Thông tin cho phụ huynh: Các mối quan hệ

(4.38) - 38 đánh giá

Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu

Bạn và bạn đời

Bạn và bạn đời (vợ/chồng) là hai cá thể, mỗi người sẽ có cách đối phó khác nhau với những căng thẳng gây ra do chẩn đoán, điều trị và cuộc sống sau khi mắc ung thư của con trẻ. Những căng thẳng gây ra do căn bệnh đe dọa đến tính mạng, việc dành ít thời gian hơn cho nhau, gồng mình thanh toán hóa đơn và luôn cố tạo ra không khí bình thường cho các thành viên khác trong gia đình là quá sức đối với một cặp vợ chồng, thậm chí có thể tàn phá mối quan hệ này.

Sau khi kết thúc điều trị và tiếp tục quá trình chăm sóc theo dõi con trẻ, quan hệ giữa vợ chồng có thể không trở lại cảm giác bình thường như trước đây. Ung thư ở trẻ em thay đổi con người. Đừng để căn bệnh của trẻ chi phối bạn mà hãy cố nhận ra nó đã thay đổi bạn như thế nào và chấp nhận nó vào cuộc sống mới, cuộc sống của một cặp vợ chồng đồng thời cũng là cha mẹ của một đứa trẻ đã vượt qua căn bệnh ung thư.

Đoạn văn dưới đây được trích từ “Amanda’s Gift”, một cuốn sách do cha cô, Scott MacLellan, viết:

“Không có thời gian cho sự thân mật và cũng không còn thảnh thơi để cần đến sự thân mật nữa. Cá tính của mỗi người sớm bị xoáy chặt vào các hoạt động nhằm mục đích kéo dài sự sống chứ không vì mục đích phát triển. Tôi đã không còn là một người chồng nữa, tôi trở thành người cung cấp bảo hiểm sức khoẻ và là người chăm sóc vào cuối tuần. Tôi không còn là một người bạn hay một người yêu, tôi trở thành cha và mẹ của ‘đứa trẻ khỏe mạnh’ đang phải ở nhà. Tất cả chúng tôi đều trở thành một cái gì đó khác xa so với những gì chúng tôi tưởng tượng.

Căn bệnh của Amanda đã trở thành cuộc sống của chúng tôi. Tất cả mọi hoạt động đều tập trung vào việc chăm sóc con, nhưng đồng thời chúng tôi cũng cho phép căn bệnh đó thay đổi chúng tôi. Nó trở thành mối liên kết chung duy nhất của chúng tôi, trở thành thứ mà chúng tôi chiến đấu, giúp chúng tôi đứng vững. Chúng tôi đã trở thành “một cặp vợ chồng với cô con gái ốm yếu”. Mọi người sẽ lấy làm ngạc nhiên vì sao chúng tôi có thể ở lại với nhau bất chấp bệnh tật của con. Trên thực tế, căn bệnh là thứ duy nhất giữ chúng tôi ở lại cùng nhau!

Chúng tôi gặp khó khăn nhất khi Amanda bước vào giai đoạn tương đối khỏe mạnh và mọi thứ trở lại một cuộc sống khá bình thường. Đó là lúc liên kết chung duy nhất của chúng tôi bị phá vỡ và chúng tôi phải đối mặt với nhau như hai cá thể riêng biệt nhưng cũng là một cặp vợ chồng. Đó là thời gian để chúng tôi xem xét lại bản ngã của chính mình, cũng chính là lúc chúng tôi cảm thấy khoảng trống sâu thẳm nhất giữa hai vợ chồng.

Đối với Deborah (vợ tôi) và tôi, chìa khóa cho việc này là chấp nhận căn bệnh của Amanda trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Chúng tôi bắt đầu xem nó chỉ là là một phần của cuộc sống chứ không phải tất cả cuộc sống của chúng tôi. Nói tóm lại, chúng tôi đã dần lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Khi bạn và vợ/chồng kiểm soát được cuộc sống của bản thân, hãy dành thời gian cho chính mình như một cặp vợ chồng.

  • Xem phim
  • Nắm tay
  • Chơi trò chơi
  • Cầu nguyện cùng nhau, nếu bạn là người theo đạo
  • Đi chơi với bạn bè
  • Nói chuyện,chia sẻ những suy nghĩ
  • Cười cùng nhau
  • Nếu cần, hãy tha thứ cho nhau
  • Tận hưởng khoảng thời gian với gia đình

Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin ở đây

  • Những đứa con khác trong gia đình thì sao?
    Người trình bày: David Buchbinder, MD, MSHS
    Từ: Bệnh viện Nhi quận Cam, Đại học California, Irvine

Bạn bè của bạn

Bạn có thể sẽ thấy khó khăn khi nói chuyện với bạn bè và các thành viên khác trong cộng đồng về chẩn đoán ung thư của con trẻ. Phần lớn người trưởng thành có ít kinh nghiệm về những bệnh ung thư ảnh hưởng tới trẻ em. Khi nói chuyện với mọi người về tình hình của bạn, họ sẽ có thể hành động như thể con bạn đã nhận được chẩn đoán cuối cùng.

Nhưng đừng bỏ cuộc nếu bạn nhận được những phản ứng tiêu cực. Thay vào đó, hãy cung cấp thông tin cho bạn bè biết về bệnh ung thư ở trẻ em, hãy giải thích rằng ung thư ở trẻ em rất khác với ung thư ở người trưởng thành. Ở trẻ em, tiên lượng tốt hơn và nguyên nhân gây ra ung thư thường chưa được biết rõ. Hiểu rõ về chẩn đoán của trẻ sẽ giúp bạn bè thoải mái hơn khi thảo luận về nó.

Tuy nhiên, một vài người bạn có thể sẽ không giữ liên lạc với bạn trong thời gian khó khăn này bất kể bạn có làm gì đi chăng nữa. Có thể có nhiều lý do giải thích cho việc này. Đối với một số người, chẩn đoán ung thư gợi lại cho họ những tổn thương trước đây; một số khác có thể phản ứng tiêu cực nếu bạn không trả lời cuộc gọi của họ do lịch trình bận rộn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người luôn sẵn sàng kết bạn với bạn khi thời gian của bạn cho phép.

Trên thực tế, bệnh ung thư có thể thay đổi cuộc sống của bạn đến mức bạn sẽ muốn kết bạn mới. Trong mọi trường hợp, khi bạn trở lại “cuộc sống bình thường”, bạn cần phát triển và duy trì những mối quan hệ bạn bè vững chắc.

Tài liệu tham khảo

https://www.thenccs.org/parents-relationships

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư thanh quản và hạ hầu: Các phương pháp điều trị

(14)
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư thanh quản và hạ hầu. Phần này giải ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Các loại ung thư thời thơ ấu

(11)
Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: Ths.Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu “Hiểu thêm về loại ung thư chính xác mà con bạn mắc phải và cách ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

(70)
Nghe Cancer Podcast: chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư, được chuyển thể từ bài viết này Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư không dừng lại khi kết thúc ... [xem thêm]

Buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư

(25)
Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 3/2020 Buồn nôn và nôn là tác dụng ... [xem thêm]

Thiếu máu trong điều trị ung thư ở trẻ em

(23)
Biên dịch: BS. Đào Thị Thu Hằng Hiệu đính: BS. Lê Thỵ Phương Anh Bệnh nhi ung thư có thể bị giảm các tế bào hồng cầu, được gọi là thiếu máu. Một số ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chăm sóc sau điều trị

(89)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy

(49)
Người dịch: Phạm Thị Huyền Chang, Bùi Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Ngọc Thư Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Thông qua bài viết ... [xem thêm]

Tác dụng phụ lên nhận thức và não hóa trị

(98)
Biên dịch: BS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Văn Tuy Não hóa trị là gì? Một số bệnh nhân ung thư có những thay đổi về chức năng nhận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN