Chăm sóc sức khỏe cho con trẻ sau khi mắc ung thư
Khi kết thúc quá trình điều trị, bạn cần thu thập tất cả thông tin về chăm sóc theo dõi và các tác dụng phụ muộn. Con bạn sẽ cần một bác sĩ chăm sóc chính. Bạn cũng cần tìm hiểu xem cần đánh giá và điều trị các tác dụng phụ muộn ở đâu.
Bạn cần đưa con đi khám sức khỏe định kì để đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất. Có thể bạn và con bạn lo sợ việc đi khám bác sĩ, tuy nhiên bạn cần phải theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận để con bạn luôn khỏe mạnh.
Dưới đây là một số câu hỏi về chăm sóc y tế cần thiết cho con bạn:
- Con tôi cần kiểm tra bao lâu một lần?
- Khi nào chúng tôi cần đến bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình?
- Con tôi có cần được bác sĩ chuyên khoa ung thư khám không?
- Nếu tái khám thì con tôi cần được thực hiện các xét nghiệm nào?
- Con tôi có nên làm xét nghiệm đo mật độ xương hoặc uống bất kỳ loại vitamin hay thuốc đặc biệt nào để củng cố xương hay không?
- Con tôi có cần làm xét nghiệm thần kinh hoặc tâm thần kinh không?
- Con tôi có nên làm các xét nghiệm về tim, phổi, mắt, tai hoặc các chức năng nội tiết tố khác không?
- Bác sĩ có thể giới thiệu con tôi đến một phòng khám theo dõi lâu dài không?
- Các dấu hiệu cảnh báo tái phát hoặc ung thư thứ phát là gì?
- Con tôi có thể bị những tác dụng muộn nào liên quan đến các phương pháp điều trị không?
- Có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào liên quan đến tác dụng phụ?
- Con tôi có nên ăn kiêng không?
- Con tôi có bị những ảnh hưởng nha khoa nào?
- Tôi nên mong đợi những cảm xúc thay đổi như thế nào?
- Con tôi có bị vô sinh không?
- Con tôi có thể ra khỏi khoa nhi khi nào?
Ngoài các lần tái khám, con bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm và khám răng định kỳ sáu tháng một lần. Và con bạn cần phải đi khám chuyên khoa cụ thể một cách thường xuyên.
Các phòng khám theo dõi lâu dài cung cấp các phương pháp điều trị toàn diện nhất cho những người vượt qua bệnh ung thư, nhưng chúng không phải để chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho con bạn. Bởi vì rất ít bác sĩ chăm sóc chính được đào tạo về tác động muộn của bệnh ung thư trẻ em, bạn nên tìm kiếm một người được đào tạo tốt hơn. Bạn có thể cung cấp cho bác sĩ mới các tài liệu dành riêng cho các bác sĩ đang chăm sóc y tế cho những trẻ em vượt qua bệnh ung thư. Kiểm tra trang web CureSearch để biết thêm thông tin. Mỗi bác sĩ mới sẽ cần một bản hồ sơ bệnh án của con bạn. Trước khi gặp bác sĩ mới, bạn nên yêu cầu bệnh viện hoặc bác sĩ ung thư gửi bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của con bạn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các tác động muộn tiềm ẩn dựa trên chẩn đoán và điều trị cụ thể của con bạn.
Bạn cũng có thể tự đánh giá tác dụng muộn cho con bạn trên trang web này. Bạn nên giữ bản hồ sơ bệnh án của con và cung cấp cho mỗi bác sĩ mới, điều này sẽ giúp việc chuyển đổi giữa các bác sĩ dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số cách để giúp chuyển đổi hiệu quả hơn:
- Hỏi xem con biết gì về chẩn đoán và điều trị của con. Giúp con điền vào chỗ trống trong đơn từ nếu cần thiết.
- Con nên tự giữ hồ sơ y tế cá nhân tại các cuộc hẹn tiếp theo. Ví dụ, con có thể tự cập nhật danh sách các loại thuốc. Điều này không chỉ rèn luyện được sự độc lập mà cũng sẽ hữu ích nếu bạn không ở trong phòng với con khi con gặp bác sĩ.
- Cho con tự thực hiện và theo dõi các cuộc hẹn, thuốc men và các đồ dùng của mình.
- Tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế khi con lớn lên.
- Trao đổi cởi mở với con về nỗi sợ hãi hoặc những cảm xúc có thể là trở ngại cho việc duy trì các cuộc hẹn tiếp theo.
- Khi con đến tuổi trưởng thành, hãy trao đổi với con về bảo hiểm và chi phí chăm sóc sức khỏe. Khi con đủ tuổi, hãy đưa cho con một bản sao thẻ bảo hiểm để giữ bên mình.
- Khuyến khích con không uống rượu và hút thuốc lá.
- Khuyên con hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sinh sản.
Thông tin bổ sung có thể được tìm thấy ở đây:
- Phòng khám theo dõi lâu dài
- Nhóm ung thư trẻ em
Tác dụng phụ muộn và con trẻ
Khi số người sống sót sau ung thư trẻ em tiếp tục gia tăng, thông tin về các tác dụng phụ y học lâu dài, thường được gọi là tác dụng phụ muộn của điều trị ung thư cũng có nhiều như vậy. Tác dụng phụ muộn được định nghĩa là một kết quả bất lợi mãn tính hoặc xảy ra muộn, là biến chứng hoặc khuyết tật vẫn tồn tại hoặc phát triển từ lúc chẩn đoán hay điều trị ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn hai phần ba số người trưởng thành trẻ tuổi sống sót sau ung thư thời thơ ấu phải chịu ít nhất một tác dụng phụ muộn, có một số người sống sót trải qua nhiều tác dụng phụ muộn. Tác dụng phụ muộn có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan hoặc hệ thống nào của cơ thể và khác nhau tùy theo từng người. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các tác dụng muộn bao gồm chẩn đoán, tuổi lúc chẩn đoán, giới tính, điều trị, biến chứng, tiền sử gia đình, sức khỏe trước khi chẩn đoán và sức khỏe tổng quát.
Một số tác dụng phụ muộn có thể nhìn thấy, chẳng hạn như cắt cụt chi hoặc loại bỏ mắt. Một số sẽ cần xét nghiệm để chẩn đoán. Những điều này có thể xảy ra trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc có thể được khởi phát bởi một bệnh không liên quan hoặc ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Khi tỷ lệ sống sót tiếp tục tăng lên, cộng đồng y tế đang làm việc liên tục để điều chỉnh các phương pháp điều trị nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác dụng phụ muộn.
Hãy đưa con bạn đi theo dõi ung thư hàng năm, điều này sẽ giúp theo dõi được các vấn đề đã biết và cũng sẽ sàng lọc các tác dụng muộn chưa có. Để hiểu về các tác dụng muộn, bạn có thể tự đánh giá tác dụng muộn về y tế và giáo dục đối với chẩn đoán và điều trị bệnh cho con trẻ. Thông tin này nên được thảo luận với bác sĩ của con.
Tài liệu tham khảo
https://www.thenccs.org/medical