Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 10 – Sau điều trị

(4.08) - 81 đánh giá

Biên dịch: Hà Xuân Nam

Hiệu đính: Ths.Bs.Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Cuộc hành trình ngàn dặm phải bắt đầu từ những bước đầu tiên – Lão Tử

Sau khi bố mẹ bạn đã hoàn thành quá trình điều trị, bạn có thể có nhiều cảm giác trái ngược, một phần vui mừng vì việc điều trị đã xong, một phần lại thấy nhớ sự tự do hay cảm giác áp lực khi bố mẹ đang trong quá trình điều trị. Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng khi bố mẹ trông ốm yếu hơn và lo sợ ung thư có thể tái phát trở lại. Bạn có thể thấy cuộc sống lúc này lại khác hẳn trước kia. Tất cả những cảm giác này là bình thường. Nếu cảm thấy khó khăn với cuộc sống sau điều trị, hãy nói chuyện với nhân viên tư vấn để được hướng dẫn.

Mọi thứ có thể không được như trước khi ung thư xuất hiện trong gia đình bạn, và sẽ mất một khoảng thời gian dài để có thể quay lại với cuộc sống cũ, hoặc thậm chí điều này sẽ không xảy ra như những gì bạn mong đợi.

Dưới đây là chia sẻ về cuộc sống của các bạn trẻ sau khi bố mẹ hoàn thành điều trị. Hãy xem có ai giống bạn không?

Caleb nói về “những điều bình thường mới”

Bây giờ mẹ tôi đã hoàn thành xong các đợt hóa trị và xạ trị, mọi thứ hơi khác so với lúc trước. Trước đây, anh trai tôi chở mẹ đi trị bệnh, còn nhiệm vụ của tôi là nấu ăn mỗi tối và giúp em gái tôi, Jada, làm bài tập về nhà. Bây giờ mẹ đã khỏe hơn, Jada không cần tôi giúp nhiều nữa. Tôi đã là anh hung trong một thời gian dài. Hãy nhìn xem, tôi rất vui vì việc điều trị đã diễn ra tốt đẹp, nhưng thật sự khác lạ khi thấy mẹ tập đi đứng trở lại. Mẹ nói sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc này.”

Sarah trân trọng cuộc sống hơn

“Phải thừa nhận rằng, trước khi mẹ tôi mắc bệnh, chúng tôi đã tranh cãi rất nhiều về chuyện tôi mặc gì, đi chơi cùng ai, hoặc tại sao tôi không đối xử với em gái tốt hơn. Sau khi mẹ bị ung thư, chúng tôi ở bên nhau nhiều hơn. Em gái và tôi đã gần gũi hơn trước. Em hay quan sát tôi để chắc chắn rằng chúng tôi đều ổn. Bây giờ, những việc như sơn móng tay hoặc mặc quần áo ngắn, mát mẻ không còn quan trọng nữa. Thậm chí, tôi còn giúp điều hành một nhóm hỗ trợ ở trường cho những đứa trẻ có cha mẹ bị bệnh.

Jake rất vui khi bố về nhà

Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi chưa bao giờ thấy bố khóc cho đến khi ông kết thúc đợt hóa trị cuối cùng. Các bác sĩ cho biết họ đã “lấy đi hết” ung thư trong bố rồi. Bố tôi rất xúc động và vui mừng khi có thể tiếp tục sống. Mẹ và anh trai tôi đều đã qua đời. Vì vậy, tôi rất vui vì bố tôi vẫn còn sống. Tôi đã từng coi ông ấy luôn có thể ở bên tôi. Nhưng bây giờ tôi không còn nghĩ như vậy nữa.”- Jake, 16 tuổi

Cuộc sống của bạn và gia đình sau điều trị như thế nào?

_______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________ _______________________________________________

“Điều vẻ vang nhất của chúng ta không phải là không bao giờ thất bại, mà là biết đứng dậy sau mỗi thất bại”
– Ralph Waldo Emerson

Điều gì sẽ xảy ra nếu việc điều trị không có tác dụng?

Nếu việc điều trị không có tác dụng, bạn và gia đình sẽ đối mặt với nhiều thử thách hơn. Thật khó chấp nhận khi biết rằng bố mẹ có thể chết. Và bạn sẽ cảm thấy một cảm giác tương tự như lúc bạn biết tin bố hoặc mẹ bạn mắc ung thư.

Không có sách vở hay tài liệu nào có thể trả lời hoặc cho biết chính xác cảm giác lúc đó sẽ như thế nào. Tuy nhiên, khi tương lai không chắc chắn, những trẻ có bố mẹ trong tình huống đó nói rằng những điều này có thể giúp:

Tận dụng tối đa thời gian mà bạn có

Hãy làm những điều đặc biệt cho gia đình. Khi ở nhà, hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc bố mẹ. Gọi điện thoại và đến thăm bố mẹ càng nhiều càng tốt nếu họ đang nằm viện. Thường xuyên viết ghi chú, vẽ hình hoặc nói rằng “Con yêu bố mẹ nhiều lắm”.

Nếu có thể, hãy cố gắng có một khoảng thời gian đáng nhớ bên nhau. Nếu trước đó, gia đình không được hòa thuận, có thể bạn sẽ muốn cho bố mẹ biết rằng bạn luôn yêu mến họ.

Tuân theo một lịch trình

Khi mọi người nhận được tin xấu, họ thường cảm thấy như bị gạt ra khỏi cuộc sống này, cứ như cuộc sống đang trôi đi mà không có họ. Vì vậy, điều quan trọng là tuân theo một lịch trình cố định. Hãy thức dậy mỗi ngày, đến trường học và gặp gỡ bạn bè.

Nếu thấy cảm thấy cô đơn, hãy yêu cầu giúp đỡ

Hãy chắc chắn rằng, sẽ luôn có một người có thể giúp đỡ bạn những lúc cần. Ngoài gia đình và bạn bè, bạn cũng có thể nói chuyện với nhân viên xã hội, cố vấn hoặc những người trong nhóm hỗ trợ.

“Quá khứ đã qua không thể thay đổi được; nhưng tương lai vẫn nằm trong khả năng của chính bạn.” – Hugh White

Bạn có muốn được hỗ trợ và hướng dẫn nhiều hơn?

Các tổ chức ung thư cũng có thể hỗ trợ bạn trong những khoảng thời gian khó khăn. Ở chương 12: “Hiểu bản thân nhiều hơn”, bạn sẽ tìm thấy một số tổ chức để yêu cầu được hỗ trợ.

Thật khó chấp nhận khi biết rằng việc điều trị của mẹ tôi không đem lại nhiều lợi ích. Cả hai chúng tôi đã quyết định cố gắng tận dụng tối đa khoảng thời gian ở bên nhau mỗi ngày. Thỉnh thoảng, chúng tôi nói chuyện với nhau không ngừng nghỉ, những lần khác chúng tôi chỉ cần ngồi lại và nắm tay nhau. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều nói với mẹ rằng tôi yêu mẹ nhiều biết bao. Có thể bạn e ngại khi nói yêu. Tuy nhiên, đừng bao giờ như vậy. Tôi đã học được điều đó.” – Emily, 16 tuổi

Nếu không may, cha mẹ bạn qua đời, hãy biết rằng …

Bạn luôn có những kỷ niệm.

Bố mẹ sẽ luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Hãy giữ lại những kỷ niệm tốt đẹp. Đừng cảm thấy tội lỗi vì nghĩ rằng bạn đã không tôn trọng bố mẹ khi nhớ lại những điều buồn cười mà họ đã làm. Bằng việc nở một nụ cười, bạn sẽ nhớ lại những điều tuyệt vời nhất về bố mẹ mình.

Nỗi đau sẽ vơi dần theo thời gian.

Ban đầu, nỗi đau có thể lớn đến nỗi bạn tự hỏi liệu có bao giờ cảm thấy hạnh phúc nữa không. Nhưng thời gian sẽ làm lành tất cả. Không đau buồn không có nghĩa là quên đi bố mẹ mà nó cho thấy nỗi đau đang được chữa lành trong con người bạn.

Mỗi người có một cách đau buồn riêng.

Một số người sẽ khóc và cảm thấy đau buồn vì cha mẹ họ qua đời. Những người khác lai chọn cách im lặng và dành nhiều thời gian ở một mình. Một số khác thấy rằng họ cần được nói chuyện và gặp gỡ bạn bè. Những người khác lại tỏ ra giận dữ. Bất kể trường hợp nào, hầu hết mọi người đều nhận thấy sẽ tốt hơn nếu vẫn giữ những thói quen ngày thường. Không có đúng sai trong việc thể hiện cách đau buồn, nó là một cách mà cơ thể bạn thích nghi với sự mất mát này.

Bố mẹ sẽ luôn muốn bạn được hạnh phúc.

Hãy luôn mở lòng với những trải nghiệm mới. Hãy viết về suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Hãy thực hiện những thay đổi nhỏ để làm cho cuộc sống của bạn có một ý nghĩa mới.

Cuộc sống sẽ thay đổi.

Cuộc sống có thể không bao giờ giống như trước, nhưng nó vẫn có thể trở nên muôn màu muôn vẻ trở lại. Hãy tin vào điều này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Hà Xuân Nam - Trần Vĩnh Phú - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Loét tỳ đè ở người bệnh ung thư

(57)
Một người ở nguyên một tư thế trong một thời gian dài (ví dụ: người nằm liệt giường hoặc luôn ngồi trên ghế hoặc xe lăn) sẽ tạo áp lực liên tục ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Đối mặt với điều trị

(75)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Ho ở bệnh nhân ung thư

(51)
Lược dịch: BS. Lê Hữu Nhật Minh, BS. Đặng Quang Vinh Hiệu đính: Phạm Nguyên Quý Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 1/2018 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Bảo vệ khả năng sinh sản của trẻ nam mắc ung thư

(14)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

Khả năng sinh sản: Những cách khác để trở thành bố mẹ

(86)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung cấp ... [xem thêm]

Thông tin cho phụ huynh: Các mối quan hệ

(38)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bạn và bạn đời Bạn và bạn đời (vợ/chồng) là hai cá thể, mỗi người ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Thống kê

(38)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này cung cấp thông tin về số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc u ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN