Mặc dù phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc COVID-19 hoặc mắc bệnh nặng không tăng cao hơn, dựa trên những quan sát từ phía Trung Quốc, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn có những câu hỏi và thắc mắc về vấn đề trên cần được giải đáp.
Ví dụ, những biện pháp phòng ngừa đặc biệt (nếu có) mà phụ nữ mang thai nên dùng? Virus có thể truyền sang thai nhi hay trẻ sơ sinh không? Có bao nhiêu người có thể đồng hành với một người phụ nữ đang chuyển dạ trong phòng sinh?
Dưới đây, các bác sĩ và nữ hộ sinh đến từ hội Bà mẹ – Thai nhi và hội Sản phụ khoa – Hộ sinh của Đại học Yale sẽ giải đáp các vấn đề nêu trên.
Virus COVID-19 lây lan như thế nào?
COVID-19 lây lan giữa những người tiếp xúc gần thông qua các giọt bắn. Khi một người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, họ sẽ tiết ra những giọt bắn có thể rơi vào mũi, miệng hoặc mắt của người không bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lây lan nếu một người không bệnh chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh và sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của chính mình. Do đó có khuyến cáo rằng bạn tránh chạm tay vào mặt.
Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị nhiễm COVID-19 không? Họ có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong vì COVID-19 không?
Không, kinh nghiệm ở Trung Quốc chỉ ra rằng phụ nữ mang thai không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng hơn so với những người không mang thai trong cùng độ tuổi. Virus cúm và một số loại virus corona khác có khả năng lây nhiễm và gây bệnh nặng ở phụ nữ mang thai, nhưng dường như điều này không xảy ra với COVID-19.
Các triệu chứng COVID-19 khác với các bệnh do virus đường hô hấp trên như thế nào?
Nhiễm COVID-19 có biểu hiện rất giống khi bạn bị cúm. Những người mắc COVID-19 có thể biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi và khó thở vì virus có thể cư trú ở đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đau họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể và tiêu chảy đôi khi cũng là triệu chứng của COVID-19; nghẹt mũi và hắt hơi là đặc trưng của cảm lạnh thông thường.
Tôi có thai Làm cách nào tôi có thể bảo vệ bản thân khỏi bị COVID-19?
Các quy tắc chung giống nhau áp dụng cho cả người lớn có thai và không mang thai:
- Tránh tiếp xúc với người đang bệnh
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây là tốt nhất hoặc nước rửa tay bằng dung dịch chứa cồn
- Tránh chạm vào mặt
- Tránh những nơi đông người và tụ tập; tránh tiếp xúc giữa người với người khi không cần thiết.
Thực hành giãn cách xã hội tại nơi làm việc và khi ra ngoài mua thực phẩm. Cố gắng tránh xa người khác khoảng 6 feet (khoảng 2 mét). Các giọt bắn trong không khí khi ho khá nặng và có xu hướng rơi xuống các bề mặt trong bán kính khoảng 2 mét xung quanh người ho.
Làm sạch và khử trùng bề mặt thường xuyên chạm tay vào hàng ngày. Chúng bao gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt bàn, tay cầm, bàn, điện thoại, bàn phím, nhà vệ sinh, vòi và bồn rửa.
Tôi có thể truyền COVID-19 cho thai nhi khi mang thai không?
Mặc dù nguồn thông tin còn hạn chế trong thời điểm này, dữ liệu được công bố trên các tạp chí khoa học cho đến nay vẫn đang tiến triển theo hướng lạc quan và không cho thấy COVID-19 có thể được truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai.
Tại thời điểm này, không có dữ liệu về tác hại của COVID-19 trong thai kỳ giai đoạn sớm, nếu như các loại coronavirus khác chưa bị truyền tự mẹ sang hoặc gây ra những bất thường trong việc phát triển thai nhi. Đây là một loại virus rất khác với Zika, loại virus có thể truyền sang thai nhi đang phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển.
Sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm COVID-19 thông qua giọt bắn (qua không khí), giống như người lớn. Tại Bệnh viện Yale New Haven (YNHH), người ta khuyến cáo rằng các bà mẹ dương tính với COVID-19 nên tách khỏi trẻ sơ sinh để tránh truyền bệnh sang trẻ.
Người lớn có khả năng hoặc đã xác định bị nhiễm đang đảm nhận việc chăm sóc trẻ sơ sinh nên tuân theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và thảo luận với bác sĩ nhi khoa.
COVID-19 có thể truyền trong khi cho con bú?
Cho đến nay, không có dữ liệu nào cho thấy virus có thể truyền sang em bé thông qua sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và bảo vệ chống lại nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, một người mẹ đã dương tính với COVID-19 có thể truyền virus qua các giọt bắn hoặc trong khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó, không được tiếp xúc trực tiếp qua da với trẻ.
Vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa bằng tay hoặc bằng điện, sau đó cho trẻ sơ sinh dùng thông qua nhân viên khỏe mạnh đã vệ sinh tay đúng cách và bình sữa sạch, là phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách cho đến khi mẹ hết nhiễm COVID-19.
Tôi nên làm gì nếu tôi đang mang thai và có triệu chứng của bệnh hô hấp?
Nếu bạn bị sốt từ 100,4 độ F (38 độ C) trở lên và có một hoặc nhiều triệu chứng sau: ho, khó thở, bạn nên gọi cho nhân viên y tế về Sản khoa. Ngoài ra bạn có thể gọi đường dây nóng YNHH COVID theo số (883) ASK-YNHH (833-275-9644). Bất cứ ai có triệu chứng của bệnh do virus nên bắt đầu tự cách ly để tránh tiếp xúc với người khác
Tôi nên mong đợi điều gì trong cuộc trò chuyện với nhân viên y tế về sản khoa nếu tôi đang mang thai và gặp các triệu chứng COVID-19?
Nhân viên y tế của bạn sẽ hỏi bạn các câu hỏi về các triệu chứng và tiền căn sức khỏe để có thể giúp xác định xem bạn có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn không. Nếu nhân viên y tế về Sản khoa của bạn không xác định được các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng của bạn có vẻ nhẹ và không có lý do liên quan đến mang thai cần phải nhập viện, bạn có thể được yêu cầu ở nhà và tự cách ly. Bạn cũng có thể được giới thiệu đến địa điểm xét nghiệm COVID-19 khẩn cấp để được kiểm tra nhiễm COVID-19 nếu bạn thỏa các tiêu chí cụ thể.
Nếu nhân viên y tế của bạn lo lắng về các triệu chứng của bạn hoặc nếu bạn có thêm các yếu tố rủi ro cho bệnh nặng, nhân viên y tế của bạn có thể hướng dẫn bạn đến phòng khám hoặc bệnh viện để đánh giá.
Nhân viên y tế về Sản khoa của tôi đã đề xuất đi khám thai ít hơn hoặc thăm qua điện thoại hay qua video. Cái này có an toàn không?
Nói chung, hầu hết các hoạt động chăm sóc trước khi sinh có thể được hướng dẫn thực hiện từ xa. Biết em bé của bạn đang tiến triển tốt có thể được xác định bằng cách đếm cử động thai. Một phần quan trọng khác của chăm sóc trước sinh là kiểm tra huyết áp của bạn. Nếu bạn có rủi ro thấp, điều này có thể được thực hiện ít thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn có máy đo huyết áp, bạn có thể tiến hành đo huyết áp tại nhà, và thảo luận với bác sĩ của bạn. Kiểm tra xem bạn cảm thấy thế nào và nói về kế hoạch sinh của bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện qua điện thoại. Tránh tiếp xúc giữa người với người không cần thiết là một phần quan trọng trong việc giảm lây truyền viruscho bạn và gia đình bạn.
Tôi nên làm gì nếu tôi đang mang thai, có các triệu chứng COVID-19 kèm theo các biểu hiện liên quan đến thai kỳ(co thắt, ra nước âm đạo, giảm chuyển động của thai nhi, chảy máu âm đạo, v.v.)?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến mang thai, hãy gọi cho nhân viên y tế Sản khoa của bạn. Nếu các vấn đề liên quan đến mang thai của bạn cần đánh giá kỹ hơn, bạn sẽ được yêu cầu đến khám. Sau khi nói chuyện với nhân viên y tế, bạn sẽ được yêu cầu gọi đến Khoa sinh tại số (203) 688-2309 khi bạn đến Bệnh viện Nhi đồng thuộc Bệnh viện New Haven Yale hoặc (203) 789-3461 Trung tâm Vidone Birthing tại Cơ sở St. Raphael của YNHH. Bạn sẽ được yêu cầu ở lại trong xe cho đến khi bạn được một y tá chào đón, người sẽ cung cấp cho bạn mặt nạ phẫu thuật và đưa bạn vào bệnh viện. Chỉ có một người hỗ trợ sẽ được phép đi cùng bạn trong suốt thời gian nhập viện để giảm lây truyền virus COVID-19.
Một phần đánh giá ban đầu của bạn có thể được thực hiện thông qua cổng video. Trong thời gian lưu trú, các nhân viên y tế của bạn sẽ mặc thiết bị bảo vệ cá nhân. Nếu bạn được nhận và đáp ứng các tiêu chí cụ thể, thử nghiệm xác nhận COVID-19 sẽ được thực hiện.
Có an toàn cho tôi khi đến bệnh viện để sinh con không?
Chúng tôi tin rằng việc sinh nở tại bệnh viện là an toàn cho bạn và em bé. Biện pháp phòng ngừa mở rộng được thực hiện với mọi bệnh nhân để ngăn ngừa sự lây nhiễm. Phòng và thiết bị được khử trùng sâu sau khi sử dụng cho mỗi bệnh nhân. Nhân viên của chúng tôi được đào tạo về cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây nhiễm, cũng như có thể cung cấp hỗ trợ trong chuyển dạ và hướng dẫn cần trong khi sinh. Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng ứng phó với bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở cho cả phụ nữ khỏe mạnh và những người mang thai có nguy cơ cao hơn.
Có hạn chế người đi thăm nom tại bệnh viện?
Có, toàn bộ bệnh viện đã chuyển sang không cho phép khách đến thăm, ngoại trừ phòng chăm sóc đặc biệt, chuyển dạ, sinh, sau sinh và nhi khoa, nơi bạn có thể chọn một người chăm sóc duy nhất. Người chăm sóc sẽ được kiểm tra các triệu chứng coronavirus và sẽ không thể ở bên bạn nếu họ có kết quả dương tính. Bạn nên lập kế hoạch trước và xác định một người hỗ trợ dự phòng nếu điều trên xảy ra. Không có việc trao đổi luân phiên người thăm nom.
Bằng cách hạn chế khách tiếp xúc, chúng tôi hy vọng sẽ hạn chế sự lây lan của virus và bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như nhân viên y tế và người chăm sóc khỏi bị bệnh. Ở với một người trong khi chuyển dạ và sinh nở là một thời gian dài tiếp xúc giữa người với người, và mỗi người trong phòng sinh có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm cho mẹ, em bé và nhân viên.
Tôi đã có kế hoạch sinh với một người đồng hành. Tôi nên làm gì?
Người đồng hành và khách hàng của họ đã rất sáng tạo khi làm việc cùng nhau từ xa thông qua FaceTime hoặc Zoom. Ngoài ra, nhiều người đồng hành đã làm việc với khách hàng của họ trước khi chuyển dạ để giúp họ chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi sinh con và tôi có COVID-19?
Trong quá trình sinh, sẽ có một vài khác biệt. Bạn sẽ có một y tá và nhân viên y tế riêng và sẽ có ít nhân viên ra vào phòng hơn; một số thông tin liên lạc thậm chí có thể được thực hiện qua điện thoại thay vì mặt đối mặt. Bạn có thể hoặc không cần phải đeo mặt nạ, nhưng những người chăm sóc bạn sẽ có khẩu trang, tấm che mắt và đeo găng tay.
Sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ sản khoa, nữ hộ sinh và bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên tách khỏi em bé ngay lập tức và không khuyến khích thực hiện da kề da. Chúng tôi khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng điều này phải được thực hiện thông qua hút sữa bằng tay hoặc bơm và cho bé ăn qua chai hoặc cốc. Bác sĩ nhi khoa của bạn sẽ giúp bạn quyết định cách chăm sóc em bé khi bạn xuất viện.
Tôi đang mang thai và là một nhân viên chăm sóc sức khỏe. Tôi có nên tránh chăm sóc cho những bệnh nhân mắc COVID-19 không?
Hiện tại, CDC hoặc Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) không có khuyến nghị nào đặc biệt cấm nhân viên y tế Sản khoa chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác nhận COVID-19. Tuy nhiên, nhân viên chăm sóc sức khỏe đang có thai tốt nhất nên tuân thủ các quy định về vệ sinh tay, các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và lưu ý tất cả các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm được cập nhật cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe của để giữ an toàn cho bản thân và những người khác trong môi trường chăm sóc sức khỏe. Nếu khả thi, nhân viên chăm sóc sức khỏe đang có thai có thể yêu cầu xem xét việc giới hạn tiếp xúc với bệnh nhân đã được xác định hay nghi ngờ mắc COVID-19 trong các quy trình làm việc có nguy cơ tạo ra khí dung.
Tôi có thai và tôi đang làm việc bên ngoài. Tôi có nên ngừng làm việc?
Hầu hết các nơi làm việc đang chuyển công việc sang làm tại nhà, nếu có thể, để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng. Nếu công việc của bạn yêu cầu bạn phải ra khỏi nhà đi làm, thì điều quan trọng là phải tuân theo các khuyến cáo kể trên để hạn chế sự lây lan của COVID-19 cho chính bạn và những người khác.
Tôi đang mang thai và dự định đi du lịch vào mùa xuân / hè này. Tôi có nên hủy các chuyến đi của tôi?
Tác động của COVID-19 tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu đang phát triển nhanh chóng. Tất cả bệnh nhân nên tránh đi du lịch quốc tế. Phụ nữ mang thai nên cân nhắc tránh tất cả các chuyến du lịch trong nước không cần thiết. Bệnh nhân cần lưu ý rằng họ có thể bị hạn chế đi lại, hạn chế di chuyển, việc này sẽ ảnh hưởng đến việc trở về nhà khi tiếp xúc với COVID-19.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ đặc biệt cao hơn, chẳng hạn như những người mắc bệnh đồng mắc về phổi và tim mạch hoặc ức chế miễn dịch, nên tránh tất cả các chuyến đi. Luôn xem lại thông tin mới nhất và tư vấn về CDC trước khi bắt đầu bất kỳ chuyến đi nào.
Làm cách nào tôi có thể được xét nghiệm COVID-19?
Tại thời điểm này, không có xét ngiệm COVID-19 cho tất cả mọi người. Các xét nghiệm COVID-19 hiện chỉ được khuyến nghị cho những bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí cụ thể. Thử nghiệm tại các địa điểm ngoại trú được thực hiện theo lịch hẹn và chỉ theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn xét nghiệm có khả năng phát triển nhanh chóng và các chỉ định cho xét nghiệm có khả năng mở rộng trong hai tuần tới.
Tôi đang trên phương tiện giao thông công cộng đông đúc và gần một người đang ho. Tôi có nên đi xét nghiệm coronavirus không?
Không, xét nghiệm không được khuyến khích trong trường hợp này. Bạn nên rửa tay và tránh chạm vào mặt. Một người sẽ không có kết quả dương tính cho đến khi họ bị nhiễm virus. Nếu bạn bị sốt và khó thở / ho, bạn nên gọi cho nhân viên y tế của bạn như đã lưu ý ở trên.
Tôi có thể đưa người quen đến các cuộc hẹn trước khi sinh hoặc siêu âm không?
Không. Chúng tôi đang cố gắng hạn chế số lượng người trong không gian để giảm sự lây lan của virus. Trong quá trình siêu âm, bạn có thể yêu cầu chụp ảnh để mang về nhà để cho gia đình bạn xem.
Tôi có những đứa trẻ khác, tôi phải làm gì với chúng khi ở trong bệnh viện?
Điều quan trọng là lập kế hoạch chăm sóc trẻ an toàn cho con bạn, cũng như các kế hoạch dự phòng trong trường hợp người bạn dự định theo dõi con bạn bị ốm. Tốt nhất, bạn nên chọn một người không có bất kỳ tình trạng nguy cơ cao nào đối với coronavirus, bao gồm cả những người có vấn đề về phổi, vấn đề về tim hoặc người trên 70 tuổi.
Tôi muốn xem liệu tôi có đủ điều kiện nhận trợ cấp Phụ nữ, Trẻ sơ sinh và Trẻ em (WIC) cho thực phẩm hay không, và đơn xin nếu cần, nhưng nếu các văn phòng đã đóng cửa thì tôi phải làm gì?
Họ đang hoạt động từ xa nhưng có thể xác minh tính đủ điều kiện của bạn qua điện thoại và nhận giấy tờ WIC từ các nhân viên y tế của bạn qua fax hoặc bằng cách xác minh thông tin qua điện thoại. Họ sẽ gửi cho bạn một thẻ EBT và sau đó tải lại bằng điện tử. Chọn văn phòng bạn muốn làm việc (bên dưới) và gọi cho họ.
- Chapel Street YNHH Saint Raphael’s Campus—(203) 789-3563
- Hill Health Center—(203) 503-3080
- YNHH York Street Campus Howard Avenue—(203) 688-5150
- Fair Haven Community Health Care—(203) 773-5007
Tôi có thể xuất viện sớm để giảm thiểu thời gian ở đó không?
Có, bạn có thể xuất viện sớm nhất là 24 giờ sau khi sinh. Có một số xét nghiệm sơ sinh cần thiết cần làm trong 24 giờ sau sinh và chúng tôi muốn đảm bảo rằng những việc đó được thực hiện để giảm thiểu nhu cầu đi khám nhi khoa thường xuyên.
Có những thay đổi gì khác khi tôi phải nằm viện?
Thật không may, để giữ an toàn cho mọi người, máy thở sẽ không có sẵn tại thời điểm này và việc đi bộ bên ngoài phòng và khoa bị hạn chế. Xin đừng quên mang theo âm nhạc mà bạn thích và những thứ khác giúp bạn thư giãn. Chúng tôi có bóng sinh, ghế bập bênh, và phòng của chúng tôi sáng sủa và rộng rãi. Chúng sẽ tiếp tục cung cấp thuốc giảm đau và giảm đau ngoài màng cứng cho các bà mẹ khi cần thiết.