Thảo dược glycin

(3.75) - 55 đánh giá

Tên thông thường: glycin

Tên khoa học: axit 2-aminoacetic

Tác dụng

Tác dụng của thảo dược glycin là gì?

Thảo dược glycin thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị:

  • Tâm thần phân liệt;
  • Loét chân;
  • Đột quỵ nhồi máu não.

Ngoài ra, glycin có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thảo dược glycin cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

Liều dùng của thảo dược glycin có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Liều dùng thảo dược phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các thuốc bổ sung chứa glycin không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình. Mỗi mục đích khác nhau có thể có liều dùng khác nhau:

  • Để hỗ trợ trị bệnh tâm thần phân liệt: bạn nên dùng thuốc bằng đường uống với liều 0,4 đến 0,8g mỗi ngày và chia thành nhiều liều thuốc. Thông thường, bạn nên bắt đầu với liều 4g thuốc mỗi ngày và tăng thêm 4g mỗi ngày cho đến khi đạt được liều mong muốn;
  • Để hỗ trợ bảo vệ các tế bào não sau khi đột quỵ do huyết khối: bạn dùng 1−2g thuốc mỗi ngày, đặt dưới lưỡi bắt đầu trong vòng 6 giờ sau khi khởi phát đột quỵ;
  • Để hỗ trợ điều trị loét chân: bạn dùng thuốc dạng kem thoa ngoài da chứa 10 mg glycin, 2 mg L-cystein và 1 mg DL-threonin. Bạn dùng kem bôi từ 1 đến 2 lần mỗi ngày và dùng cách ngày.

Liều dùng thảo dược glycin cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược glycin như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược glycin?

Khi dùng thảo dược glycin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa, khó chịu dạ dày;
  • Buồn ngủ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thảo dược glycin, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng glycin, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
  • Bạn bị dị ứng với glycin, tá dược trong thuốc glycin (danh sách các thành phần của thuốc được in trên nhãn thuốc);
  • Bạn mắc những tình trạng bệnh khác, có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc;
  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thảo dược glycin có thể tương tác với thuốc nào?

Glycin có thể tương tác với các thuốc hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc này, đặc biệt là trong thời gian bạn đang sử dụng thuốc clozapine.

Dạng bào chế

Thảo dược glycin có những dạng và hàm lượng nào?

Thảo dược glycin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén;
  • Kem dùng ngoài da.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus

(23)
Lactobacillus acidophilus (L. acidophilus) là vi khuẩn sống tồn tại nhiều nhất ở hệ tiêu hóa, vừa giúp điều trị, vừa hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Cụ thể ra ... [xem thêm]

Long nha thảo

(67)
Tìm hiểu chungLong nha thảo dùng để làm gì?Long nha thảo được dùng làm trà hoặc dùng để súc miệng khi bị đau họng, tiêu chảy nhẹ hoặc hội chứng ruột ... [xem thêm]

Khoai tây dại châu Phi là thảo dược gì?

(37)
Tên thông thường: African wild PotatoTên khoa học: Hypoxis hemerocallideaTác dụngKhoai tây dại châu Phi dùng để làm gì?Khoai tây dại châu Phi thường được sử dụng ... [xem thêm]

Codonopsis

(45)
Tên thường gọi: Bastard Ginseng, Bellflower, Bonnet Bellflower, Campanule à Bonnet, Chuan Dang, Codonopsis Modestae, Codonopsis Pilosula Modesta, Dangshen, Dong Seng, Ginseng Bâtard, Ginseng ... [xem thêm]

Trần bì là thảo dược gì?

(85)
Tìm hiểu chungTác dụng của trần bì là gì?Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có ... [xem thêm]

Sơn trà

(79)
Tên thông thường: Hawthorn, sơn tràTên khoa học : Crataegus speciesTìm hiểu chungSơn trà dùng để làm gì?Sơn trà là một loại cây có lá, quả và hoa được sử ... [xem thêm]

Ackee là thảo dược gì?

(95)
Tên thông thường: Ackée, Akee, Akée, Aki, Akí, Anjye, Arbre Fricasse, Arbre à Fricassée, Blighia sapida, Daki, Ishin, Jakí, Kaha, Ris de Veau, Seso VegetalTên khoa học: Blighia ... [xem thêm]

Hedge mustard là thảo dược gì?

(10)
Tên thông thường: hedge mustardTên khoa học: sisymbrium officinaleTìm hiểu chungHedge mustard dùng để làm gì?Hedge mustard là một loại thảo mộc, trong đó lá, cành, hoa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN