V-rohto®

(4.07) - 24 đánh giá

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại thuốc nhỏ mắt V.Rohto. Vậy tác dụng của thuốc nhỏ mắt V.Rohto là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc nhỏ mắt V.Rohto là gì?

Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách

Thuốc nhỏ mắt V.Rohto được sử dụng để làm dịu tình trạng căng mắt, xung huyết kết mạc, viêm mắt do tia UV và các loại tia sáng khác, mờ mắt, ngứa mắt, viêm mí mắt. Thuốc còn có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về mắt do bơi lội hoặc sự xâm nhập của bụi hoặc mồ hôi vào mắt, khó chịu do sử dụng kính áp tròng cứng.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt này cho các trường hợp khác không được liệt kê phía trên.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt V.Rohto

Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm rồi lau khô tay bằng khăn sạch.

Khi bạn đang nhỏ thuốc vào mắt, hãy nằm xuống hoặc dùng gương để quan sát. Bạn nên hỏi một người nào đó bên cạnh để kiểm tra thuốc nhỏ mắt có rơi ra khỏi mắt hay không.

Sau khi tra thuốc vào mắt, bạn cần nhìn lên trần nhà bằng cả hai mắt. Đồng thời, vừa nghiêng đầu ra sau vừa kéo mi mắt dưới. Giữ lọ thuốc nhỏ mắt bằng một tay khác. Nhỏ một giọt thuốc hoặc một lượng nhỏ thuốc mỡ bên trong mi mắt dưới. Bạn nên lưu ý giữ đầu lọ hoặc ống thuốc để không chạm vào mắt. Cuối cùng, chớp mắt và dùng khăn giấy lau phần thuốc nhỏ mắt dư.

Bạn nên bảo quản thuốc V.Rohto như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Hạn sử dụng thuốc nhỏ mắt V.Rohto

Sau khi mở nắp, bạn nên sử dụng thuốc càng nhanh càng tốt (trong vòng 2 tuần) vì thuốc có thể bị nhiễm khuẩn trong khi sử dụng.

Hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc nhỏ mắt V.Rohto cho người lớn như thế nào?

Đối với thuốc nhỏ mắt New V.Rohto, bạn dùng 2-3 giọt/lần nhỏ 5-6 lần/ngày.

Đối với thuốc nhỏ mắt V.Rohto DryEye, bạn dùng 1-2 giọt/lần nhỏ 3-4 lần/ngày.

Đối với thuốc nhỏ mắt V.Rohto Cool, bạn dùng 2-3 giọt/lần nhỏ 5-6 lần/ngày.

Đối với thuốc nhỏ mắt V.Rohto Lycée, bạn dùng 2-3 giọt/lần nhỏ 5-6 lần/ngày.

Đối với thuốc nhỏ mắt Rohto Antibacterial, bạn dùng 2-3 giọt/lần nhỏ 5-6 lần/ngày.

Liều dùng thuốc V.Rohto cho trẻ em như thế nào?

Đối với thuốc nhỏ mắt V. Rohto For Kids, bạn dùng cho trẻ 2-3 giọt/lần và nhỏ 5-6 lần/ngày.

Các loại thuốc nhỏ mắt V.Rohto

Thuốc nhỏ mắt V.Rohto có những dạng và hàm lượng sau:

  • New V.Rohto eye drops 13ml;
  • V.RohtoDryEye eye drops 13ml;
  • V.Rohto Cool eye drops 12ml;
  • V.RohtoLycéeeye drops 13ml;
  • V. Rohto For Kidseye drops 13ml;
  • Rohto Antibacterial eye drops 13ml.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc nhỏ mắt V.Rohto?

Nước nhỏ mắt V.Rohto có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Đau mắt;
  • Thay đổi thị giác;
  • Đỏ hoặc kích ứng mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc V.Rohto bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc nhỏ mắt, bạn nên báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bởi vì nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc khác, kể cả những thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc nhỏ mắt hoặc bất kỳ thuốc nào khác.

Mang thai có dùng được thuốc nhỏ mắt V.Rohto không?

Thông thường, các thuốc nhỏ mắt không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

V.Rohto có dùng được cho trẻ em không?

Trẻ em có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt này, nhưng phải có sự hướng dẫn từ bố mẹ.

Tương tác thuốc

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc V.Rohto?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là: bệnh tăng nhãn áp (glaucoma).

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sâm Alipas

(16)
Tên hoạt chất: tinh chất cây mật nhân (Eurycoma Longifolia) cùng các loại thảo dược khác như giềng giềng đẹp (Butea Superba), cỏ sừng dê hoa lớn (Horny Goat Weed), ... [xem thêm]

Insulin aspart

(39)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc insulin aspart là gì?Thuốc insulin aspart được sử dụng cùng một chế độ ăn uống và chương trình tập thể dục thích hợp ... [xem thêm]

Thuốc Povidine

(16)
Tên thương hiệu: PovidineTên hoạt chất: povidon iod 10%, tá dượcPhân nhóm: Thuốc trị mụn / Thuốc dùng trong viêm & loét miệng / Thuốc trị vẩy nến, tăng tiết ... [xem thêm]

Betaloc®

(93)
Tên gốc: metoprolol tartrateTên biệt dược: Betaloc®Phân nhóm: thuốc chẹn thụ thể bêtaTác dụngBetaloc® có những tác dụng phụ nào?Betaloc® được dùng để ... [xem thêm]

Utizine

(273)
... [xem thêm]

Berberine là thuốc gì?

(39)
Beberin là hoạt chất thường được chiết xuất từ rễ và thân cây vàng đắng hoặc nhiều loài cây khác thuộc chi Berberis hay họ Hoàng liên gai (như hoàng liên, ... [xem thêm]

Genteal® Gel

(67)
Tên gốc: hypromelloseTên biệt dược: Genteal® GelPhân nhóm: thuốc bôi trơn nhãn cầuTác dụngTác dụng của thuốc Genteal® Gel là gì?Thuốc Genteal® Gel có tác dụng ... [xem thêm]

Thuốc piperacillin + tazobactam là gì?

(64)
Tên gốc: piperacillin + tazobactamTên biệt dược: Alembicpactum®Phân nhóm: nhóm thuốc kháng sinh- PenicillinTác dụngTác dụng của thuốc piperacillin + tazobactam là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN