Thiếu máu trong điều trị ung thư ở trẻ em

(4.34) - 23 đánh giá

Biên dịch: BS. Đào Thị Thu Hằng

Hiệu đính: BS. Lê Thỵ Phương Anh

Bệnh nhi ung thư có thể bị giảm các tế bào hồng cầu, được gọi là thiếu máu. Một số phương pháp điều trị hoặc ung thư ảnh hưởng đến tủy xương có thể gây ra tình trạng này.

Hồng cầu là các tế bào mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Người bị thiếu máu có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm:

  • Hóa trị – Hóa trị có thể phá hủy tủy xương.
  • Xạ trị – Xạ trị ở các vùng lớn của cơ thể hoặc ở xương chậu, chân, ngực và bụng có thể phá hủy tủy xương.
  • Một số loại ung thư – Ung thư tủy xương, bao gồm bệnh bạch cầu (Leukemia) và ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma), có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Chảy máu quá mức – Tình trạng này có thể xảy ra sau phẫu thuật hoặc nếu khối u gây chảy máu nội tạng.
  • Buồn nôn, nôn và chán ăn – Chúng có thể cản trở bệnh nhân nhận đủ chất dinh dưỡng (như sắt, axit folic và vitamin B12) cần thiết để tạo hồng cầu.

Dấu hiệu và Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khó thở
  • Cảm thấy yếu và mệt mỏi.
  • Nhịp tim nhanh
  • Da nhợt nhạt

Chẩn đoán thiếu máu

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ là cách chẩn đoán thiếu máu phổ biến nhất. Xét nghiệm đo số lượng hồng cầu qua 2 giá trị – hemoglobin và hematocrit. Hemoglobin là một protein vận chuyển oxy. Hematocrit là tỷ lệ phần trăm của hồng cầu trong máu.

Điều trị thiếu máu

Điều trị có thể bao gồm:

  • Truyền hồng cầu – Bệnh nhân nhận hồng cầu qua tĩnh mạch, thông qua thiết bị tiếp cận tĩnh mạch trung tâm hoặc truyền tĩnh mạch ngoại biên. Điều trị này rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư.
  • Thuốc – Trong những trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc kích thích sản xuất hồng cầu.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất – Trong rất ít trường hợp, đội ngũ chăm sóc có thể đề nghị bổ sung các chất hỗ trợ sản xuất hồng cầu như sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Nhưng thiếu vitamin hoặc khoáng chất thường không phải là nguyên nhân gây thiếu máu.

Cách kiểm soát thiếu máu

Bệnh nhân có thể thực hiện các bước sau để kiểm soát thiếu máu:

  • Cân bằng nghỉ ngơi với hoạt động. Thử những giấc ngủ ngắn trong ngày cân bằng với một số hoạt động thể chất. Nhớ rằng nghỉ ngơi quá nhiều trên giường có thể khiến con người cảm thấy yếu ớt.
  • Thời gian ngủ được đề xuất mỗi ngày (bao gồm cả ngủ trưa):
    • Trẻ sơ sinh: 12 – 16 giờ
    • 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ
    • 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ
    • 6 – 12 tuổi: 9 – 12 giờ
    • 13 – 18 tuổi: 8 – 10 giờ

Nguồn: Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Viện Hàn Lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics and the American Academy of Sleep Medicine)

  • Ăn và uống thực phẩm lành mạnh – Trao đổi với đội ngũ chăm sóc để tìm hiểu loại thức ăn và đồ uống nào là tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

https://together.stjude.org/en-us/diagnosis-treatment/side-effects/anemia.html

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thỵ Phương Anh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tạo nên sự khác biệt

(98)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Những người đã trải qua điều trị ung thư thường muốn hỗ trợ người bị ung thư. Cho ... [xem thêm]

Lựa chọn hạnh phúc

(35)
Bài viết từ Sư cô Liên Trí CHỌN HẠNH PHÚC… Cùng một cánh cửa, từ bên trong thì “đi ra” còn từ bên ngoài thì “đi vào”. Cùng một môi trường, một ... [xem thêm]

Ngọa bệnh cảm tác

(30)
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chiến Bài viết là đôi lời tâm sự của nhà nghiên cứu, dịch giả Huỳnh Ngọc Chiến Năm 1996, lần đầu tiên tôi phải nhập viện để ... [xem thêm]

U nguyên bào tuỷ ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng

(88)
Bài viết này giới thiệu về những thay đổi của cơ thể và những biểu hiện khác có thể báo hiệu một vấn đề cần được chăm sóc y tế. Sử dụng menu ... [xem thêm]

U nguyên bào tuỷ ở trẻ em: Chẩn đoán

(66)
Bài viết này giới thiệu về danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh thường quy được bác sĩ sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một ... [xem thêm]

Loét tì đè

(22)
Vết loét do tì đè (pressure ulcers) rất phổ biến ở người không có khả năng tự xoay trở hiệu quả như bệnh nhân bị hôn mê, liệt nửa người, nằm liệt ... [xem thêm]

Phì đại tuyến vú nam

(17)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: Bs. Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài này cung cấp thông tin về bệnh phì đại tuyến vú ở nam giới, nguyên ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những website hữu ích

(14)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Hiện có rất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN