Nuôi dạy con khi đến tuổi biết chạy sao cho tốt?

(4.34) - 66 đánh giá

Chăm sóc bé cưng là một công việc rất hạnh phúc nhưng cũng không kém phần mệt mỏi. Thế nhưng, ba mẹ có thể giảm bớt những áp lực này thông qua một số hoạt động đơn giản. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về những hoạt động này nhé.

Sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, cuối cùng mẹ đã nhìn thấy bé cưng của mình. Đó là một giây phút cực kỳ hạnh phúc nếu chưa từng làm cha làm mẹ thì không thể hiểu được.

Tuy nhiêu, sau sự vui mừng, hân hoan khi đón chào bé cưng thì việc chăm sóc bé sẽ khiến nhiều bà mẹ cảm thấy bối rối. Những tháng đầu, mẹ là người gắn bó với bé nhiều nhất. Do đó, cách mà mẹ kết nối với bé trong những tháng này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ, trí thông minh, tư duy logic và tình cảm của bé.

Để tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời này, mẹ và bé có thể tham gia những hoạt động dưới đây:

  • Đi chơi với bé

  • Ba mẹ hãy dành thời gian để đưa bé đi chơi. Ba mẹ không cần phải đưa bé đi quá xa mà đơn giản chỉ là đến một công viên gần nhà để nghỉ ngơi.

    • Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được không khí trong lành và gần gũi với thiên nhiên hơn.
    • Mặc dù bé vẫn còn nhỏ nhưng bé có thể cảm nhận được môi trường xung quanh và nhìn thấy những đứa bé khác đang chơi.
    • Đây cũng một cách tốt để thay đổi thói quen hàng ngày của ba mẹ và bé.
  • Âm nhạc

  • Tất cả trẻ nhỏ đều thích âm nhạc. Giai điệu nhẹ nhàng của các bài hát sẽ làm tăng trí nhớ và phát triển các chức năng của não.

    • Cho bé nghe các thể loại nhạc khác nhau khi bé thức để xác định xem bé thích thể loại nhạc nào và không thích thể loại nào.
    • Một số bài hát có thể khiến bé vui tươi, năng động hơn trong khi có một số bài sẽ khiến bé buồn ngủ.
    • Mẹ nên nghe nhạc cùng với bé. Bên cạnh đó, sự âu yếm và âm thanh của mẹ cũng khiến bé dễ chịu hơn.
    • Âm nhạc không chỉ làm cho bé hạnh phúc mà còn giúp mẹ bình tĩnh.
  • Ghi lại quá trình phát triển của bé

  • Mỗi khoảnh khắc của bé là duy nhất và không bao giờ trở lại, vì vậy hãy trân trọng từng ngày.

    • Ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt của bé bằng hình ảnh hoặc video.
    • Sử dụng những phụ kiện khác nhau để làm bé xinh hơn.
    • Cho bé mặc một loại quần áo đặc biệt, đổi một kiểu tóc khác. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của bé.
    • Cùng làm điều này với người bạn đời và người thân trong gia đình. Bạn sẽ không thể tưởng tượng cả bố mẹ và bé sẽ thích thú như thế nào khi xem lại những bức ảnh này khi lớn lên đâu.
  • Chơi giả bộ

  • Đó là một trò chơi tuyệt vời để chơi với bé.

    • Khi bé thức dậy, bạn hãy đặt bé nằm cạnh mình và dùng giọng nói, giáng điệu, cử chỉ để nói chuyện với bé.
    • Thay đổi giọng nói của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên về cách bé phản ứng với hành động này đấy. Điều này sẽ giúp gia tăng sự chú ý của bé. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp bé nhận thức được ngôn ngữ sớm và là một cách để thắt chặt tình cảm của cha mẹ và bé.
  • Chơi trốn tìm

  • Chơi trốn tìm với bé nhưng không phải theo cách thông thường.

    • Lấy bàn tay hoặc vải che mặt lại.
    • Gọi tên bé hoặc tạo ra tiếng ồn.
    • Bé sẽ nhận ra giọng nói của bạn và cố gắng tìm nơi phát ra.
    • Hoạt động này sẽ làm tăng sự nhanh nhẹn của bé. Khi bé tìm thấy bạn, hãy ôm và vỗ về bé. Điều này sẽ làm cho tình cảm giữa cha mẹ và bé khăng khít hơn.
    • Tuy nhiên, bạn đừng trốn quá xa bé nhé, hãy giữ khoảng cách để ba mẹ có thể đỡ bé nếu lỡ bé bị té khỏi giường hoặc bị thương.
  • Các hoạt động phối hợp

    • Treo những đồ chơi đầy màu sắc trên giường hoặc nôi của bé. Những món đồ chơi này khi chạm vào phải phát ra âm thanh nhẹ nhàng, thay đổi hình dạng hoặc phát sáng.
    • Cho bé cầm những đồ chơi bằng tay hoặc chân để bé thấy được sự thú vị của chúng.
    • Với hoạt động này, bé sẽ tự học được cách phối hợp giữa tay, mắt và ngón chân.
  • Kích thích các giác quan

  • Hãy để bé cảm nhận mọi thứ.

    • Không làm một hoạt động quá nhanh.
    • Nếu mẹ đang tắm cho bé, hãy để bé vui chơi với nước.
    • Nếu mẹ cho bé bú, hãy để bé tự chạm vào bình.
    • Điều này giúp bé cảm nhận được nhiều thứ khác nhau.
    • Ngoài ra, đây còn cách để giúp bé phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần.
  • Giới thiệu những điều mới

  • Giống như người lớn, bé cũng thích khám phá những điều mới lạ.

    Ẵm bé đi khắp nhà và cho bé thấy những thứ không nguy hiểm. Để bé nhìn vào đồ vật đó và chạm vào chúng. Điều này sẽ giúp bé thoải mái hơn và cũng là cách để phát triển trí nhớ.

  • Đọc truyện

  • Tuy bé vẫn còn quá nhỏ để hiểu được những câu chuyện mà bạn kể cho bé, tuy nhiên điều này vẫn rất cần thiết.

    Dùng điệu bộ, cử chỉ để kể chuyện cho bé. Bạn hãy chạm vào ngón chân, ngón tay, bụng để xem phản ứng của bé như thế nào. Ba mẹ có thể áp dụng phương pháp này khi thay quần áo cho bé để thay đổi sự chú ý của bé.

  • Thử một vài vũ điệu

  • Chắc chắn bé không thể nhảy nhưng giai điệu của âm nhạc có thể tác động đến bé.

    • Ẵm bé và nhảy một vài vũ điệu đơn giản.
    • Bố mẹ hãy cẩn thận với cổ của bé và luôn để một bàn tay ở vị trí này.
    • Hoạt động này chắc chắn sẽ làm cho cả ba mẹ và bé đều thích thú.

    Khi mẹ và bé cùng nhau thực hiện những hoạt động này, bé sẽ học nhanh hơn và tình cảm giữa ba mẹ và bé cũng được thắt chặt. Tuy nhiên, nếu bé không thích những hoạt động này, hay quấy khóc, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để xin ý kiến nhé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    6 hành vi không tốt của con mà bạn không thể ngó lơ

    (17)
    Cuộc sống bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh không có thời gian quan tâm đến con cái. Tuy nhiên, có 6 vấn đề hành vi nhỏ ở con mà bố mẹ không thể bỏ ... [xem thêm]

    Đối phó với chứng nín thở tạm thời ở trẻ

    (18)
    Nhiều trẻ có thể khiến bố mẹ chúng hốt hoảng cực độ vì chứng nín thở tạm thời, một tình trạng rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân của ... [xem thêm]

    8 tác hại của stress đến sắc đẹp, làm sao để khắc phục?

    (39)
    Dưới đây là 8 dấu hiệu chỉ ra tác hại của stress cho sắc đẹp của bạn. Và quan trọng hơn hết, Hello Bacsi sẽ giúp bạn biết 8 cách có thể thực hiện để ... [xem thêm]

    10 cách ngăn ngừa chứng đau nửa đầu vô cùng hiệu quả

    (96)
    Theo Tổ chức Nghiên cứu Migraine, khoảng 39 triệu người Mỹ mắc chứng đau nửa đầu. Nếu bạn cũng mắc chứng bệnh này, bạn sẽ biết một số triệu chứng ... [xem thêm]

    Những thói quen tai hại hủy diệt hệ miễn dịch của bạn

    (46)
    Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của bạn. Tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình luôn rửa tay cẩn thận, không tiếp ... [xem thêm]

    Lượng đường trong máu nói gì về sức khỏe của bạn?

    (88)
    Đường huyết hay glucose máu là lượng đường có ở trong máu và theo máu vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng. Cần giữ ... [xem thêm]

    Cơn ngủ kịch phát

    (26)
    Định nghĩaCơn ngủ kịch phát là bệnh gì?Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và ... [xem thêm]

    Rung lắc con, tưởng là đùa lại gây nguy hiểm

    (95)
    Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN