Ho ở bệnh nhân ung thư

(4.02) - 51 đánh giá

Lược dịch: BS. Lê Hữu Nhật Minh, BS. Đặng Quang Vinh

Hiệu đính: Phạm Nguyên Quý

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 1/2018

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 11/2019

Ho là gì?

Ho là cách cơ thể làm sạch các chất bẩn trong đường hô hấp và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm trùng. Mặc dù bệnh ung thư và điều trị ung thư đều có thể gây ho, cần lưu ý rằng những bệnh lý khác cũng có thể gây ho.

Ho được chia ra làm 2 loại:

  • Ho cấp tính: cơn ho bắt đầu đột ngột và kéo dài dưới 3 tuần, nó cũng được gọi là ho ngắn hạn.
  • Ho kéo dài: cơn ho kéo dài hơn 8 tuần hay còn gọi là ho mạn tính.

Ho có dịch nhầy hoặc chất tiết của đường hô hấp được gọi là ho có đàm. Ngược lại, nếu không có đàm thì gọi là ho khan.

Ho nặng hoặc dai dẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vì nó làm gián đoạn giấc ngủ và có thể gây ra các vấn đề như nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, mất kiểm soát bàng quang và căng cơ. Ho nặng cũng có thể gây gãy xương sườn, đặc biệt đối với những người bị ung thư đã di căn xương.

Giảm thiểu tác dụng phụ của ho là một phần quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư. Điều này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ.

Nguyên nhân gây ho

Nhiều yếu tố có thể gây ra cơn ho. Thông thường, cơn ho có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau, bao gồm:

Ung thư

Một số loại ung thư có nhiều khả năng gây ho dai dẳng:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ
  • Ung thư đã di căn đến phổi hoặc ngực
  • Ung thư đường hô hấp trên

Điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị sau có thể gây ho buộc phải ngưng điều trị:

  • Một số thuốc hóa trị, bao gồm bleomycin và methotrexate
  • Xạ trị vùng ngực
  • Các liệu pháp nội tiết tố, chẳng hạn như Fulvestrant và letrozole

Các loại thuốc khác

Các loại thuốc khác cũng có thể gây ho:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), được sử dụng để giảm viêm và giảm đau
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), dùng để điều trị bệnh tim mạch.
  • Midazolam, hay dùng để bệnh nhân thư giãn.

Triệu chứng và bệnh liên quan đến ung thư

Các triệu chứng hoặc tác dụng phụ/ngoại ý liên quan đến ung thư hoặc điều trị cũng có thể gây ho dai dẳng:

  • Nhiễm trùng: Viêm phổi và viêm phế quản rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư do hệ miễn dịch yếu.
  • Tràn dịch màng phổi: Xuất hiện ở gần 50% bệnh nhân ung thư. Đây là sự tích tụ dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức bình thường.
  • Thuyên tắc phổi: là sự xuất hiện cục máu đông trong phổi. Hiện tượng này có thể xảy ra khi ung thư tiến triển hoặc là một tác dụng phụ của hóa trị.
  • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: Xảy ra khi khối u choáng chỗ trong lòng tĩnh mạch chủ trên – một trong những tĩnh mạch chính trong cơ thể.

Những bệnh lý khác

Ngoài ung thư thì các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ho, như:

  • Bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như giãn phế quản hoặc viêm phổi mô kẽ
  • Hen suyễn
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính
  • Suy tim

Ngoài ra, hút thuốc lá, hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động) và các chất gây dị ứng như: phấn hoa, nấm mốc và bụi cũng là những tác nhân hay gây ho.

Chẩn đoán ho

Ho thi thoảng thì không đáng lo. Nhưng nếu bạn bị ho dai dẳng hoặc ho nặng lên sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hoặc trong quá trình điều trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Điều đặc biệt quan trọng là nói với bác sĩ nếu bạn bị:

  • Ho ra máu. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan đến phổi. Xạ trị vùng ngực có thể khiến bạn ho ra máu trong vài ngày, đây là một tác dụng phụ thường gặp của xạ trị, nhưng bạn vẫn nên nói với bác sĩ.
  • Ho ra đàm có màu. Khi đàm có màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi, điều đó có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng cần được điều trị.
  • Có các triệu chứng khác đi kèm. Hãy báo với bác sĩ khi có các triệu chứng đi kèm như khó thở, đau ngực, sốt, ợ nóng, nôn, khàn giọng, khó nuốt hoặc đau họng. Nếu cơn ho diễn tiến nặng lên, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn.

Để tìm ra nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi sau:

  • Bạn bắt đầu ho từ lúc nào?
  • Bạn bị ho lâu chưa?
  • Có thường ho không và mức độ nặng hay nhẹ?
  • Khi nào khởi phát cơn ho?
  • Điều gì làm cho bạn ho nhiều hơn hoặc ít hơn?

Bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm nhất định, như:

  • X-quang ngực. Chụp X quang lồng ngực.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp lồng ngực bằng tia X và sau đó một hình ảnh 3D sẽ được tái hiện chi tiết.
  • Xét nghiệm chức năng phổi. Xét nghiệm kiểm tra sự hoạt động của phổi.
  • Xét nghiệm máu. Nó có thể gợi ý nếu cơ thể bạn bị nhiễm trùng.
  • Kiểm tra chức năng tim. Có thể bao gồm điện tâm đồ (ECG) hoặc siêu âm tim.

Điều trị và kiểm soát ho

Các nguyên nhân gây ho không phải do ung thư hoặc điều trị ung thư nên được giải quyết. Ví dụ, trào ngược dạ dày thực quản có thể được điều trị bằng thuốc kháng axit. Hen suyễn có thể được điều trị bằng thuốc xịt, steroid và viêm phổi có thể được điều trị bằng các loại kháng sinh thích hợp.

Các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị hoặc kiểm soát ho bao gồm:

  • Thuốc long đàm/loãng đàm, như guaifenesin (nhiều tên thương mại)
  • Thuốc ức chế ho, như benzonatate, codeine và dextromethorphan (nhiều tên thương mại)
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc kháng histamine

Các phương pháp điều trị nhằm áp chế khối u đang gây ho, như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật có thể giúp làm giảm triệu chứng. Hãy hỏi chuyên gia y tế về loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn.

Các mẹo giúp giảm ho tại nhà

Những mẹo và phương pháp sau đây có thể giúp bạn kiểm soát cơn ho:

  • Tránh hút thuốc lá và hút hơi thuốc thụ động
  • Tắm nước nóng để làm loãng đàm
  • Uống nhiều nước để làm đàm trong họng loãng hơn
  • Vận động nhẹ có thể giúp giãn đường thở (giãn phế quản) nhưng tránh vận động quá sức
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng
  • Tránh thuốc xịt gây kích ứng họng, như thuốc xịt tóc, chất khử mùi và các chất tẩy rửa
  • Ngậm viên ngậm trị ho
  • Hãy thử những cách thư giãn khác như hít thở sâu

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/coping-with-cancer/physical-emotional-and-social-effects-cancer/managing-physical-side-effects/cough?fbclid=IwAR2z99UXM9fSLr8sHdYEfIAYdZU6nTeWLJe-KB1stTbiymsZ_-9zXGWcn-0

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hữu Nhật Minh - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Polyp Juvenile

(44)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Hội chứng polyp juvenile (JPS) là gì? Hội chứng polyp juvenile (JPS) là một tình trạng di ... [xem thêm]

Rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân ung thư

(50)
Bệnh nhân ung thư và những người sống sót thường gặp khó khăn khi ngủ. Khó ngủ, thức dậy lúc nửa đêm, thao thức, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày là ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(77)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Giới thiệu

(20)
Bài viết này giới thiệu một số thông tin cơ bản về u nguyên bào phổi – màng phổi và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể. Đây là bài viết đầu tiên ... [xem thêm]

Sự hình thành khối u tiểu thùy

(20)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: BS. Ngô Minh Phúc – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Sự hình thành khối u tiểu thùy là gì? Quá trình hình thành khối u tiểu ... [xem thêm]

Ung thư biểu mô tuyến vú thể dị sản

(24)
Ung thư biểu mô tuyến vú thể dị sản là gì? Ung thư biểu mô tuyến vú thể dị sản (gọi tắt là ung thư vú thể dị sản) là một dạng hiếm gặp của ung thư ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(32)
Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u nguyên bào phổi – màng phổi. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài ... [xem thêm]

Chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

(74)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Tất cả những người sống sót sau ung thư nên được chăm sóc theo dõi. Chăm sóc theo dõi ung thư có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN