Tiếng thổi tim ở trẻ: triệu chứng chính của bệnh van tim

(4.4) - 67 đánh giá

Tiếng thổi tim đặc trưng với những tiếng phù phù được xem là triệu chứng điển hình của bệnh van tim. Tình trạng này xuất hiện do bẩm sinh hay trong quá trình phát triển của trẻ.

Tiếng thổi tim không phải là một bệnh lý mà là dấu hiệu chỉ điểm bệnh van tim mà trẻ có thể mắc phải. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu này để có thể nhận diện sớm bệnh và có hướng xử trí kịp thời.

Tiếng thổi tim là gì?

Tim người có 4 van để máu lưu thông theo một chiều nhất định. “Lụp đụp” là âm thanh thông thường phát ra khi van tim đóng mở. Một tiếng tim bình thường gồm có 2 âm thanh riêng biệt. Âm thanh đầu tiên (S1) là do các van tâm thất đóng lại, còn âm thanh thứ 2 (S2) là do các van bán nguyệt. Chu kỳ của nhịp tim thường là S1 – S2 – S1 – S2… hoặc lụp đụp – lụp đụp – lụp đụp…

Tiếng thổi tim được tạo ra bởi các dòng máu chảy hỗn loạn trong tim. Những âm thanh này thường được xuất hiện ở giữa tiếng tim đập. Tiếng thổi tim khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Những âm thanh này có thể vô hại và không phải điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh van tim tiềm ẩn do vấn đề về lưu thông máu hoặc sự xáo trộn của các mạch máu ở tim khi van tim bị hư hại, khuyết tật hay thu hẹp.

Phân loại tiếng thổi tim

Có hai loại tiếng thổi tim: tiếng thổi vô hại và tiếng thổi bất thường.

1. Tiếng thổi vô hại

Tiếng thổi vô hại thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Những tiếng thổi này chỉ là âm thanh của các dòng máu đang lưu thông trong tim. Bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi tim này thông qua ống nghe. Những tiếng thổi này sẽ xuất hiện trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Chúng thường kéo dài từ khi trẻ được 3 – 7 tuổi và sẽ biến mất khi trẻ lớn lên.

Khoảng 75% trẻ sơ sinh và 66% trẻ nhỏ có tiếng thổi tim vô hại. Một số dạng của tiếng thổi tim vô hại:

  • Tiếng thổi Still là tiếng thổi tim vô hại thường gặp nhất. Tiếng thổi này thường được nghe thấy ở phía bên trái xương ngực. Tiếng thổi này thường khó phát hiện khi trẻ ngồi hoặc nằm.
  • Tiếng thổi động mạch phổi thường nghe thấy được khi máu chảy qua động mạch phổi.
  • Tiếng thổi tĩnh mạch thường nghe thấy được khi máu chảy qua tĩnh mạch cổ, gần xương đòn. Bác sĩ phải kiểm tra mạch ở xương đòn của trẻ để xác định nó.

Tiểng thổi tim vô hại thường có xu hướng thay đổi cường độ theo tư thế của trẻ. Ngoài ra, chúng thường được nghe thấy ở một điểm và không di chuyển hoặc lan ra những nơi khác như cổ, nách hoặc lưng.

2. Tiếng thổi bất thường

Khi tiếng thổi tim liên quan đến các vấn đề về cấu trúc tim hoặc các khuyết tật tim bẩm sinh như van tim bị hẹp, lỗ ở tim, van tim bất thường… thì những tiếng thổi này được xem là tiếng thổi bất thường (tiếng thổi bệnh lý). Nguyên nhân của những tiếng thổi này thường khác nhau.

Tiếng thổi tim cũng có thể được phân loại dựa trên cách những âm thanh này phát ra và thời điểm mà chúng xuất hiện trong chu kỳ tim mạch.

  • Tiếng thổi tâm thu thường nghe thấy được khi cơ tim co lại. Âm thanh này khá mơ hồ và thường xuất hiện khi máu lưu thông qua một động mạch hẹp. Đây có thể là tiếng thổi chảy ngược do hở van hai lá hoặc ba lá khiến máu chảy ra từ tâm thất sau đó chảy ngược trở lại động mạch.
  • Tiếng thổi tâm trương thường xuất hiện ở các khoảng trống của nhịp tim. Những tiếng thổi này có thể là do hở van tĩnh mạch hoặc van động mạch chủ.
  • Tiếng thổi liên tục thường xuất hiện trong chu kỳ tim.

Nguyên nhân của tiếng thổi tim

Tiếng thổi tim vô hại thường do máu lưu thông qua tim. Ở trẻ em, tiếng thổi tim bất thường thường có liên quan đến các khuyết tật tim bẩm sinh. Những khuyết tật này có thể lành tính và không gây biến chứng. Tuy nhiên, cũng có những bệnh cần phải được phẫu thuật hoặc thậm chí là cấy ghép tim.

Nguyên nhân thường gặp của tiếng thổi tim:

  • Sự trở về bất thường và hoàn toàn của tĩnh mạch phổi.
  • Khiếm khuyết vách ngăn tâm thất: có một lỗ hổng ở vách ngăn tâm thất trái và tâm thất phải của tim.
  • Khuyết tật vách tâm nhĩ: Đây là một bệnh tim bẩm sinh do vách ngăn chia buồng tim có vấn đề hoặc bị khiếm khuyết.
  • Ống động mạch là tình trạng mà ống động mạch (một mạch máu bình thường trong cơ thể có nhiệm vụ kết nối hai động mạch chính – động mạch chủ và động mạch phổi – giúp đưa máu từ tim ra nuôi cơ thể) không đóng lại sau khi chào đời.
  • Hẹp động mạch chủ khiến máu khó lưu thông qua động mạch. Đây là một khuyết tật tim bẩm sinh.

Tiếng thổi tim có thể gây ra do một số bệnh tim bẩm sinh hoặc các khuyết tật về tim. Một số bệnh này có thể là do di truyền. Nồng độ cholesterol cao trong máu cũng có thể là do di truyền và tình trạng này thường khiến tiếng thổi tim trở nên trầm trọng hơn.

Bác sĩ sẽ là người xác định tiếng thổi tim. Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và đề nghị bạn cho trẻ thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán để xác định xem tiếng thổi tim đó là vô hại hay là tiếng thổi bất thường.

Các triệu chứng của tiếng thổi tim

Tiếng thổi tim vô hại thường không có các triệu chứng rõ ràng. Nếu tiếng thổi tim bất thường, trẻ sẽ có một số triệu chứng như:

  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Tức ngực
  • Da xanh ở đầu ngón tay, thường thấy ở trẻ sơ sinh bị khuyết tật tim bẩm sinh
  • Ho
  • Sưng mắt cá chân, bàn chân, tĩnh mạch cổ và bụng

Tuy nhiên, đa số các trường hợp trẻ sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào. Bạn chỉ có thể đưa trẻ đến bác sĩ mới có thể phát hiện ra được tình trạng này.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu bạn thấy trẻ có những triệu chứng trên, hãy đưa con đến bác sĩ ngay bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một bệnh tim nào đó. Ngoài ra, bạn cần phải tìm hiểu những điều sau:

  • Tiền sử bệnh tim của gia đình: nếu ai đó trong gia đình bạn bị mắc bệnh tim thì nguy cơ trẻ mắc các vấn đề về tim sẽ cao hơn.
  • Tiền sử bệnh của trẻ để xem trước đây trẻ có xuất hiện tình trạng này chưa.

Chẩn đoán tiếng thổi tim ở trẻ em

Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của trẻ để phát hiện tiếng thổi tim. Tiếng thổi tim được đánh giá trên phạm vi từ 1 – 6. Cấp độ 1 nghĩa là có thể vừa đủ để nghe thấy còn cấp độ 6 nghĩa là rất to. Sau khi xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh của gia đình và của trẻ, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm nếu cần. Những xét nghiệm này gồm:

  • Siêu âm tim
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp X-quang tim
  • Điện tâm đồ

Các xét nghiệm trên sẽ giúp các bác sĩ biết chính xác tình trạng của tim và có phương án điều trị thích hợp.

Điều trị tiếng thổi tim

Tiếng thổi tim vô hại thường không cần phải điều trị vì chúng sẽ tự biến mất và có thể xuất hiện lại mà không gây hại gì. Nhưng nếu tiếng thổi tim là do các khuyết tật ở tim, bác sĩ sẽ giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tim. Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị tiếng thổi tim bất thường.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để khắc phục các khuyết tật. Nếu tiếng thổi tim là do các bệnh như sốt thấp khớp và thiếu máu thì không cần phải điều trị.

Tiếng thổi tim ở trẻ nhỏ chỉ là âm thanh khi máu được bơm vào tim. Nếu nghi ngờ trẻ đang gặp phải vấn đề nào đó, bạn cần trao đổi với chuyên gia để có hướng can thiệp kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ ngủ ngáy: Ba mẹ có cần phải lo lắng hay không?

(19)
Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như là hiện tượng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con yêu nếu bố mẹ không quan tấm đúng ... [xem thêm]

5 cách hay giúp bạn kiểm soát cơn giận dữ hiệu quả

(71)
Giận dữ là một cảm xúc hết sức bình thường và lành mạnh, nhưng khi vượt qua khỏi kiểm soát, bạn có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng trong ... [xem thêm]

Tư thế ngủ giúp giảm đau thần kinh tọa mà bạn nên biết

(98)
Những cơn đau thần kinh tọa có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Sau đây, Hello Bacsi sẽ chia ... [xem thêm]

5 lưu ý khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường

(67)
Thuốc điều trị đái tháo đường là yếu tố giúp cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn gặp phải sai lầm khi dùng ... [xem thêm]

Lên kế hoạch chống lão hóa da hiệu quả

(12)
Các loại kem chống nhăn, Serum dưỡng mắt, cùng các sản phẩm chăm sóc chống lão hóa da khác có thể giúp giảm bớt những dấu hiệu lão hóa trên da. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Giảm cân với phương pháp water fasting liệu có tốt?

(82)
Water fasting hay nhịn ăn với nước là phương pháp giảm cân đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng song hành với nó là ... [xem thêm]

Điểm danh 5 loại dầu và kem chống rạn da bạn không nên bỏ qua

(67)
Rạn da xuất hiện do các mô liên kết dưới da bị đứt gãy, từ đó thể hiện lên trên bề mặt. Hiện nay, có khá nhiều loại dầu và kem chống rạn da khiến ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

(38)
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của đông đảo bệnh nhân thành phố Hà Nội và khu vực lân cận. Nếu đang có nhu cầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN