Việc các nội tiết dao động, thay đổi sinh lý và tâm lý mà mẹ bầu trải qua sẽ ... [xem thêm]

Sự thay đổi lượng máu kinh nguyệt theo độ tuổi

(67)
Máu kinh nguyệt của mỗi người không giống nhau và khác nhau ở từng giai đoạn. Sự thay đổi trong bất kỳ yếu tố nào của máu kinh nguyệt đều biểu hiện cho ... [xem thêm]

Nước hầm xương vừa ngọt tự nhiên lại bổ dưỡng

(88)
Nước hầm xương giúp mang đến vị ngọt tự nhiên trong các món ăn quen thuộc như hủ tiếu, bún bò, phở, nước canh… Không những tăng hương vị cho món ăn ngon ... [xem thêm]

Mối nguy từ phỏng do hóa chất

(76)
Tìm hiểu chungBỏng là bệnh gì?Bỏng có thể do nhiều tác nhân gây ra và là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là ... [xem thêm]

Những phương cách điều trị tăng nhãn áp phổ biến

(19)
Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng mắt nghiêm trọng. Nó làm hỏng dây thần kinh thị giác (có nhiệm vụ truyền thông tin từ mắt đến trung tâm thị giác trong ... [xem thêm]

7 phương pháp tự nhiên giúp bạn xua đuổi côn trùng

(83)
Các loại côn trùng như kiến, gián, nhện, rệp… có thể bám đầy thức ăn, làm tổn thương da với vết cắn và nhiều tác hại khác cho sức khỏe. Nếu không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN