Tất tần tật thông tin về xét nghiệm ung thư máu

(3.66) - 52 đánh giá

Xét nghiệm ung thư máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, đồng thời xác định được giai đoạn, loại và phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc điều trị ung thư máu, quá trình chẩn đoán bệnh cũng quan trọng không kém. Các xét nghiệm ung thư máu giúp bác sĩ xác nhận kết quả chẩn đoán của mình, loại và giai đoạn ung thư máu. Từ đó, họ có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Các loại xét nghiệm ung thư máu rất đa dạng. Mỗi người bệnh sẽ làm một số loại xét nghiệm nhất định, tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của họ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về xét nghiệm ung thư máu.

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là căn bệnh ác tính với tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn và trẻ em rất cao. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu tăng cao gây đột biến tủy xương và ăn dần các tế bào hồng cầu, khiến người bệnh thiếu máu, gặp vấn đề chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Ung thư máu gồm 3 loại: bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy. Mỗi loại sẽ có những biểu hiện và đặc trưng riêng.

Bạn có thể xem thêm: Bệnh bạch cầu ở trẻ em

Triệu chứng ung thư máu

Bệnh ung thư máu có rất nhiều dấu hiệu, do đó bạn dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khỏe khác. Một số triệu chứng ung thư máu phổ biến bạn có thể nhận thấy như:

  • Có triệu chứng thiếu máu, như thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, thở dốc khi vui chơi…
  • Bầm tím và chảy máu không kiểm soát được
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Thường xuyên bị sốt
  • Ho và khó thở
  • Đau nhức xương khớp
  • Sưng hạch bạch huyết, khiến các khu vực cổ, mặt, cánh tay, háng và bụng phù bất thường
  • Biếng ăn, sụt cân không rõ lý do
  • Co giật, giảm thị lực
  • Vấn đề về răng, nướu

Bạn có thể xem thêm: Những điều bạn nên biết về ung thư máu

Các xét nghiệm ung thư máu bác sĩ thường chỉ định

Bạn có thể cần làm một số xét nghiệm để giúp bác sĩ xác định ung thư máu và loại ung thư bạn mắc phải. Khi đã bắt đầu điều trị, bạn sẽ làm các xét nghiệm định kỳ để kiểm tra khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể.

Các loại xét nghiệm ung thư máu phổ biến nhất là xét nghiệm máu và sinh thiết, nhưng bác sĩ cũng có thể cần các xét nghiệm hình ảnh để theo dõi các triệu chứng của bạn hoặc kiểm tra hiệu quả của phác đồ điều trị.

Các xét nghiệm ung thư máu sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và loại ung thư máu mà bạn có. Bạn cũng lưu ý rằng mỗi người sẽ làm các loại xét nghiệm khác nhau, tùy thuộc vào dấu hiệu bệnh và cơ địa.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán và theo dõi ung thư máu. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng kim và ống tiêm mỏng để lấy máu từ tĩnh mạch của bạn và gửi nó đến phòng xét nghiệm. Các loại xét nghiệm máu phổ biến dùng trong chẩn đoán và điều trị ung thư máu như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một máy chuyên dụng để đo số lượng từng loại tế bào trong máu, như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu kết quả cho thấy số lượng tế bào này trong máu quá cao hoặc quá thấp, họ sẽ lấy mẫu máu của bạn để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng/nhiễm virus. Để quá trình điều trị ung thư máu diễn ra thuận lợi, bác sĩ cần phải biết rõ về tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, bạn có thể làm một số xét nghiệm cho các tình trạng như HIV, viêm gan B và C. Nếu bạn bị nhiễm bệnh với những virus này, bác sĩ phải điều trị bệnh này cùng lúc với quá trình chữa ung thư máu. Từ đó, thời gian và kết quả điều trị sẽ không như mong đợi.
  • Xét nghiệm máu ngoại biên. Xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) để kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, hình dạng và khỏe mạnh không.
  • Xét nghiệm ure và chất điện giải trong máu. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của thận. Từ đó, họ có thể chỉ định liều thuốc thích hợp và xác định xem phương pháp điều trị ung thư có làm tổn thương thận không.
  • Các xét nghiệm khác. Một số xét nghiệm phân tích tế bào dòng chảy và xét nghiệm di truyền tế bào cũng dùng máu để xác định vấn đề của người bệnh.

Sinh thiết tủy xương

Trong sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ lấy một mẩu nhỏ tủy xương và kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có bất kỳ tế bào bất thường nào hay không.

Sinh thiết tủy xương có hai loại:

  • Chọc hút để lấy dịch tủy xương
  • Khoan để lấy tủy xương xốp cùng với một số xương.

Sinh thiết tủy xương có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư máu. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ảnh hưởng của ung thư đến cơ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả.

Nếu bạn mắc một số loại ung thư máu (hoặc bị nghi ngờ mắc ung thư máu), bác sĩ có thể yêu cầu làm một hoặc nhiều sinh thiết.

Quá trình lấy mẫu sinh thiết thường khá nhanh, nhưng bạn có thể cảm thấy đau trong khi thực hiện. Vì lý do này, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau để bạn cảm thấy thoải mái khi làm thủ thuật.

Sinh thiết hạch bạch huyết

Một xét nghiệm ung thư máu khác thường được bác sĩ chỉ định là sinh thiết hạch bạch huyết. Sinh thiết hạch bạch huyết là một thủ thuật nhỏ để lấy mẫu hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư. Loại sinh thiết này thường được sử dụng để xác định ung thư hạch bạch huyết hoặc một số loại ung thư khác.

Đối với thủ thuật này, bạn sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân (một số ít trường hợp). Bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ hạch bạch huyết ung thư hoặc chỉ loại bỏ lõi của hạch bạch huyết với sự trợ giúp của siêu âm và chụp CT.

Các xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán loại ung thư máu, như ung thư hạch bạch huyết, cũng như kiểm tra các triệu chứng của bệnh.

Một số loại xét nghiệm hình ảnh bác sĩ có thể chỉ định như:

  • Chụp CT. Thực tế, chụp CT không phải là xét nghiệm thông thường cho bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu cụ thể, như sưng gan hoặc lách, bạn có thể cần chụp CT.
  • Chụp MRI. MRI giúp bác sĩ quan sát những phần mô mềm để kiểm tra xem có bất cứ tổn thương nào không. Ngoài ra, MRI sử dụng sóng vô tuyến, không phải tia X, nên sẽ không làm cản trở đến quá trình điều trị bệnh.
  • Chụp PET. Bác sĩ thường đề nghị chụp PET nếu bạn bị sưng hạch bạch huyết.
  • X-quang. Thủ thuật này giúp bác sĩ quan sát rõ hơn các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như xương. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần chụp X-quang ở lần chẩn đoán đầu tiên để kiểm tra nhiễm trùng và các vấn đề về ngực. Bên cạnh đó, những người bị u tủy có thể cần chụp X-quang nhiều lần để kiểm tra xương.
  • Siêu âm. Siêu âm có thể cung cấp thêm thông tin về tình trạng của bạn, chẳng hạn như kích thước lá lách thường phì đại nếu bạn bị ung thư hạch. Siêu âm cũng giúp bác sĩ nhìn thấy các hạch bạch huyết trong quá trình sinh thiết.

Bạn có thể xem thêm: 6 dấu hiệu của bệnh bạch cầu ở phụ nữ

Xét nghiệm giúp xác định giai đoạn, phân loại và nguy cơ

Sau khi xác định loại ung thư máu mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiến triển của bệnh và tiên lượng sống. Tất cả các thông tin này giúp họ tìm ra phương pháp điều trị nào phù hợp nhất cho bạn.

Những xét nghiệm giúp xác định giai đoạn, phân loại và nguy cơ mắc bệnh ung thư máu có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu – để kiểm tra chức năng của các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận và tuyến giáp, cũng như bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào (ví dụ: viêm gan có thể ảnh hưởng đến một số phương pháp điều trị ung thư máu nhất định).
  • Xét nghiệm hình ảnh (đặc biệt nếu bạn bị ung thư hạch) để xem ung thư phát triển như thế nào.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể giúp các bác sĩ tìm ra loại điều trị nào có thể phù hợp nhất với bạn.

Để kết quả điều trị ung thư máu tốt và kéo dài cuộc sống, bạn cần thường xuyên làm tầm soát và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 bài tập thể dục chuẩn bị cho mẹ bầu chuyển dạ

(85)
Những bài tập thể dục chủ yếu tập trung vào các cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì vậy các bài tập này giúp cho quá ... [xem thêm]

8 bài tập đơn giản giúp bạn chạy bộ khỏe hơn

(29)
Bài tập chạy bộ giúp bạn đốt calo và cải thiện sức khỏe mà lại không nhất thiết phải đến phòng gym. Nếu muốn chạy bộ khỏe hơn, bạn cần kết hợp ... [xem thêm]

Điều trị ung thư vú bằng hóa trị, những điều bạn cần biết

(59)
Bình thường, những tế bào trong cơ thể bạn lớn lên và chết đi theo một chu trình được kiểm soát chặt chẽ. Nếu những tế bào này sinh ra và lớn lên một ... [xem thêm]

Những điều cần biết về sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

(70)
Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. ... [xem thêm]

Biến chứng bệnh tiểu đường: đau và loét chân

(61)
Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng đối với bệnh nhân và một trong số đó là tình trạng đau và loét chân. Tất cả bệnh nhân ... [xem thêm]

Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

(55)
Phụ nữ mãn kinh không những dễ bốc hỏa, giảm ham muốn chuyện ấy mà còn có nguy cơ bị trầm cảm. Thậm chí, đây có thể xem là một giai đoạn “ẩm ... [xem thêm]

Nuôi dạy con khi đến tuổi biết chạy sao cho tốt?

(66)
Chăm sóc bé cưng là một công việc rất hạnh phúc nhưng cũng không kém phần mệt mỏi. Thế nhưng, ba mẹ có thể giảm bớt những áp lực này thông qua một số ... [xem thêm]

Teo âm đạo

(12)
Tìm hiểu chungTeo âm đạo là gì?Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Teo âm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN