Trần bì là thảo dược gì?

(3.85) - 85 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của trần bì là gì?

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

  • Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
  • Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
  • Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..
  • Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

    Thành phần hóa học của trần bì

    Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

    Cơ chế tác động của trần bì là gì?

    Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

    Liều dùng

    Liều dùng thông thường của trần bì là gì?

    Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

    Dạng dùng phổ biến của trần bì

    Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

    Tác dụng phụ

    Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng trần bì?

    Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.

    Trần bì - Những câu hỏi thường gặp

    Mức độ an toàn của trần bì như thế nào?

    Chưa tìm thấy các phản ứng có hại của trần bì đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

    Có thể dùng trần bì để điều trị chứng khó tiêu?

    Điều trị chứng khó tiêu là một trong những chỉ định phổ biến nhất của trần bì.

    Việc sử dụng thảo dược trần bì có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc?

    Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu hoặc có dấu hiệu hạ huyết áp khi sử dụng trần bì thì khả năng cao sẽ xảy ra rủi ro khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

    Thông tin quan trọng khác về Trần bì

    Quên liều

    Trong trường hợp bạn quên dùng một liều thuốc, sử dụng ngay sau khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm quên liều gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều thuốc đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc. Không được sử dụng thêm thuốc để bù cho liều đã quên.

    Quá liều

    Không được sử dụng trần bì quá liều quy định. Việc dùng nhiều thuốc hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của bạn đáng kể; thay vào đó có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

    Cách bảo quản trần bì

    Bảo quản thảo dược trần bì ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. Giữ thảo dược tránh xa trẻ em và vật nuôi.

    Trong trường hợp cần tiêu hủy thảo dược, không vứt bỏ chúng một cách bừa bãi và tránh gây ô nhiễm môi trường.

    Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tìm hiểu về cây thì là

    (50)
    Tên gốc: Cây thì làTên gọi khác: Cây thìa làTên tiếng anh: Dill herbTìm hiểu chungThì là dùng để làm gì?Thì là được dùng để chữa một số triệu chứng về ... [xem thêm]

    Tinh dầu hoa anh thảo

    (60)
    Tên thông thường: tinh dầu hoa anh thảoTên tiếng anh: Evening primrose oilTên khoa học: Oenothera biennis L. OnagraceaeLợi ích của dầu hoa anh thảoDầu hoa anh thảo có ... [xem thêm]

    Dược liệu Trầu không có công dụng gì?

    (61)
    Tên thường gọi: Trầu khôngTên gọi khác: Trầu cay, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằngTên nước ngoài: Betel pepper, vine pepper…Tên khoa học: Piper betle ... [xem thêm]

    Cây mận gai là thảo dược gì?

    (58)
    Tên khoa học: RhamnusTìm hiểu chungCây mận gai dùng để làm gì?Quả và hoa khô cây mận gai được sử dụng làm thuốc.Mặc dù có những mối quan ngại về sự an ... [xem thêm]

    Cây cơm cháy là thảo dược gì?

    (68)
    Tên thường gọi: cây cơm cháy, American Elderberry, Common Elderberry, Elderberry, Elder Flower, Sabugueiro, Sambucus, Sambucus canadensis, Saúco, Saúco de Canada, Sureau, Sureau Blanc, ... [xem thêm]

    Chiết xuất đường bơ

    (75)
    Tìm hiểu chungChiết xuất đường bơ dùng để làm gì?Chiết xuất đường bơ là một chất chiết xuất từ quả bơ và được sử dụng làm thuốc.Người ta lấy ... [xem thêm]

    Cây chàm là thảo dược gì?

    (36)
    Tên thường gọi: cây chàm, Indian IndigoTên khoa học : Indigofera tinctoria (French indigo) và I. suffruticosa Mill. (Guatemalan indigo) được biết như I. anilL. Họ Fabaceae ... [xem thêm]

    Lam cận

    (44)
    Tìm hiểu chungCây lam cận dùng để làm gì?Cây lam cận được sử dụng để điều trị co thắt ruột và hội chứng ruột kích thích (IBS), kích thích sản xuất ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN