Thời kỳ mãn kinh

(4.3) - 56 đánh giá

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là thời kỳ mà người phụ nữ không còn xuất hiện kinh nguyệt nữa. Những năm trước thời điểm này được gọi là tiền mãn kinh hay “quanh thời kỳ mãn kinh”. Nếu tuổi dậy thì đánh dấu sự bắt đầu của quá trình sinh sản, thì mãn kinh đánh dấu sự kết thúc của quá trình sinh sản ở người phụ nữ.

Điều gì xảy ra khi gần đến thời kỳ mãn kinh?

Thời kỳ mãn kinh càng đến gần, buồng trứng càng sản xuất ít estrogen hơn. Một trong những dấu hiệu sớm nhất và phổ biến nhất bạn sẽ nhận thấy là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Mặc dù trong thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều nhưng bạn cần lưu ý ra huyết trong thời gian này cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Tại một số thời điểm, buồng trứng không sản xuất đủ estrogen để làm dày lớp niêm mạc tử cung. Điều này giải thích tại sao một số chu kỳ bạn không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có thai cho đến hết một năm sau xuất hiện kì kinh cuối cùng.

Xem thêm bài viết Ra mau tiền mãn kinh và sau mãn kinh của Nguyễn Thị Thanh Phương

Ngoài yếu tố tuổi tác, còn nguyên nhân nào khác có thể gây mãn kinh?

Thời kỳ mãn kinh cũng có thể xảy ra khi cắt bỏ cả hai buồng trứng của người phụ nữ. Điều này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng vì toàn bộ lượng hormone sụt giảm đột ngột.
Mặc dù cắt bỏ tử cung cũng làm người phụ nữ mất kinh, nhưng nó không gây nên triệu chứng mãn kinh trừ khi đồng thời cắt bỏ cả hai buồng trứng.

Triệu chứng thường gặp nhất của thời kỳ mãn kinh là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất của thời kỳ mãn kinh là cơn bốc hỏa, gặp ở đến 75% phụ nữ mãn kinh ở Mỹ. Bốc hỏa là một cảm giác bốc nóng đột ngột ở mặt và phần trên cơ thể. Da của bạn có thể ửng đỏ lên như đánh má hồng và có thể đổ mồ hôi. Cảm giác nóng bừng này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút hoặc lâu hơn.
Cơn bốc hỏa có thể gây ra thiếu ngủ do thường xuyên khiến người phụ nữ đang ngủ sâu giật mình thức giấc. Do đó thiếu ngủ có thể là một trong những vấn đề lớn nhất bạn phải đối mặt khi tiến gần đến thời kỳ mãn kinh.

Đường âm đạo và tiết niệu thay đổi ra sao trong thời kỳ mãn kinh?

Mất estrogen gây ra những thay đổi trong âm đạo. Niêm mạc âm đạo trở nên mỏng và khô, gây đau khi quan hệ tình dục. Chúng cũng có thể làm cho âm đạo dễ bị nhiễm trùng hoặc gây cảm giác ngứa rát.
Đường tiết niệu cũng thay đổi theo tuổi tác. Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang) có thể trở nên khô, viêm hoặc ngứa. Một số phụ nữ có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nguy cơ nhiễm trùng bàng quang có thể tăng sau thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh có ảnh hưởng gì đến loãng xương?

Ở thời kỳ mãn kinh, tỷ lệ mất xương tăng. Quá trình mất xương này có thể là nguyên nhân gây ra loãng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ lớn tuổi. Xương hông, cổ tay và cột sống là các vị trí thường bị ảnh hưởng nhất.

Nồng độ estrogen giảm có ảnh hưởng gì đến nguy cơ tim mạch và đột quỵ?

Estrogen do buồng trứng sản xuất trước thời kỳ mãn kinh nhằm bảo vệ người phụ nữ trước nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Khi sự sản xuất estrogen giảm sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ mất sự bảo vệ này. Do đó nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng lên.

Điều gì gây ra những thay đổi về mặt cảm xúc trong thời kỳ mãn kinh?

Sự thay đổi nồng độ hormone có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng, khó chịu hoặc rất mệt mỏi. Những cảm xúc này có thể được đi kèm với triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như thiếu ngủ.

Mãn kinh có ảnh hưởng gì đến đời sống tình dục của tôi?

Một số phụ nữ thấy họ có giảm ham muốn tình dục trước và sau thời kỳ mãn kinh. Hàm lượng hormone giảm có thể làm giảm ham muốn tình dục. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt đến cực khoái của bạn hoặc làm bạn phải mất nhiều thời gian để đạt đến cực khoái.

Có phương pháp điều trị nào làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh không?

Liệu pháp hormone có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể bắt đầu liệu pháp hormon trước thời kỳ mãn kinh. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bạn sẽ phải ngưng khi bắt đầu điều trị liệu pháp này.
Đối với phụ nữ còn tử cung, estrogen thường được dùng kết hợp với progestin – một dạng tổng hợp của hormon progesterone. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung xảy ra khi sử dụng estrogen đơn độc.

Những lợi ích của liệu pháp hormon là gì?

Giống như các cách chữa trị khác, estrogen được sử dụng để điều trị các triệu chứng chính của thời kỳ mãn kinh như cơn bốc hỏa. Nó cũng làm giảm khô âm đạo và hạn chế một số thay đổi gây rối loạn đường tiết niệu. Estrogen còn bảo vệ chống lại quá trình mất xương. Liệu pháp hormon làm chậm quá trình mất xương sau mãn kinh và giúp ngăn ngừa loãng xương. Estrogen còn có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Những rủi ro của liệu pháp hormon là gì?

Giống như bất kỳ phương pháp điều trị nào, liệu pháp hormon không phải là không có rủi ro. Ở phụ nữ còn tử cung, sử dụng estrogen đơn độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung vì estrogen làm cho niêm mạc tử cung phát triển. Sử dụng progestin kết hợp với estrogen sẽ giúp giảm nguy cơ các bệnh lý của tử cung. Hạn chế của sử dụng progestin dường như nó làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, nó có thể làm phụ nữ mãn kinh ra huyết âm đạo trở lại, mặc dù có thể chỉ ra huyết trong một thời gian ngắn.

Những phương pháp điều trị khác cho thời kỳ mãn kinh là gì?

Nếu một người phụ nữ không dùng liệu pháp hormone, họ có thể chọn một số biện pháp khác để ngăn ngừa mất xương, chẳng hạn như bổ sung “Bisphosphonate” hoặc ”chất điều biến chọn lọc thụ thể estrogen” (SERMs). Ngoài ra, có một loại thuốc là Calcitonin có khả năng làm chậm mất xương. Nó có thể ở dạng thuốc tiêm hoặc dạng xịt mũi. Bisphosphonates được sử dụng để tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương và hormone cận giáp cũng được sử dụng cho mục đích này.

Chú giải

  • Estrogen: nội tiết tố nữ sản xuất trong buồng trứng kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung.
  • Liệu pháp hormone: Một phương pháp điều trị thường kết hợp cả estrogen và progestin để giảm các triệu chứng gây ra do nồng độ hormone giảm thấp.
  • Loãng xương: Một tình trạng mà xương để nên yếu và dễ gãy
  • Progestin: Một dạng tổng hợp của progesterone tương tự như hormone tự nhiên của cơ thể.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq047.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng tiền kinh nguyệt

(78)
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Nhiều phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về thể chất hoặc tâm lý trong những ngày trước khi hành kinh. Khi những ... [xem thêm]

Các phương pháp giảm đau khi sinh

(95)
“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sanh. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật ... [xem thêm]

Phải làm gì khi bị ốm nghén?

(25)
Ốm nghén là gì? ​ Sự buồn nôn và nôn ọe xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là đầu thai kỳ, thường được gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén có thể xảy ra ... [xem thêm]

Bệnh lý lạc nội mạc tử cung

(70)
Trong quá trình làm việc, mình thấy bệnh lý lạc nội mạc tử cung gây hoang mang cho nhiều bệnh nhân. Việc giải thích cho bệnh nhân hiểu được bản chất bệnh ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

(78)
Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

(67)
Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Mang thai và lo lắng về COVID-19?

(98)
Mặc dù phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc COVID-19 hoặc mắc bệnh nặng không tăng cao hơn, dựa trên những quan sát từ phía Trung Quốc, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN