Tẩy tế bào chết cho da khi bị mụn

(4.12) - 19 đánh giá

Ngày nay, mụn là một vấn đề về da khá phổ biến. Mụn không chỉ ảnh hưởng đến da mặt, mà còn ảnh hưởng trên nhiều vùng da khác như ngực, cổ, lưng và vai. Nguyên nhân gây ra mụn là do tuyến bã nhờn của da sản xuất quá nhiều dầu, gây bít lỗ chân lông và tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn gây mụn. Do đó, bạn cần tẩy tế bào chết trên bề mặt da nhằm đem lại làn da tươi mới và giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.

Có bao nhiêu cách tẩy tế bào chết?

Có hai hình thức tẩy da chết là hoá học hoặc vật lý. Tẩy da chết hóa học sử dụng hóa chất, chẳng hạn như axit glycolic, để hòa tan và loại bỏ các lớp tế bào da chết. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mặt nạ hóa học để tẩy tế bào chết hiệu quả hơn. Tẩy da chết vật lý có sử dụng các tác nhân vật lý, chẳng hạn như đường, để loại bỏ các lớp tế bào da chết. Bạn nên tránh sử dụng các loại hạt cứng dễ gây ma sát và trầy xước da khi tẩy tế bào chết bằng tác nhân vật lý.

Tẩy tế bào chết đúng cách

Nếu bạn bị mụn, hãy tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần một cách nhẹ nhàng để tránh các hóa chất quá mạnh hoặc các tác nhân vật lý có thể làm da bị viêm và bị kích thích. Tẩy tế bào chết có cường độ quá mạnh hoặc quá thường xuyên, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Lạm dụng việc tẩy tế bào chết có thể làm phản tác dụng của phương pháp điều trị này.

Chú trọng dưỡng ẩm

Bạn nên dưỡng ẩm da mặt sau khi tẩy da chết. Bởi trong quá trình tẩy da chết, độ ẩm của da bị mất đi, do đó có thể làm tăng lượng dầu tiết ra. Hãy chọn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn, tốt nhất là loại không chứa dầu và không gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông (non-comedogenic[1]). Bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng da mặt; không nên dưỡng da mặt bằng kem dưỡng da toàn thân.

Lưu ý khi thực hiện tẩy tế bào chết

Khi sử dụng một sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần tẩy tế bào chết như axit citric hoặc axit alpha-hydroxy[2], bạn nên tránh dùng thêm các sản phẩm tẩy da chết khác. Với những sản phẩm chăm sóc da này, bạn nên vỗ nhẹ để dưỡng chất thấm vào da và không nên cọ xát mạnh. Bạn nên tuân theo các chỉ dẫn để tránh việc lạm dụng thuốc bôi.

Để tránh gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết, bạn nên sử dụng như mặt nạ dạng lột hoặc máy rửa mặt chuyên dụng, để loại bỏ các tế bào da chết một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với các trường hợp bị mụn trứng cá nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu trước khi thực hiện tẩy tế bào chết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bong gân ngón tay?

(100)
Bong gân ngón tay là một tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn cần đến gặp ... [xem thêm]

10 điều kinh ngạc về chuyện ấy có thể bạn chưa biết

(35)
Bạn có biết âm vật và dương vật có nhiều điểm tương đồng hay cực khoái có thể khiến bạn hành kinh ngay tức thì? Còn rất nhiều điều bất ngờ về ... [xem thêm]

Nghỉ ngơi mà vẫn mệt – Có phải bạn đang bị bệnh?

(90)
Bạn có thấy mình hay bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa hay đã sắp đến giờ đi ngủ mà lại chẳng thiết tha gì với đĩa thức ăn từ giờ cơm chiều? Đó có thể ... [xem thêm]

Bà bầu ăn bí đỏ, hạt bí: Khỏe mẹ, lợi con

(84)
Bà bầu ăn bí đỏ là việc làm an toàn. Hơn thế nữa, bí đỏ rất giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng.Trong thời gian mang thai đòi hỏi ... [xem thêm]

8 điều nên biết khi sử dụng que thử thai

(80)
Sử dụng que thử thai được xem là cách đơn giản để xác định việc mang thai ở nhiều chị em. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải một số sai lầm khi sử ... [xem thêm]

7 thói quen xấu khiến bạn bị đau lưng

(76)
Những thói quen xấu hàng ngày thường tạo áp lực, căng cơ và khớp. Vì vậy, để hạn chế bị đau lưng, bạn cần dừng ngay những thói quen xấu gây đau lưng. ... [xem thêm]

Tại sao phụ nữ khóc sau khi quan hệ?

(51)
Quan hệ tình dục đã được chứng minh là mang lại cho bạn vô số các lợi ích sức khỏe. Sex không chỉ giúp bạn làm giảm dịu các cơn đau nhức, giúp dễ ngủ ... [xem thêm]

Giải đáp cho câu hỏi bà bầu có nên ăn rau ngót

(52)
Bà bầu có nên ăn rau ngót là nỗi băn khoăn muôn thuở của nhiều bà bầu. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rau ngót có thể gây sẩy thai nhưng lại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN