Thảo dược cúc hoàng anh

(4.17) - 78 đánh giá

Tên thông thường: cúc hoàng anh

Tên khoa học: solidagocanadensis hoặc solidagovirgaurea

Tác dụng

Tác dụng của cúc hoàng anh là gì?

Cúc hoàng anh là một loại thảo dược có tác dụng đối với các trường hợp:

  • Viêm khớp và bệnh gút;
  • Dị ứng;
  • Cảm lạnh và cúm;
  • Viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu;
  • Sỏi thận;
  • Eczema;
  • Vết thương nhẹ.

Ngoài ra, cúc hoàng anh có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Thảo dược này hoạt động như thế nào?

Cúc hoàng anh chứa một số chất có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và có tính kháng viêm.

Hiện nay, chưa có đầy đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các sản phẩm thảo dược. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thông thường của cúc hoàng anh là gì?

Liều dùng của loại thảo dược này có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Liều dùng thảo dược phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các loại thảo dược không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình.

Cách dùng

Bạn nên dùng cúc hoàng anh như thế nào?

Bạn có thể dùng cúc hoàng anh bằng đường uống hoặc bôi lên da. Nếu dùng bằng đường uống, bạn có thể dùng thuốc viên hoặc dùng dược liệu khô pha trà uống hàng ngày. Lưu ý, nếu dùng ngoài da, bạn không nên sử dụng sản phẩm thảo dược này lên các vết thương hở.

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cúc hoàng anh?

Khi dùng cúc hoàng anh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Ợ nóng;
  • Phản ứng dị ứng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng cúc hoàng anh, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng cúc hoàng anh, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
  • Bạn bị dị ứng với cúc hoàng anh, tá dược trong thuốc cúc hoàng anh hoặc các thảo dược khác thuộc họ asteraceae/compositae. Danh sách các thành phần của thuốc được in trên nhãn thuốc;
  • Bạn mắc những tình trạng bệnh khác có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt là tình trạng tích dịch (phù) do bệnh tim hoặc bệnh thận, tăng huyết áp;
  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng cúc hoàng anh trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Hơn nữa, vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng về liều lượng thuốc an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Vì vậy, trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Cúc hoàng anh có thể tương tác với thuốc nào?

Cúc hoàng anh có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Những thuốc có thể tương tác với cúc hoàng anh bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu. Dùng cúc hoàng anh kèm với thuốc lợi tiểu có thể làm cơ thể mất nhiều nước, gây ra chóng mặt và hạ huyết áp. Các loại thuốc lợi tiểu bao gồm: chlorothiazide (Diuril®), chlorthalidone (Thalitone®), furosemide (Lasix®), hydrochlorothiazide (HCTZ®, Hydrodiuril®, Microzide®) và các thuốc khác;
  • Liti. Dùng cúc hoàng anh kèm với liti có thể làm tăng tích tụ liti trong máu;
  • Các thuốc khác. Do có tác dụng lợi tiểu, dùng cúc hoàng anh kèm với có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào được chuyển hóa và thải trừ qua thận.

Dạng bào chế

Cúc hoàng anh có những dạng và hàm lượng nào?

Cúc hoàng anh có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dược liệu khô (dạng trà hoặc viên nang);
  • Dịch chiết xuất hoặc cồn thuốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Caraway

(32)
Tìm hiểu chungCây caraway dùng để làm gì?Một số người cho rằng dầu, trái cây và hạt cây caraway có khả năng chữa các vấn đề tiêu hóa bao gồm:Ợ ... [xem thêm]

Lạc tiên là thảo dược gì?

(71)
Tên thông thường: lạc tiên, Apricot Vine, Corona de Cristo, Fleischfarbige, Fleur de la Passion, Fleur de Passiflore, Flor de Passion, Grenadille, Madre Selva, Maracuja, Maypop, Maypop ... [xem thêm]

Tinh dầu ngọc lan tây là thảo dược gì?

(66)
Tên thông thường: Aceite de Cananga, Cananga odorata forma. macrophylla, Canangium odoratum forma. macrophylla, Huile de Cananga, Huile de Cananga Odorant, Huile de Cananga OdorataTên khoa ... [xem thêm]

Rau đắng đất

(64)
Tên thường gọi: Rau đắng đất, rau đắng lá vòngTên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC.; Mollugo oppositifolia L.Họ: Rau đắng đất (Aizoaceae)Tổng quanTìm hiểu ... [xem thêm]

Ngọc trâm hoa

(69)
Tìm hiểu chungNgọc trâm hoa dùng để làm gì?Hoa cây ngọc trâm hoa được dùng để chữa viêm họng và viêm mũi, ho, viêm phế quản, mất ngủ, đau đầu, kích ... [xem thêm]

Histidine

(95)
Tên thông thường: Alpha-amino-4-imidazole propanoic acid, Histidina, L-2-Amino-3-(1H-imidazol-4-yl) propionic acid, L-Histidine, L-Histidine AKG, L-Histidine-Alpha Ketoglutaric Acid, L-Histidine ... [xem thêm]

Cây bách xù là thảo dược gì?

(40)
Tên thông thường: cây bách xù, Baie de Genévrier, Common Juniper, Common Juniper Berry, Enebro, Extract of Juniper, Extrait de Genévrier, Genévrier, Genévrier Commun, Genievre, ... [xem thêm]

Acacia Rigidula là thảo dược gì?

(33)
Tên thông thường: Acaciopsis rigidula, Blackbrush, Blackbush, Chaparro Prieto, Vachellia rigidulaTên khoa học: Acacia rigidulaTác dụngAcacia Rigidula dùng để làm gì?Acacia Rigidula ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN