Tiêu chảy – Tiếp cận triệu chứng

(3.63) - 78 đánh giá

Tiêu chảy là một tình trạng không hề dễ chịu do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa số các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Theo bảng dưới đây để biết trường hợp tiêu chảy của bạn có cần đến sự chăm sóc y tế đặc biệt hay không ?

TRIỆU CHỨNG

CHẨN ĐOÁN

TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

Bắt đầu tại đây

1. Bạn có cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa không?

Không

Đi đến câu hỏi 10.*

2. Triệu chứng của bạn bắt đầu khoảng 30 phút đến 2 tiếng sau khi uống hoặc ăn những sản phẩm làm từ sữa không?

Triệu chứng của bạn có thể do chứng KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE . Người bị tình trạng này khó có thể tiêu hóa đường trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác.

Nếu bạn nghĩ bạn mắc chứng không dung nạp lactose, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để được tư vấn dùng viên nén hoặc thuốc nước cung cấp enzym lactaza để phòng ngừa. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng đồ ăn thức uống dễ gây bệnh.

Không

3. Bạn có ăn thực phẩm đã bị hư không, hoặc có ai đó ăn cùng loại thực phẩm giống bạn và cũng gặp tình trạng tương tự?

Có thể bạn bị NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM . Những triệu chứng khác của ngộ độc thực phẩm gồm có đau đầu, sốt, ớn lạnh và mệt mỏi. Hầu hết các vấn đề gây ra do ngộ độc thực phẩm sẽ tự biến mất trong vòng 12 đến 48 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, hãy uống thật nhiều nước và các chất điện giải để tránh bị mất nước. Trẻ em nên được bổ sung nước và các chất điện giải bằng đường uống trực tiếp. Nên tránh các loại thức ăn cứng cho tới khi hoàn toàn hết tiêu chảy.

Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài quá 48 tiếng đồng hồ, hoặc bạn cảm thấy rất khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

4. Gần đây bạn có đi du lịch đến một quốc gia khác không?

Có thể bạn bị TIÊU CHẢY DO DU LỊCH , gây ra bởi đồ ăn thức uống không hợp vệ sinh.

Các loại thuốc không kê đơn có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bạn. Uống thật nhiều nước nhưng tránh cồn, chất caffeine và những sản phẩm làm từ sữa. Nếu các triệu chứng của bạn cứ tồn tại dai dẳng, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Không

5. Bạn có bị đau ở phía bên trái bụng, đặc biệt là sau khi dùng những đồ ăn khó tiêu hóa?

Có thể bạn đang có một bệnh lý nào đó ảnh hưởng tới đường ruột, như là VIÊM TÚI THỪA

Hãy đến gặp bác sĩ. Một chế độ ăn gồm nhiều CHẤT XƠ có thể giúp giảm bớt triệu chứng của bạn.

Không

6.Phân của bạn có ở dạng lỏng không, bạn có bị đau đầu hoặc đau cơ kèm với sốt nhẹ không?

Có thể bạn đã bị nhiễm VIÊM DẠ DÀY DO VIRUS , còn gọi là cúm dạ dày. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều. Nếu là trẻ em, cần bổ sung nước và các chất điện giải qua đường uống để tránh mất nước. Nên ăn các thức ăn có tính bình và uống nước sạch.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu như bạn bị sốt cao hoặc có các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày.

Không

7.Bạn có bị đau bụng dai dẳng, bị tiêu chảy đi kèm với phân nhầy không?

Có thể bạn đã bị nhiễm một loại TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN gây nên hoặc do ký sinh trùng gây nên (GIARDIA).

Bạn nên đi gặp bác sĩ. Bạn cần phải uống thật nhiều nước để tránh bị mất nước và nên tránh caffeine.

Không

8. Bạn có bị sốt và đau ở giữa hoặc phía trên bụng lan ra sau lưng không?

Đây có thể là triệu chứng của BỆNH VIÊM ĐƯỜNG MẬT hoặc VIÊM TỤY .

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Không

9. Bạn có bị chướng bụng và có những cơn đau, co thắt ở vùng bụng dưới không?

Đây có thể là triệu chứng của TẮC RUỘT.

GẶP BÁC SĨ NGAY LẬP TỨC, HOẶC ĐẾN PHÒNG CẤP CỨU GẦN NHẤT.

Không

*10. Gần đây bạn có đang dùng thuốc kháng sinh hoặc một loại thuốc mới nào khác không?

Chứng tiêu chảy của bạn có thể bị gây ra bởi THUỐC mà bạn đang sử dụng.

Hãy trao đổi với bác sĩ về loại kháng sinh hoặc loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc không gây ra tiêu chảy. Tuy nhiên, đừng NGƯNG uống loại thuốc bạn đang sử dụng, trừ phi bác sĩ yêu cầu.

Không

11. Bạn có bị tiêu chảy cùng với chứng đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày mỗi khi bạn ăn một loại thức ăn nào đó không?

CHỨNG KÉM HẤP THỤ, như là BỆNH CELIAC , có thể gây tiêu chảy liên quan đến thức ăn.

Hãy tránh các loại thực phẩm khiến bạn cảm thấy khó chịu và trao đổi vấn đề này với bác sĩ.

Không

12. Bạn thường có phân đi kèm với máu hoặc chất nhầy và những cơn đau, co thắt bụng không?

Bạn có thể đã mắc BỆNH VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG hoặc BỆNH CROHN’S .

Hãy đến gặp bác sĩ để được xác định phương thức điều trị phù hợp. Uống nhiều nước và tránh các thức ăn làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Không

13. Bạn có bị xen kẽ táo bón với tiêu chảy không? Có phải tình trạng của bạn xấu đi khi bạn bị stress không?

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH hoặc CO THẮT KHÔNG ĐỀU CỦA CƠ VÒNG có thể là nguyên nhân của tiêu chảy.

Tăng dần lượng CHẤT XƠ trong khẩu phần ăn của bạn và uống nhiều nước. Nếu bạn đi đại tiện ra máu, hãy đến gặp bác sĩ.

Không

14. Bạn bị táo bón mãn tính nhưng đột nhiên bị tiêu chảy?

Bạn có thể có PHÂN ĐÓNG KHỐI trong trực tràng.

Hãy đến gặp bác sĩ.

Không

Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề của bạn là nghiêm trọng, Hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Công cụ này đã được xem xét bởi các bác sĩ và chỉ dành cho mục đích giáo dục. Nó không phải là sự thay thế cho các chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/diarrhea.html

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Trọng Tài - Ths.BS. Hoàng Thị Tú Anh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Một số bệnh liên quan đến hông

(76)
Bạn hãy làm theo biểu đồ dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về các nguyên nhân thường gặp của chứng đau hông. TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN XỬ ... [xem thêm]

Sốt – Tiếp cận triệu chứng

(92)
Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng từ 1°C trở lên so với thân nhiệt bình thường là 37°C. Bị nhiễm trùng nhẹ có thể gây ra tăng nhiệt độ nhẹ và trong ... [xem thêm]

Những vấn đề về ngực ở nam giới

(17)
Nhiều người cho rằng chỉ có nữ giới mới mắc phải những vấn đề về vú, tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc những bệnh này. Nếu bạn phát hiện thấy ... [xem thêm]

Triệu chứng cảm lạnh và cúm

(24)
Bạn hãy dựa theo biểu đồ này để biết cách điều trị các triệu chứng của cảm lạnh hay cúm và biết khi nào cần phải đi khám bệnh. Các bệnh khác cũng ... [xem thêm]

Làm gì khi bị sưng cổ?

(55)
Bất kỳ vết sưng nào ở cổ đều khiến ta lo lắng mặc dù hầu hết chúng đều không nghiêm trọng. Theo dõi bảng dưới đây nếu bạn bị những vết sưng hay ... [xem thêm]

Tiếp cận triệu chứng đau lưng dưới

(18)
Đau lưng là một vấn đề phổ biến thường được gây ra bởi việc lạm dụng hoặc sử dụng sai các cơ bắp vùng lưng. Một số nguyên nhân và điều trị các ... [xem thêm]

Rối loạn kinh nguyệt

(89)
Rối loạn kinh nguyệt từ dạng trễ kinh cho tới việc đau bụng kinh rất thường gặp và không nghiêm trọng. Theo dõi bảng thông tin sau để biết thêm về những ... [xem thêm]

Các vấn đề phụ khoa ở phụ nữ

(46)
Kích ứng và dịch tiết âm đạo là những vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ. Xem sơ đồ sau đây để hiểu rõ thêm và tự điều trị các vấn đề này. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN