Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu sắt

(3.83) - 38 đánh giá

Trong suốt nửa cuối của thai kì, cơ thể bạn luôn không ngừng sản xuất rất nhiều hồng cầu để cung cấp cho cả mẹ lẫn con. Mỗi hồng cầu đều chứa một phân tử sắt ở trong nhân. Tuy nhiên, cơ thể hoàn toàn không thể sự sản sinh ra lượng sắt này mà phải hấp thụ từ bên ngoài thông qua ăn uống.

Mặc dù hầu hết mọi thực phẩm đều chứa sắt nhưng rất khó để cơ thể hấp thụ, nhất là ở thai phụ, sắt từ từ thức ăn thuần túy không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu của một thai phụ. Nếu bữa ăn của bạn không cung cấp đủ chất sắt, cơ thể sẽ sản sinh ít tế bào hồng cầu hơn và gây ra bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu máu này xảy ra rất phổ biến và cũng rất dễ chữa trị.

Cơ thể mẹ trong thai kỳ thiếu chất sắt do hai nguyên nhân chính là:

  • Bạn ăn uống thiếu chất sắt và folate. Cơ thể bạn cần một loại dưỡng chất tên là folate để duy trì các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh. Folate rất dễ hấp thụ và có trong hầu hết mọi loại rau củ quả.
  • Bạn mắc một số bệnh gây hủy hoại các tế bào hồng cầu.

Thông thường, phụ nữ mắc bệnh thiếu máu sẽ không biểu hiện triệu chứng cụ thể. Chỉ khi bệnh đã nặng bạn mới thấy mệt mỏi và đuối sức.

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt khi mang thai như thế nào?

1. Chú ý chế độ ăn uống giàu sắt

Dưới đây là những bí quyết chọn và ăn những thực phẩm giàu chất sắt dành riêng cho bạn trong thai kỳ:

  • Ăn các thực phẩm giàu chất sắt như thịt heo, gà cá, trứng, đậu khô và các loại ngũ cốc tăng cường chất dinh dưỡng. Chất sắt trong các sản phẩm từ thịt, được gọi là heme, thường dễ được hấp thụ hơn là chất sắt trong rau quả. Nếu bạn ăn thường xuyên ăn thịt nhưng vẫn thiếu máu thì cách dễ nhất là hãy gia tăng lượng thịt để tăng hấp thu sắt.
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều acid folic, ví dụ như đậu khô, rau có màu xanh đậm, mầm lúa mì và nước cam.
  • Ăn thức ăn giàu vitamin C như rau củ, trái cây.
  • Nấu ăn bằng nồi gang để gia tăng lượng sắt trong thức ăn lên đến 80%.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất giàu folate trước khi sinh.

2. Uống thuốc sắt

Do việc ăn uống không bao giờ nạp đủ lượng sắt vào cơ thể con người, bạn có thể bổ sung bằng cách uống thuốc sắt. Cách này sẽ cung cấp đầy đủ chất sắt để ngừa bệnh thiếu máu. Bác sĩ có thể phải kê thuốc có hàm lượng chất sắt cao hơn nữa nếu bạn đã mắc bệnh thiếu máu.

Nếu uống thuốc sắt khiến bạn thấy buồn nôn, dạ dày khó chịu thì hãy uống chung với thức ăn, nước uống. Tuy nhiên, đừng uống thuốc sắt chung với các chế phẩm từ sữa hoặc thực phẩm giàu canxi.

Lượng sắt mẹ bầu cần là bao nhiêu?

Định mức sử dụng chất sắt hợp lí dành cho thai phụ nên vào khoảng 30miligrams.

Những thực phẩm chứa từ 0.5 đến 1.5 mg chất sắt:

  • Gà (85g)
  • Đậu xanh (nửa tách trà)
  • Nước ép cà chua (170g)
  • Bông cải xanh (nửa chén)
  • Bắp cải (nửa chén)
  • Bánh mì lúa mạch (một lát)
  • Đào khô (2,5 quả)
  • Quả mâm xôi (một chén)
  • Dâu tây (một chén)

Các loại thực phẩm chứa 1.6 đến 3 mg chất sắt:

  • Thịt thăn bò 100g
  • Thịt bò nướng 100g
  • Hamburger thịt nạc 100g
  • Khoai tây nướng
  • Đậu (nửa chén)
  • Đậu lima (nửa chén)
  • Đậu navy (nửa chén)
  • Bột yến mạch (nửa chén)
  • Nho khô (nửa chén)

Các loại thực phẩm chứa từ 3 đến 12 mg chất sắt:

  • Ngao
  • Hàu
  • Rau mâm xôi (nửa chén)
  • Ngũ cốc nguyên chất (một chén).

Các nguồn cung cấp chất sắt khác:

  • Gan của mọi loại động vật (ngoại trừ cá). Tuy nhiên, bạn không nên ăn gan liên tục trong một tuần
  • Nạc bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn
  • Các loại đậu
  • Củ cải đường
  • Bắp cải chua kiểu Đức
  • Đậu hũ
  • Đậu lăng
  • Bột đậu nành
  • Mỳ Ý
  • Đường thô.

Việc bổ sung sắt khi mang thai bằng thực phẩm giàu sắt là lựa chọn thông minh và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có nên loại bỏ đờm trong cổ họng?

(24)
Đờm trong cổ họng cũng giống như gỉ mắt: bạn không biết chúng được hình thành như thế nào nhưng lại cảm thấy mất vệ sinh, khó chịu và muốn loại bỏ ... [xem thêm]

Trào lưu nguy hiểm: Anti vắc-xin

(37)
Dịch bệnh Vũ Hán ngày càng bùng phát mạnh mẽ, nhiều người đổ xô săn lùng mua khẩu trang đến cháy hàng và hy vọng sớm có vắc xin phòng corona. Vậy khi nào ... [xem thêm]

10 lời khuyên giúp phụ nữ đẹp hơn mỗi ngày

(30)
Có những điều đơn giản làm chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày bị lãng quên. Thực ra, sống vui khỏe mỗi ngày không khó như bạn nghĩ. Những mẹo nhỏ dưới ... [xem thêm]

Tình trạng khó sinh do kẹt vai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?

(14)
Cụm từ “sinh khó do kẹt vai” gây ra nỗi sợ cho mỗi bác sĩ sản khoa và những phụ nữ sắp bước vào giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người ... [xem thêm]

7 mẹo đẩy lùi cơn đau đầu gối để chàng và nàng cùng thăng hoa

(67)
Đau đầu gối ở người lớn tuổi là tình trạng rất phổ biến. Cơn đau ngăn cản bố mẹ hay người thân của bạn tận hưởng cuộc sống tuổi già? Bạn đã ... [xem thêm]

10 sự thật về mãn kinh mọi phụ nữ cần biết

(42)
Những sự thật về mãn kinh có thể làm bạn ngạc nhiên khi bước qua độ tuổi 50. Hiểu một cách nôm na, thời điểm đánh dấu bạn chính thức bước vào giai ... [xem thêm]

Gợi ý quà tặng Ngày của mẹ theo phong thủy ngũ hành

(15)
Khi đến thăm trẻ sơ sinh, bạn thường chuẩn bị một số món quà không chỉ cho bé mà còn cả mẹ sau sinh. Ngoài ra, có một số điều bạn cần lưu ý để không ... [xem thêm]

Uống cà phê mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ

(27)
Nếu ngày nào bạn cũng nhâm nhi cà phê, có lẽ bài viết này sẽ cung cấp một tin tốt với bạn. Các nhà khoa học vừa nhận thấy rằng các loại thức uống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN