Thai 42 tuần chưa sinh tương đương với việc em bé đã ở trong bụng mẹ được khoảng 9 tháng và vẫn đang tiếp tục phát triển.
Nếu bạn đang mang thai ở tuần 42 của thai kỳ thì đây sẽ là những ngày cuối cùng thiên thần nhỏ trú ngụ bên trong bụng mẹ trước khi chính thức chào đời. Sớm thôi, bạn sẽ có thể được gặp con yêu sau bao tháng ngày chờ đợi. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu sự phát triển của em bé vào giai đoạn này cũng như các lưu ý đi kèm cho mẹ bầu nhé.
Sự phát triển của thai nhi 42 tuần chưa sinh
Khi chạm đến mốc thai 42 tuần tuổi, em bé sẽ có kích thước bằng 1 quả bí ngô hoặc quả dưa hấu và vẫn tiếp tục phát triển trong bụng mẹ. Ngoài ra, con yêu có thể nặng khoảng 2.5 – 3.7kg với chiều dài là 50,8cm.
Nếu thai kỳ của bạn đã chạm mốc 42 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp giục sinh trong thời gian này. Vì vậy, đừng để các yếu tố bên ngoài khiến bạn lo lắng về thời gian sinh con của bản thân kéo dài hơn dự kiến.
Tình trạng mẹ bầu thời điểm thai 42 tuần
Vòng bụng và tử cung của mẹ bầu sẽ căng đến mức tối đa khi bé cưng trong bụng đạt 42 tuần tuổi và trong tình trạng phát triển đầy đủ.
Việc mang thai 42 tuần chưa sinh có thể khiến bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi và khó khăn xen lẫn cảm giác căng thẳng. Hơn nữa, khi mang thai đến giai đoạn này, bạn thường gặp khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động hằng ngày. Cần lưu ý là ở thời điểm này, em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.
4 dấu hiệu mang thai tuần 42 chưa sinh điển hình mà mẹ bầu có thể gặp phải
Trong quãng thời gian này, bạn sẽ dễ dàng gặp những tình trạng như:
1. Cơn gò Braxton
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy các cơn gò Braxton xuất hiện với mức độ thường xuyên. Điều này nhằm giúp cơ thể sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các cơn gò tử cung khác nhau để phân biệt dễ dàng hơn.
2. Âm đạo tiết dịch
Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra để chuẩn bị chuyển dạ, bạn sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ màu hồng hoặc nâu tiết ra ở vùng kín. Hiện tượng này là điều bình thường và ám chỉ việc mẹ bầu sẽ “vượt cạn” trong vài ngày tới. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo tiết ra quá nhiều kèm theo màu đỏ tươi thì hãy đến bệnh viện ngay vì đây là dấu hiệu của nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược hoặc bạn đang gặp phải một vấn đề nguy hiểm nào đó.
3. Tiêu chảy
Tình trạng mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở bụng kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu sắp chuyển dạ bởi cơ ruột sẽ giãn ra trước khi bạn sinh con. Do đó, hãy uống nhiều nước cũng như ăn nhẹ để giữ sức nhé.
4. Mất ngủ
Chắc hẳn sự lo lắng và khó chịu khiến mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc trong thời gian này. Do vậy, hãy thử thiền hoặc tập yoga, viết nhật ký… để giải tỏa cảm giác căng thẳng cũng như giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, hãy sắp xếp khu vực phòng ngủ sao cho thoải mái nhất và không làm phiền đến thời gian nghỉ ngơi.
Mời bạn tham khảo bài viết: Bí quyết đẩy lùi chứng mất ngủ khi mang thai mà không cần đến thuốc
Siêu âm thai 42 tuần chưa sinh
Siêu âm tại thời điểm này sẽ rất thú vị khi bạn có thể biết em bé đã hoàn toàn phát triển và tất cả các cơ quan cũng bắt đầu thực hiện chức năng. Khi thai được 42 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ thấy rằng da của bé sẽ bị khô một chút vì vernix caseosa (một lớp màng mỏng bao phủ da bé) đã bị bong ra. Mặt khác, do những rủi ro liên quan đến việc mang thai 42 tuần chưa sinh mà bác sĩ sẽ theo dõi em bé chặt chẽ hơn thông qua hình thức siêu âm.
Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai 42 tuần chưa sinh?
Trong suốt thời gian này, mẹ bầu hãy ưu tiên cho chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng đầy hơi hoặc táo bón. Cá hồi cùng cá mòi cũng trở thành một gợi ý lý tưởng bởi sẽ hỗ trợ tăng cường dưỡng chất DHA trong sữa mẹ. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm không lành mạnh và thay vào đó các loại trái cây tươi như táo, quả kiwi, dưa hấu, chuối…
Chăm sóc mẹ bầu thai 42 tuần chưa sinh
Có một số điều quan trọng mẹ bầu nên lưu ý vào giai đoạn này:
- Đi bộ đều đặn mỗi ngày
- Thư giãn, hạn chế căng thẳng
- Không quá căng thẳng trong vấn đền nên sinh thường hay sinh mổ
- Tránh ăn những món cay nóng bởi có thể gây táo bón hoặc khó tiêu
- Không tự thực hiện những biện pháp giục sinh truyền miệng bởi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ lẫn con.
Giục sinh ở tuần 42 của thai kỳ
Nếu thai kỳ của bạn đã bước sang tuần 42 và chưa có dấu hiệu chuyển dạ sinh con, các bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp gây chuyển dạ như:
Làm giãn nở cổ tử cung
Bạn sẽ được chèn một loại thuốc gọi là prostaglandin vào trong âm đạo và để qua đêm để giúp cổ tử cung giãn nở.
Tách màng ối
Kỹ thuật này đôi khi được áp dụng để gây chuyển dạ trong vòng 48 giờ. Bác sĩ đưa một ngón tay vuốt xung quanh túi nước ối, giải phóng hormone oxytocin, từ đó gây chuyển dạ.
Đặt túi nước
Sử dụng một ống nhỏ đưa vào cổ tử cung rồi bơm nước vào cho ống phình ra có tác dụng làm nong cổ tử cung từ từ, gây khởi phát chuyển dạ.
Câu hỏi thường gặp với mẹ bầu mang thai tuần 42 chưa sinh
Một vài thắc mắc phổ biến quanh việc mang thai tuần 42 chưa sinh gồm:
Có biện pháp nào có thể giúp làm vỡ nước ối tại nhà?
Thực tế là việc mang thai 42 tuần mà không có dấu hiệu chuyển dạ sinh con thường khiến mẹ bầu lo lắng và dễ dàng làm theo những gì mà người khác mách bảo. Nhưng có một điều mà mẹ bầu cần lưu tâm là trước khi thực hành bất kỳ hình thức hay phương pháp giục sinh tự nhiên nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Massage núm vú có giúp kích thích chuyển dạ?
Massage nhũ hoa cũng được xem là một cách giúp mẹ bầu chuyển dạ tự nhiên khá hiệu quả. Bạn có thể xoa bóp núm vú bằng ngón trỏ và ngón cái để kích thích cơ thể giải phóng oxytocin nhằm gây co thắt trong tử cung.
Các nghiên cứu cho thấy gần 80% trẻ sơ sinh chào đời trễ hơn so với ngày dự sinh. Do vậy, bạn không cần phải quá băn khoăn về vấn đề thai 42 tuần chưa sinh mà hãy chuẩn bị tinh thần cũng như sức khỏe để chào đón con yêu ra đời trong một vài ngày sắp tới.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 5 dấu hiệu hiệu thai khỏe và 10 dấu hiệu thai yếu bạn cần biết
- 10 cơn đau mà phụ nữ mang thai cần biết cách xử lý
- Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ – Mẹ có nên lo lắng?