Liệu lo âu có là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp?

(4.29) - 26 đánh giá

“Căng thẳng”, “Áp lực”, “Lo âu”, và “Lo lắng” thường là những từ có cùng ý nghĩa với nhau. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tăng huyết áp được xem là biểu hiện của tình trạng tăng cảm xúc lo lắng, lo âu hay căng thẳng. Nếu mối liên hệ này tồn tại, cái nào sẽ đứng trước? Nó có thể có một nguyên nhân chung không?

Gần 100 năm trước đây, một trong những nghiên cứu đầu tiên về tăng huyết áp ở đàn ông đã nhấn mạnh “Nghiên cứu tìm thấy tần số cao bất thường ở những người là giám đốc các tập đoàn lớn, đầy trách nhiệm, và ở những người sau một thời gian dài bị căng thẳng tâm lý, trở nên lo lắng”. Một cuộc tranh luận về việc liệu “tính cách tăng huyết áp” có tồn tại và đã có từ bao giờ. Một số người tin rằng người bị tăng huyết áp chủ yếu là do sự tăng tình trạng lo âu, trong khi một số người khác cho rằng nguyên nhân gây ra cao huyết áp là do kiềm nén sự tức giận. Một vài ý kiến khác lại cho rằng bệnh có thể xảy ra ở những người với tiền căn gia đình về tăng huyết áp. Vậy đâu là sự thật?

Tại sao sự lo âu lại liên quan đến cao huyết áp?

Lo âu, hay căng thẳng có mối liên hệ với sự tăng lên tạm thời của huyết áp, nhưng không ảnh hưởng đến cao huyết áp mãn tính. Điều này đúng đối với cả những bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu mạn tính.

Khoảng thời gian lo lắng kích thích phóng thích nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và giảm đường kính mạch máu, cả hai điều này đều dẫn đến tăng huyết áp.

Ảnh hưởng của căng thẳng đến tăng huyết áp trong thời gian ngắn có thể rất lớn, dẫn đến áp lực động mạch tăng lên 30–40%. Những thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; nhịp tim, đường kính mạch máu, và huyết áp sẽ trở lại bình thường khi những nội tiết tố này được loại bỏ.

Đối với những người bị rối loạn lo âu mãn tính không bị cao huyết mãn tính, hệ thần kinh và tim mạch dường như trở về điểm bình thường để thích nghi với sự gia tăng tự nhiên của nội tiết tố căng thẳng. Cũng như những người không mắc bệnh rối loạn lo âu mãn tính có những đợt căng thẳng, người mắc bệnh lo âu mãn tính cũng có những đợt căng thẳng nhiều, và huyết áp họ sẽ có những phản ứng tương tự trong những khoảng thời gian này.

Huyết áp bị tác động bởi căng thẳng là một mối lo lớn, đó là lý do tại sao sự lo lắng và căng thẳng thường được xem như là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp. Huyết áp tăng bất thường trong thời gian ngắn cũng có tác hại như bệnh cao huyết áp mãn tính. Những tổn thương xảy ra trên mạch máu, tim và thận đều tương tự như trong hai trường hợp này.

Bất kể là tổn thương xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hay kéo dài, chúng đều gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bạn là như nhau – tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.

Làm thế nào mà lo lắng mãn tính có thể gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể?

Lo lắng không gây ra bệnh cao huyết áp lâu dài. Tuy nhiên, các đợt lo âu có thể làm huyết áp bạn tăng đột ngột và tạm thời.

Nếu những giai đoạn tạm thời này xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như mỗi ngày, nó có thể gây tổn thương mạch máu, tim và thận của bạn, như thể bị tăng huyết áp mãn tính vậy. Hơn thế nữa, khi bạn lo lắng, nhiều khả năng bạn sẽ có những thói quen không tốt cho sức khỏe làm tăng huyết áp, như:

  • Hút thuốc
  • Uống thức uống có cồn
  • Ăn quá nhiều.

Một số loại thuốc có thể điều trị lo âu và những rối loạn tâm thần khác, ví dụ các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn.

Điều trị cao huyết áp như thế nào?

Cao huyết áp có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó đòi hỏi các liệu pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, quyết định làm thế nào để điều trị tăng huyết áp ở những người bị căng thẳng hay lo âu là một vấn đề phức tạp. Một số loại thuốc có thể bổ sung cho nhau, nhưng những số khác có thể đối kháng với nhau. Nếu bạn bị căng thẳng mãn tính, tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị tốt nhất phù hợp nhu cầu của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thiếu ngủ

(66)
Thiếu ngủ thường là một tình trạng xảy ra do ảnh hưởng của một bệnh lý khác hay áp lực từ cuộc sống, công việc, học tập… Từ đó, chúng gây ra các ... [xem thêm]

Điều trị HIV: Tầm quan trọng của tế bào miễn dịch và xét nghiệm tải lượng virus

(97)
Nếu một người nào đó được chẩn đoán nhiễm virus HIV, có hai điều họ cần phải biết: số lượng tế bào miễn dịch CD4 và tải lượng virus của ... [xem thêm]

5 điều mẹ không thể bỏ qua để bé tập bò an toàn

(74)
Khi bé yêu của bạn đã biết bò một cách thuần thục, hai chân và hai tay của bé đủ khỏe để nâng cơ thể đi khám phá thế giới xung quanh nhằm thoả mãn sự ... [xem thêm]

Nồng độ cotinine

(41)
Tên kĩ thuật y tế: Kiểm tra nồng độ cotinineBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, nước tiểu, nước bọtTìm hiểu chungXét nghiệm nồng độ cotinine là gì?Xét ... [xem thêm]

7 loại đồ chơi trẻ em không an toàn bạn tránh cho trẻ chơi

(12)
Đồ chơi trẻ em là vật không thể thiếu của mỗi gia đình có con nhỏ. Đồ chơi giúp trẻ khám phá thế giới và phát huy trí tưởng tượng. Tuy nhiên, muốn mua ... [xem thêm]

Bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai cần lưu ý những gì?

(35)
Tình trạng sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai cần được theo dõi tình trạng bệnh kỹ hơn và ... [xem thêm]

14 Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Dễ Sinh

(99)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

(29)
Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12. Vitamin giúp đảm bảo sự phát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN