Biến chứng bệnh tiểu đường: đau và loét chân

(3.78) - 61 đánh giá

Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng đối với bệnh nhân và một trong số đó là tình trạng đau và loét chân. Tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ cao bị đau và loét chân.

Loét chân là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở ngón chân cái và hõm chân. Loét do các mô da bị phá vỡ gây ra và để lộ các lớp bên trong. Những vết loét này có thể ảnh hưởng đến tận xương chân.

Tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ bị loét và đau chân. Bạn cần chăm sóc bàn chân tốt để ngăn ngừa các biến chứng này, nếu không bạn có thể phải cắt chi nếu vết loét nhiễm trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị biến chứng do tiểu đường thích hợp. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy đau chân hay khó chịu để đảm bảo vấn đề không nghiêm trọng.

Những ai thường mắc phải các biến chứng của bệnh tiểu đường?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét và tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có nguy cơ mắc biến chứng này. Loét chân do tiểu đường phổ biến nhất ở nam giới lớn tuổi. Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ loét chân bao gồm:

  • Mang giày dép chất lượng kém hoặc không vừa với chân;
  • Uống rượu;
  • Bệnh về mắt do tiểu đường gây ra;
  • Bệnh tim;
  • Bệnh thận;
  • Béo phì;
  • Hút thuốc lá (ức chế lưu thông máu).

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn có thể chữa khỏi loét nếu phát hiện bệnh sớm. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách nếu bị đau chân. Nếu chần chừ, khả năng nhiễm trùng càng tăng và bạn có thể phải đoạn chi.

Tại sao bạn bị loét chân?

Nguyên nhân phổ biến nhất của biến chứng loét chân do tiểu đường bao gồm:

  • Tuần hoàn máu kém;
  • Đường trong máu cao (tăng đường huyết);
  • Tổn thương dây thần kinh;
  • Chân bị kích ứng hoặc bị thương.

Tuần hoàn máu kém là một dạng bệnh khiến máu không chảy hiệu quả tới chân. Bệnh này là nguyên nhân gây ra loét chân và làm vết loét khó lành hơn.

Mức đường trong máu cao (đường huyết tăng) có thể làm chậm quá trình chữa trị loét chân, vì vậy bạn cần phải kiểm soát lượng đường huyết cẩn thận. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 sẽ khó chống lại nhiễm trùng hơn.

Nếu bạn bị tiểu đường thời gian dài sẽ làm tổn thương thần kinh, dẫn đến mất cảm giác bàn chân (bệnh thần kinh). Ban đầu, bạn có thể cảm thấy ngứa ran và đau đớn khi dây thần kinh bị tổn thương. Qua thời gian, tổn thương thần kinh sẽ làm giảm độ nhạy cảm của bạn, dẫn đến vết thương lở loét mà không gây ra đau đớn.

Một trong những dấu hiệu loét đầu tiên là rỉ mủ ở khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khối u nhưng không gây đau đớn.

Khi bạn bị tiểu đường, da sẽ khô, chân dễ nứt. Ngoài ra, các vết chai, vết sần và các vết thương chảy máu cũng có thể xuất hiện.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng lở loét chân như thế nào?

Khi vết loét lành lại, bạn nên để chân nghỉ ngơi và làm theo kế hoạch điều trị. Hãy kiên nhẫn, loét chân do tiểu đường có thể mất đến vài tuần mới lành lại. Bệnh nhân loét chân do tiểu đường thường phải nhập viện lâu hơn so với các biến chứng khác liên quan đến bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị loét chân?

Bạn nên để chân nghỉ ngơi để giảm đau, loét và giảm tải cho chân. Phương pháp này rất hữu ích đối với các dạng loét chân do tiểu đường. Áp lực từ đi bộ có thể làm nhiễm trùng trầm trọng thêm và khiến vết loét mở rộng. Thừa cân sẽ làm bạn thêm áp lực, đây có thể là nguyên nhân gây đau chân liên tục.

Bác sĩ có thể khuyên bạn mang vài thứ nhất định để bảo vệ bàn chân:

  • Giày dành riêng cho người tiểu đường;
  • Băng bột;
  • Niềng chân;
  • Ván ép;
  • Lót giày để ngăn chặn sần và chai chân.

Bác sĩ sẽ giúp bạn chữa khỏi bệnh loét chân bằng cách loại bỏ da chết và tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc vật lạ gây ra loét (mở ổ).

Nhiễm trùng là biến chứng nặng của loét chân và cần phải điều trị ngay lập tức. Bạn không thể điều trị tất cả nhiễm trùng theo cùng một cách. Bác sĩ sẽ lấy mô xung quanh vết loét và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định thuốc kháng sinh giúp điều trị bệnh. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chụp X-quang để tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng xương. Bạn có thể ngăn chặn nhiễm trùng vết loét bàn chân bằng các cách sau:

  • Dùng chậu rửa chân;
  • Khử trùng khu vực xung quanh da;
  • Thay băng thường xuyên để giữ cho vết loét khô;
  • Điều trị bằng enzyme;
  • Dùng băng chứa alginat canxi (ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn).

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng loét chân không?

Theo Hiệp hội y tế Hoa Kỳ, có đến 14-24% người Mỹ phải cắt chân do loét từ tiểu đường. Do đó, bạn cần phải chăm sóc phòng ngừa bệnh hết sức cẩn thận và quản lý đường huyết để ngăn ngừa loét. Bạn sẽ có nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường thấp khi lượng đường trong máu ổn định. Bạn cũng có thể ngăn ngừa các vấn đề về chân do tiểu đường bằng cách:

  • Rửa chân mỗi ngày;
  • Giữ chân khô và dưỡng ẩm cho chân;
  • Thay vớ thường xuyên;
  • Đến bác sĩ để loại bỏ vết sẹo và sần;
  • Mang giày vừa vặn.

Một thách thức nữa là ngăn chặn loét chân tái phát sau khi điều trị vì mô sẹo còn dư có thể bị nhiễm trùng nếu khu vực loét này trở nặng. Giải pháp là bác sĩ có thể khuyên bạn nên mang giày dành riêng cho người tiểu đường.

Bạn có thể quan tâm các bài viết sau:

  • Lựa chọn giày cho người mắc bệnh tiểu đường
  • Bài tập giãn cơ và thăng bằng cho người bệnh tiểu đường
  • Bệnh tiểu đường: nguy cơ chính dẫn đến bệnh thận
  • Mối tương quan giữa đột quỵ và bệnh tiểu đường

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn ngưng thở khi ngủ

(61)
Tìm hiểu chungRối loạn ngưng thở khi ngủ là bệnh gì?Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn hộp đựng thức ăn an toàn cho sức khỏe

(80)
Hộp đựng thức ăn là một vật dụng không thể thiếu khi bạn mang cơm trưa theo ăn khi đi học, đi làm hay đi picnic. Các hộp này ảnh hưởng trực tiếp tới ... [xem thêm]

4 cách trẻ mãi không già giúp bạn luôn sống khỏe

(83)
Chế độ ăn kiêng hay các bài tập giữ gìn vóc dáng là những cách mang lại cho chúng ta sự tự tin và sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn mình vẫn ... [xem thêm]

Bật mí 3 trò chơi giúp tăng trí nhớ cho con yêu

(49)
Tuy toán học là một môn học khó nhưng lại rất thú vị với trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào cách mà bạn mang các con số đến với trẻ, con sẽ yêu thích môn học này ... [xem thêm]

Muốn đôi mắt đẹp? Hãy tránh xa tia cực tím!

(98)
Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, không chỉ da mà cả đôi mắt của bạn cũng sẽ bị tổn hại. Vùng da quanh mắt (bao gồm cả mí mắt) là một trong ... [xem thêm]

Hội chứng tiền kinh nguyệt

(46)
Định nghĩaHội chứng tiền kinh nguyệt là gì?Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của ... [xem thêm]

15 dấu hiệu ung thư thường thấy ở phái mạnh (Phần 2)

(61)
Nam giới thường hiếm khi kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, dù có lối sống lành mạnh cũng không đảm bảo phòng ngừa các căn bệnh ung thư ở nam giới một cách ... [xem thêm]

Tìm hiểu bí quyết ăn uống trước và sau khi tập luyện

(54)
Chúng ta thường cho rằng nếu kết hợp chế độ ăn uống bình thường với việc tập gym thì vẫn khiến cơ thể phát phì. Tuy nhiên, nếu bạn tập gym quá sức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN