Thiếu niên có nên ở một mình để phát triển bản thân?

(3.74) - 32 đánh giá

Thiếu niên ở độ tuổi từ 11 đến 19 đôi khi cần được ở một mình. “Ở một mình” không phải tách khỏi gia đình mà là dành cho bản thân không gian riêng để phát triển tư duy và nội tâm.

Nhiều người lớn thấy lo lắng và không hài lòng khi đứa trẻ nhà mình nay đã lớn hơn, đang bước vào tuổi thiếu niên tươi đẹp mà bỗng dưng trầm lặng hơn trước, không còn kè kè ông bà, cha mẹ, anh chị. Việc tự tách mình ra khỏi đám đông đúng là giống với dấu hiệu của trầm cảm, nhưng tự tìm cho mình không gian riêng cũng là một phần của quá trình trưởng thành. Lý do là:

Cô đơn cho phép thiếu niên trải nghiệm sự tự chủ

Từ trước đến nay, các em luôn ở bên gia đình, thầy cô, bạn bè. Bây giờ, các em muốn dành thời gian cho bản thân và khao khát tự lập.

Ở các nước phương Tây đề cao sự độc lập cá nhân, khi đến độ tuổi thiếu niên, các em thường tìm cách để chứng tỏ khả năng tự lập. Và cha mẹ luôn tôn trọng cảm xúc cũng như thời gian riêng tư, để con cái tự sắp xếp lịch vui chơi hoạt động trong thời gian rảnh rỗi.

Tất nhiên, mỗi bạn thiếu niên sẽ dành một thời lượng khác nhau để ở một mình. Phần lớn các em dùng tiền bố mẹ cho để đi chơi với các bạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu chỉ tương tác xã hội không thôi thì các em không có được một số lợi ích đến từ việc dành thời gian ở một mình.

Thiếu niên cần được ở một mình để phát triển nội tâm

Ở độ tuổi dậy thì, thiếu niên không chỉ trải qua sự biến đổi về thể chất mà còn trưởng thành hơn trên phương diện tinh thần.

  • Bắt đầu nắm bắt được những quan điểm khác nhau về văn hóa, lối sống…
  • Tư duy trừu tượng tốt hơn

Bạn có thể tham khảo thêm: Thế giới trong mắt trẻ nhỏ khác biệt như thế nào so với người lớn

Đây có thể coi như là hai bước nhảy vọt về mặt nhận thức, khiến các em hiểu rằng bản thân không chỉ có một cái tôi riêng tư, mà còn tồn tại một cái tôi khác nữa khi đứng trước mọi người. Điều này lý giải cho sự gia tăng ý thức về bản thân của thanh thiếu niên. Một mặt, thiếu niên quan tâm hơn đến những đánh giá của người khác về mình.

Mặt khác, các em so sánh những đánh giá đó với đánh giá tự các em đưa ra về chính bản thân mình. Thiếu niên cho rằng có sự khác biệt giữa nội tâm bên trong (điều mà không phải ai cũng thấy) và vẻ bề ngoài (cái mà mọi người nhìn thấy được). Các nhà tâm lý học xem những suy tư này như những bài tập tâm lý, một hình thức rèn luyện để các em phát triển hơn về mặt tư duy và cảm xúc.

Thanh thiếu niên thường than thở với phụ huynh rằng: “Không ai hiểu con”. Những câu nói như thế này cho thấy các em cũng có những lúc cô độc. Nhưng sự cô độc ở độ tuổi thiếu niên giúp các em (tạm thời) lánh khỏi xã hội để tự phát triển những kỹ năng hướng nội, giúp các em hiểu chính mình hơn.

Khi được ở một mình, các em có điều kiện suy ngẫm về nhiều điều, bao gồm cả bản thân. Ngồi một mình trong phòng, ký ức sẽ như một cuốn phim tự động phát lại. Các em như đang xem lại cuộc trò chuyện ngày hôm qua với một người bạn, có thời gian phân tích xem ai đã nói những gì. Thậm chí còn có thể nghĩ ngợi rằng mối quan hệ với người bạn kia có ý nghĩa như thế nào, liệu rằng có nên qua lại với người bạn đó hay không. Tất cả những sự hướng nội này là cần thiết để các em chạm đến bản ngã thực sự của chính mình, và dẫn đến một câu hỏi muôn thuở: “Tôi là ai?”.

Ở một mình tạo điều kiện thuận lợi để các em hình thành bản sắc riêng

Sau những lần nội tâm giằng xé, suy tư về cái tôi thực sự bên trong và cái tôi biểu hiện ra bên ngoài, thiếu niên sẽ dần tìm được cách để hòa hợp những mâu thuẫn bên trong, từ đó hình thành một cái tôi thống nhất mang bản sắc riêng biệt. Sự hình thành danh tính được cho là khủng hoảng lớn của tuổi thiếu niên để tìm lời đáp cho những vấn đề cốt lõi, rằng bản thân mình là ai, định hướng cuộc đời ra sao và những điều mà mình tin tưởng.

Mặc dù bản sắc cá nhân sẽ tiếp tục được định hình và tái định hình trong suốt cuộc đời, tuổi thiếu niên là giai đoạn quan trọng để con người ta khám phá các khía cạnh khác nhau của chính mình (từ khát vọng nghề nghiệp đến xu hướng tính dục, và cuối cùng là vị trí xã hội của bản thân). Đây được gọi là thành tích nhận dạng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thanh thiếu niên dành đủ thời gian để ở một mình, đối diện cùng suy nghĩ và cảm xúc của bản thân có thành tích nhận dạng tốt hơn nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa không dành nhiều thời gian ở một mình, hoặc dùng thời gian đó để lên mạng xã hội.

Cô đơn giúp thanh thiếu niên điều chỉnh tâm trạng

Cuối cùng, một trong những lợi ích to lớn nhất của việc ở một mình, bầu bạn với cô đơn chính là điều chỉnh tâm trạng. Khi ở một mình, thiếu niên tự thu xếp được những cảm xúc phức tạp và điều chỉnh lại cảm xúc tiêu cực.

Trong một loạt nghiên cứu mang tính bước ngoặt, các nhà tâm lý học nhận thấy trong thời gian cô đơn, tâm trạng của thanh thiếu niên thường trầm xuống. Các em cảm thấy không vui hoặc cô đơn.

Thế nhưng, sau cơn mưa trời lại rạng, tâm trạng các em trở về mức bình thường, thậm chí hưng phấn hơn những lúc ở bên gia đình và bạn bè. Quan trọng là sau thời gian ở một mình cô độc, các em thiếu niên trở nên tỉnh táo và vui tươi hơn hẳn, hơn cả những khi các em dành thời gian đó cho tương tác xã hội.

Bạn có thể tham khảo thêm: 5 bí quyết giúp bạn cải thiện cảm xúc để đảm bảo sức khỏe

Ở một mình tạo cho thiếu niên không gian tự do để điều chỉnh tâm trạng, trải nghiệm sự đổi mới cảm xúc và trở về cuộc sống thường ngày với trạng thái cân bằng, vui tươi hơn. Đó chẳng phải là điều mà các bậc cha mẹ vẫn hằng mong hay sao? Chính vì thế, đôi khi nếu con muốn ở một mình, bạn đừng ngăn cản nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu pháp laser nào phù hợp để tái tạo da bạn?

(88)
Ngày nay, liệu pháp laser đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nó không những được sử dụng để trị bệnh mà còn phát huy khả năng kì diệu trong thẩm ... [xem thêm]

Sa dây rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

(70)
Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, chắc hẳn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng nhiều hơn về sức khỏe của bé. Để chắc chắn rằng bé hoàn toàn ... [xem thêm]

Các lợi ích mà nước lọc mang lại cho sức khỏe

(71)
Để khởi đầu một ngày mới năng động, bạn có thể uống nước vào buổi sáng như thói quen của người Nhật để bảo vệ sức khỏe. Vậy thói quen uống ... [xem thêm]

Dễ dàng kiểm tra sức khỏe của con từ chính nước tiểu và phân

(71)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

Bận làm việc nên đi tiểu ít, có nguy hiểm không?

(53)
Bạn là người bận rộn và cực kỳ ghét việc tiểu tiện làm gián đoạn công việc của bạn, khiến bạn dường như quên mất những việc mà mình sắp phải ... [xem thêm]

Lợi ích của dầu dừa

(22)
Hiện nay, hẳn không ít chị em phụ nữ dùng dầu dừa làm son dưỡng. Dầu dừa còn dùng để nấu ăn, xay sinh tố, dưỡng tóc hay dưỡng ẩm. Nhưng tất cả công ... [xem thêm]

5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú

(77)
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ cho con bú khiến nhiều chị em trở nên mệt mỏi và trầm cảm vì nhiều vấn đề xảy ra như mẹ bị viêm vú, tắc tia sữa, bé bú ... [xem thêm]

Công dụng củ cải trắng: Trị ho, bổ phổi và nhiều lợi ích khác

(95)
Công dụng củ cải trắng rất đa dạng, chẳng hạn như cải thiện táo bón, giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.Bài viết sau của Hello ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN