Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

(3.53) - 18 đánh giá

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh chỉ gặp ở nam giới. Bệnh này không ch gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn có khả năng dẫn đến một số rủi ro cho người bệnh. Do đó khi bệnh đã tiến triển và gây khó chịu, việc cần làm là tìm gp bác sĩ để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các van trong tĩnh mạch bị suy yếu, không thể thực hiện tốt chức năng điều hướng và kiểm soát lưu lượng máu lưu thông. Các tĩnh mạch do vậy mà bị áp lực, giãn nở, xoắn lại. Ở nhiều trường hợp bị giãn tĩnh mạch, chúng ta quan sát được các tĩnh mạch nông có màu xanh hoặc tím đậm nổi phồng lên bề mặt da. Đa số bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân, một số trường hợp ít hơn bị giãn tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ), giãn tĩnh mạch thực quản.

Riêng ở nam giới, khi tình trạng giãn tĩnh mạch xảy ra ở bìu, nơi chứa tinh hoàn, thì được gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường chỉ xuất hiện ở bìu trái, ít khi xuất hiện ở cả hai bên bìu và hiếm khi chỉ xảy ra ở mỗi bìu phía bên phải. Nguyên nhân là do đôi chút khác biệt về cấu trúc giải phẫu giữa hai bên bìu. Tĩnh mạch ở bìu trái là một trong những tĩnh mạch dài nhất trong cơ thể nam giới, vậy nên dễ xảy ra tình trạng gia tăng áp lực ở đây, dẫn tới tĩnh mạch dễ bị giãn nở rộng hơn.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện vẫn cần được nghiên cứu thêm, nhưng có một số yếu tố rủi ro khiến nam giới đứng trước nguy cơ bị bệnh cao hơn, bao gồm:

  • Di truyền (gia đình có các thành viên cũng bị giãn tĩnh mạch)
  • Thói quen ít vận động
  • Béo phì
  • Bị suy tĩnh mạch mạn tính

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh và các cấp độ

Nhiều người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh không hề cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Song một số người khác gp phi những dấu hiệu như sau:

  • Đau âm ỉ, cảm giác nặng nề: Cơn đau thường xảy ra ở bên phía bìu bị giãn tĩnh mạch, thường thấy rõ khi đứng thẳng và giảm khi nằm xuống.
  • Teo tinh hoàn: Người ta tin rằng do lưu thông máu không tốt nên lượng máu tụ lại ở tinh hoàn, khiến nhiệt độ bìu ở tĩnh mạch tăng nhẹ, gây tổn hại đến tế bào tinh hoàn và làm tinh hoàn co lại.
  • Giảm khả năng sinh sản: Hiện vẫn chưa có lý giải chính xác và toàn diện cho hiện tượng nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy cơ vô sinh cao. Nhưng thực tế, có một số lượng lớn nam giới vô sinh được phát hiện bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh

Để thuận tiện cho việc chẩn đoán và điều trị, người ta phân chia bệnh thành các cấp độ:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Có thể nhận diện tình trạng bệnh thông qua thực hiện thao tác Valsalva hoặc xem hình ảnh siêu âm, nhưng chưa thể phát hiện được gì nếu chỉ quan sát hay thăm khám thông thường. Đây là cấp độ nhẹ nhất.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Tuy chưa thể phát hiện bệnh bằng việc quan sát thông thường, nhưng lúc này đã có thể cảm nhận được tĩnh mạch giãn mà không cần yêu cầu người bệnh thực hiện thao tác Valsalva.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Dễ dàng thấy được các tĩnh mạch bị giãn bằng mắt thường. Bìu lúc này được mô tả là trông giống một túi giun, một số trường hợp nặng bìu bị biến dạng.

Khi quan sát bên ngoài mà thấy tinh hoàn có những thay đổi bất thường (v hình dạng, kích thước, màu sắc, nổi u bướu…), bìu bị sưng, tĩnh mạch xoắn, nổi lớn và người bệnh gặp vấn đề về sinh sản thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Bạn có thể tham khảo thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng và cấp độ

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phương pháp nội khoa

Đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1, tức là khi bệnh vẫn còn nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Ở Việt Nam, loại thuốc phổ biến nhất dùng trong điều trị nội khoa giãn tĩnh mạch thừng tinh (khi bệnh chưa diễn tiến quá nặng) là Daflon – 500mg. Tên hoạt chất cụ thể của Daflon – 500mg là Diosmin, các flavonoid biểu thị bằng hesperidin.

Bạn có thể tham khảo thêm: 9 cách điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng các phương pháp ngoại khoa

Một số trường hợp mà điều trị ngoại khoa được cân nhắc áp dụng:

  • Nghi ngờ bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới (chẳng hạn khi người vợ có khả năng sinh sản bình thường, người chồng có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường).
  • Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng gây đau đớn, khó chịu, hoặc làm biến dạng bìu, tổn thương tinh hoàn.
  • Bệnh khiến vùng sinh dục của nam giới bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, làm người bệnh mất tự tin, tác động tiêu cực đến tâm lý.

Bạn có thể tham khảo thêm: Thời điểm lý tưởng để mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hai phương pháp điu tr ngoại khoa phổ biến là:

  • Thuyên tắc tĩnh mạch: Trước khi tiến hành thuyên tắc tĩnh mạch, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để giảm đau cho bệnh nhân. Kim được luồn vào tĩnh mạch để niêm kín các tĩnh mạch bị giãn.
  • Phẫu thuật: Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn. Bệnh nhân cần được gây mê. Thường thì người ta sẽ lựa chọn hình thức phẫu thuật nội soi vì thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn, bệnh nhân phục hồi mau chóng hơn.

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh nói chung không thể chữa được bệnh hoàn toàn. Hiện tượng giãn tĩnh mạch vẫn có thể tái phát. Sau khi thuyên tắc tĩnh mạch mà bệnh tái phát, bác sĩ s vẫn tiến hành thuyên tắc lặp lại, nếu thất bại có thể phẫu thuật.

Bạn có thể tham khảo thêm: Những điều cần biết khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

(57)
Đa số mọi người thường lên mạng tìm hiểu các cách chữa bệnh tại nhà. Vậy thì, đối với bệnh lậu, cách chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả ... [xem thêm]

Khám phá bí mật về khung xương cơ thể

(37)
Một trong những bộ phận quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể của bạn là khung xương. Nhiều người nghĩ rằng xương chỉ đơn thuần là một chất rất ... [xem thêm]

10 lời khuyên hữu ích dành cho sức khỏe nam giới

(18)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ, đừng tự làm khổ mình…

(45)
Khi mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ, bạn sẽ rất cần có sự thấu hiểu của người thân để đi qua những ngày tháng khó khăn. Làm sao để bạn có thể vượt ... [xem thêm]

Hướng dẫn: Cách quan hệ lâu ra để cuộc yêu thăng hoa

(93)
Khả năng giữ vững phong độ trên giường lâu dài không những giúp các quý ông tự tin hơn mà còn giúp tình cảm vợ chồng trở nên mặn nồng. Tuy nhiên, sau một ... [xem thêm]

5 mẹo tránh chấn thương khi tập máy căng cơ rowing

(57)
Tập luyện bằng máy tập căng cơ (rowing) cùng động tác chèo thuyền đặc trưng đang rất được ưa chuộng tại phòng tập gym và phổ biến mạnh mẽ hơn bao giờ ... [xem thêm]

12 nguyên tắc an toàn khi đi thăm trẻ sơ sinh

(66)
Khi đến thăm trẻ sơ sinh, bạn thường chuẩn bị một số món quà không chỉ cho bé mà còn cả mẹ sau sinh. Ngoài ra, có một số điều bạn cần lưu ý để không ... [xem thêm]

Những mũi tiêm chủng cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ cần biết

(63)
Trẻ nhỏ lớn lên rất nhanh theo từng ngày, càng lớn trẻ càng phát triển về mọi mặt và nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới cũng dần tăng lên. Để con khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN