Viêm khớp cùng chậu

(4.24) - 79 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp hoặc chỉ một khớp. Những khớp này là những khớp ở phần dưới của cột sống, nơi kết nối với các phần của xương chậu, gần hông. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể ảnh hưởng đến:

  • Vùng mông
  • Lưng dưới
  • Chân (một hoặc cả hai)
  • Hông
  • Bàn chân (không phổ biến)

Viêm khớp cùng chậu là một phần chính trong viêm cột sống dính khớp. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp khớp gây viêm khớp và cứng khớp ở cột sống và hông. Bệnh là một dạng viêm khớp tiến triển.

Mức độ phổ biến của viêm khớp cùng chậu

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp cùng chậu. Tuy nhiên, viêm cột sống dính khớp, trong đó có viêm khớp cùng chậu, ít phổ biến hơn và thường gặp ở người da trắng. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp cùng chậu là gì?

Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu có thể giống như các vấn đề khác ở vùng thắt lưng. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể của nó là một tình trạng viêm khớp. Triệu chứng thường gặp là đau ở lưng dưới, hông, mông và dọc xuống chân. Điều này đôi khi kèm theo sốt nhẹ.

Cơn đau thường nặng hơn sau khi bạn đứng trong một thời gian dài, đi lên hoặc xuống cầu thang, chạy hoặc đi bộ với những bước dài.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm khớp cùng chậu?

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng khớp cùng chậu bao gồm:

  • Tổn thương do chấn thương. Một tác động đột ngột như một tai nạn xe cộ hay ngã, có thể làm tổn thương các khớp cùng chậu.
  • Viêm khớp. Viêm khớp hao mòn (viêm khớp xương mãn tính) có thể xảy ra ở khớp cùng chậu, có thể là viêm cột sống dính khớp – một loại viêm khớp có ảnh hưởng đến cột sống.
  • Mang thai. Các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài để thích ứng cho việc sinh đẻ. Trọng lượng gia tăng và dáng đi thay đổi trong khi mang thai có thể gây tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến những hao mòn không bình thường.
  • Nhiễm trùng. Trong trường hợp hiếm hoi, các khớp cùng chậu có thể bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Có một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh. Việc kết hợp các phương pháp này thường cho chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ thường bắt đầu với kiểm tra lâm sàng có thể bao gồm ấn các điểm ở vùng hông hoặc mông và di chuyển hai chân.

Để xác định cơn đau ở trong khớp cùng chậu mà không phải ở một nơi nào khác ở phần lưng dưới, bác sĩ có thể đề nghị tiêm một loại thuốc tê trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên, thử nghiệm này không thường cho kết quả chính xác vì thuốc tiêm vào có thể lan sang các khu vực khác.

Bạn bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để xác nhận. Chụp MRI có thể được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm cột sống dính khớp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm khớp cùng chậu?

Điều trị viêm khớp cùng chậu tùy thuộc vào loại bệnh. Dùng thuốc giảm đau không cần toa và cho khớp được nghỉ ngơi thường có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng khá nhiều. Tuy nhiên, nếu đang mang thai, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Lựa chọn điều trị cho viêm khớp cùng chậu bao gồm:

  • Chườm đá và nhiệt xen kẽ để giảm đau và viêm
  • Vật lý trị liệu và tập thể dục
  • Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp (phương pháp này chỉ có thể được thực hiện định kỳ do các tác dụng phụ của việc sử dụng thường xuyên)
  • Kích thích điện vào khớp (như kích thích thần kinh qua da) và kích thích cột sống
  • Phẫu thuật chỉ thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và để cố định các xương với nhau

Các lựa chọn thuốc

Nếu cơn đau nặng, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau hoặc thuốc làm giãn cơ nếu có co thắt thường xuyên xảy ra. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc gọi là chất ức chế TNF nếu viêm khớp cùng chậu có liên quan đến viêm cột sống dính khớp.

6 bài tập tốt cho điều trị viêm khớp cùng chậu

Căng gối sát ngực

Bạn có thể thực hiện động tác căng gối sát ngực lần lượt từng chân hoặc cả hai chân.

Để thực hiện động tác căng một gối sát ngực, bạn làm theo những bước sau:

  • Nằm ngửa với hai chân mở rộng. Co gối và kéo gối sát ngực, giữ tư thế này trong vòng 5 đến 10 giây kết hợp với thở ra nhẹ nhàng
  • Đặt chân trở về mặt đất
  • Đổi chân
  • Tiếp tục thực hiện động tác này từ 8 đến 10 lần cho mỗi chân.

Với động tác căng hai gối sát ngực, bạn nên:

  • Nằm ngửa xuống sàn
  • Nâng hai đầu gối lên và dùng tay ôm chúng sát ngực
  • Thư giãn vùng cột sống
  • Giữ tư thế này 5–10 giây rồi từ từ đặt chân xuống
  • Lập lại động tác 8–10 lần.

Xoay gối

Để thực hiện động tác này, bạn thực hiện các bước sau:

  • Đứng thẳng người
  • Khom lưng rồi xoay gối từ trái sang phải
  • Tiếp tục đổi bên từ phải sang trái
  • Lặp lại động tác này 8 đến 10 lần.

Bài tập đẩy mông lên cao

Bài tập này giúp bạn cải thiện cơ mông và phần lưng dưới để khắc phục tình trạng viêm khớp cùng chậu.

Bạn thực hiện các bước sau:

  • Nằm đặt lưng thẳng xuống sàn
  • Co đầu gối
  • Đặt hai tay hai bên thân với lòng bàn tay úp xuống sàn
  • Nâng hông lên cao hết mức có thể sao cho cơ thể tạo thành hình cây cầu
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây
  • Sau đó nhẹ nhàng đặt lưng xuống sàn
  • Lặp lại động tác 8–10 lần.

Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm sấp
  • Duỗi thẳng chân
  • Đặt hai lòng bàn tay xuống sàn
  • Dùng lực dồn về hai lòng bàn tay nâng cơ thể lên, nhưng chân và khung xương chậu còn đặt dưới sàn
  • Ngửa người về phía sau
  • Giữ nguyên tư thế 15–30 giây, sau đó từ từ hạ xuống.

Tư thế tam giác

Với tư thế này, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Dang rộng hai chân tạo thành một góc 45 độ
  • Đặt bàn chân phải sao cho gót chân phải thẳng hàng với phần giữa của bàn chân trái
  • Nghiêng người sang bên trái
  • Tay trái duỗi thẳng chạm ngón chân, tay phải duỗi thẳng vuông góc với mặt đất
  • Trở về vị trí ban đầu rồi đổi bên.

Tư thế cơ bản trong yoga (tư thế đứa trẻ)

Tư thế này rất phổ biến cho những người mới bắt đầu học yoga. Nó sẽ giúp bạn căng hông và bắp đùi, thư giãn các cơ bằng cách tập trung vào hơi thở.

Để thực hiện tư thế này, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Quỳ gối
  • Đưa mông về phía gót chân, trong khi đó, kéo phần còn lại của cơ thể xuống, hướng về phía trước
  • Khi kéo căng cơ thể như thế này, bạn cần đặt hai tay thư giãn trên sàn, trán đặt lên sàn và bụng nằm thoải mái trên đùi.

3 dạng bài tập bạn cần tránh thực hiện

Tập thể dục giúp tình trạng bệnh viêm khớp cùng chậu cải thiện, song vẫn có những bài tập không phù hợp mà bạn nên tránh xa nếu như không muốn bệnh trở nặng, bao gồm:

  • Bất kỳ các bài tập hay môn thể thao nào liên quan đến việc xoay hông quá nhiều như đánh gôn hay tennis
  • Những môn thể thao vận động mạnh và chạy nhảy như bóng đá hay bóng rổ
  • Đạp xe quá mức hoặc đạp xe đường dài tạo nhiều áp lực lên các khớp cùng chậu, khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn ngăn ngừa bệnh?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh:

  • Thuốc giảm đau không cần toa. Thuốc ibuprofen (Advil, Motrin IB và những biệt dược khác) và acetaminophen (Tylenol và những biệt dược khác) có thể giúp giảm đau kết hợp với viêm khớp cùng chậu. Một số các loại thuốc có thể gây ra đau bụng hoặc các vấn đề cho thận hoặc gan. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Nghỉ ngơi. Sửa đổi hoặc tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau có thể giúp giảm viêm khớp cùng chậu. Tư thế thích hợp là rất quan trọng.
  • Chườm lạnh và nóng. Xen kẽ chườm lạnh và nóng có thể giúp giảm đau khớp cùng chậu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)

(81)
Định nghĩaRung nhĩ (rung tâm nhĩ) là bệnh gì?Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập ... [xem thêm]

Hội chứng Cohen

(52)
Định nghĩaHội chứng Cohen là gì?Hội chứng Cohen hoặc hội chứng Pepper hay hội chứng Cervenka là một rối loạn di truyền bệnh lý gây ra giảm trương lực các ... [xem thêm]

Hội chứng Meigs

(48)
Tìm hiểu chungHội chứng Meigs là gì?Hội chứng Meigs là một bộ ba các tình trạng bệnh lý bao gồm một khối u buồng trứng lành tính (cụ thể là u xơ buồng ... [xem thêm]

Viêm màng não do virus

(34)
Tìm hiểu chungViêm màng não do virus là bệnh gì?Bệnh viêm màng não do virus là viêm màng bao quanh não, tủy sống và được gây ra bởi nhiễm trùng do virus. Bệnh ... [xem thêm]

Dị ứng penicillin

(31)
Tìm hiểu chungDị ứng penicillin là gì?Dị ứng penicillin là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với thuốc kháng sinh penicillin. Penicillin được ... [xem thêm]

U sợi thần kinh loại 1 (NF1)

(11)
Tìm hiểu chungU sợi thần kinh loại 1 là bệnh gì?Bệnh u sợi thần kinh loại 1 (NF1), hay còn được gọi là bệnh Recklinghausen, là một trong 2 loại bệnh u sợi ... [xem thêm]

Vết rạn da

(99)
Tìm hiểu chungVết rạn da là gì?Vết rạn da là các vệt dài, hẹp, các sọc hoặc các đường phát triển trên da. Chúng xuất hiện khi da đột ngột bị kéo ... [xem thêm]

Viêm khớp nhiễm khuẩn

(88)
Tìm hiểu chungViêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh gì?Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, nghĩa là vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN