Có nên loại bỏ đờm trong cổ họng?

(3.86) - 24 đánh giá

Đờm trong cổ họng cũng giống như gỉ mắt: bạn không biết chúng được hình thành như thế nào nhưng lại cảm thấy mất vệ sinh, khó chịu và muốn loại bỏ chúng.

Trên thực tế, đờm khá hữu ích. Đây là dạng chất dày và nhầy có thành phần chủ yếu là nước, muối và các kháng thể được thiết kế tạo ra nhằm giữ và diệt khuẩn cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng của bạn.

Ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh, cơ thể vẫn sản xuất ra khoảng một lít đờm mỗi ngày. Nếu không có chất dịch này, các mầm bệnh và chất kích thích trong không khí sẽ dễ dàng đi vào phổi thông qua hệ thống đường dẫn khí của cơ thể. Ngoài ra, khi bạn bị bệnh hay dị ứng, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất đờm để tẩy sạch những vi khuẩn có hại hiện diện trong cơ thể.

Liệu bạn nên khạc hay nuốt đờm?

Mặc dù có thể mang lại cảm giác khó chịu, nhưng bạn có thể nuốt đờm xuống. Trên thực tế, đó có lẽ là điều cơ thể bạn cần làm, đó cũng là lý do khiến đờm tự nhiên chảy xuống cổ họng bạn. Nếu bạn nuốt, axit dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ đơn giản xóa bỏ đờm và bất kỳ chất có hại nào trong đờm.

Còn nếu bạn khạc đờm ra, bạn cần phải làm đúng cách. Cách tốt nhất là bạn nên ngậm miệng lại và hít không khí vào mũi. Mục tiêu cần đạt được là sử dụng mũi để kéo đờm thừa xuống cổ họng để lưỡi và cơ cổ họng có thể tống nó ra ngoài. Hãy chắc chắn rằng bạn không nhai bất cứ thứ gì trong khi cố gắng khạc, nếu không bạn có thể hút thức ăn xuống khí quản và và khi đó, bạn có thể sẽ phải cần đến phẫu thuật để lấy ra những thức ăn bạn nuốt phải đấy. Tiếp theo, bạn hãy uốn cong lưỡi thành hình chữ U và đưa không khí cùng nước bọt ra phía trước bằng cách sử dụng cơ mặt sau cổ họng của bạn. Khi đờm đã xuống miệng, bạn hãy nhổ nó vào bồn rửa mặt.

Tự chẩn đoán bệnh qua màu sắc của đờm

Một khi đã khạc đờm ra, bạn cần phải xem xét màu sắc của nó bởi đó có thể biểu hiện tình trạng sức khỏe của bạn.

Nếu đờm của bạn trong suốt, rất có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng thường kích hoạt màng nhầy để tạo ra histamine và làm cho tế bào sản sinh ra nhiều đờm hơn. Uống thuốc kháng histamin sẽ giúp ngừng sản xuất phần đờm dư thừa nói trên.

Nếu đờm của bạn có màu đỏ (máu), rất có thể là do không khí nơi bạn ở quá khô. Bạn có thể tăng cường độ ẩm không khí bằng cách sử dụng thuốc xịt muối nhỏ mũi hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.

Nếu đờm của bạn có màu vàng/xanh lá cây, bạn có thể đã bị nhiễm virus. Màu sắc này được tạo ra bởi một loại enzyme sản xuất bởi bạch cầu đang chống lại sự nhiễm trùng.

Khi nhìn thấy máu trong đờm nhiều lần, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc hoặc uống nhiều loại thuốc, đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư.

Nếu bạn vẫn bị đờm nhiều sau hơn một tuần, rất có thể tình trạng lây nhiễm virus đã trở thành một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vậy nên tốt nhất hãy khi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Vì sao khi ho bị són tiểu?
  • Bị cảm lạnh khi mang thai có nên dùng thuốc?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh viêm loét dạ dày: Triệu chứng và phương pháp điều trị

(63)
Viêm loét dạ dày là căn bệnh mà ngày càng nhiều người mắc phải. Căn bệnh này rất nguy hiểm, bởi nó rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng khác. ... [xem thêm]

Cuộc sống sau khi sinh và những điều mà bạn cần biết

(75)
Sau khi sinh con, bạn sẽ phải đối mặt với điều gì và phải chăm sóc con như thế nào? Đây luôn là câu hỏi đầy băn khoăn của những người mới lần đầu ... [xem thêm]

Các loại nước ép tốt nhất cho bé

(61)
Nước ép trái cây luôn được trẻ em yêu thích bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của chúng. Đây còn là một nguồn nước dồi dào mà các bé biếng uống ... [xem thêm]

Cách để xác định nhu cầu calo của trẻ sơ sinh

(74)
Nhu cầu calo của trẻ sơ sinh rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng hiện tại, cấu tạo cơ thể, cân nặng khi chào đời, khả năng ... [xem thêm]

4 cách chữa loét miệng hiệu quả cho trẻ sơ sinh

(44)
Trẻ thường xuyên quấy khóc, đôi khi kiểm tra vùng miệng của con bố mẹ sẽ phát hiện thấy có những vết loét bên trong. Điều này báo hiệu trẻ đang bị ... [xem thêm]

Dầu gội khô có thực sự giúp bạn làm sạch tóc?

(10)
Những loại dầu gội khô dạng xịt hoặc dạng bột có tác động làm giảm đi chất nhờn và dầu trên tóc của bạn mà còn làm tóc bạn dày hơn. Những loại ... [xem thêm]

Nghiên cứu về châm cứu trong điều trị đột quỵ

(50)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quận 10

(11)
Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho người dân ngày càng tốt hơn, Bệnh viện Quận 10 đã áp dụng mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình. Đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN